bạn nào giúp tớ câu này với

T

thannonggirl

Bệnh thành tích là một căn bệnh thường gặp nhưng khó chữa trong xã hội Việt Nam hiện tại, nó không nguy hiểm chết người mà chỉ làm người ta sống mà như chết, bản thân mình không còn là mình nữa.
Căn nguyên của bệnh có lẽ bắt nguồn từ sự thụ động, cứng nhắc và thích phô trương. Đã một thời gian dài chúng ta sống theo khẩu hiệu, học theo sách giáo khoa và làm theo chỉ đạo hay theo cung cách chung nào đó. Người ta ít nghĩ đến tính hợp lý, hiệu quả mà nghĩ nhiều đến " hợp lệ" không mấy ai dám nghĩ theo lối riêng, làm theo cách riêng, phát huy tính sáng tạo trong công việc của mình. Trong công việc, nhiều lúc thước đo còn chung chung chi sự, đề cao đạo đức, bằng cấp, thành tích, công trạng đã đạt được mà quên đi rằng nếu không có năng lực thì *** nát + tích cực = phá hoại, không phải anh từng làm được một việc tốt thì việc gì anh cũng tốt cả - ai cũng có sai lầm. Đối với một câu nói, một việc làm không nên chú tâm vào ai nói, ai làm mà nên tập trung nhiều hơn vào kết quả công việc.
Bệnh thành tích khiến cho chúng ta nói và làm không xét đến hiệu quả mà chỉ hướng tới tiêu chuẩn hiện thời để đạt học sinh giỏi, công nhân viên giỏi, lãnh đạo giỏi, đơn vị giỏi, thậm chí bất chấp thủ đoạn để có được những danh hiệu đó.
Ta quên đi rằng cuộc sống vận động không ngừng, các tiêu chí thành tích thường đã lỗi thời, huống hồ nhiều khi ta mới chỉ nhìn vào hình thức của thành tích mà chưa đi sâu vào nội dung của nó, giả dối lừa người lừa mình đến một lúc nào đó ta không biết ta là ai, ta là thành tích hay thành tích đó là ta. Bản ngã của con người bị đánh mất tự lúc nào không hay biết.
Người giáo viên chạy theo thành tích để học trò yếu kém cứ mặc nhiên lên lớp mà không ý thức được mình còn nhiều kém cỏi để cố gắng bù đắp lỗ hổng kiến thức. Từ đó họ trở thành những công dân " thiếu hụt" cung cấp cho xã hội năng lực làm việc thiếu hụt, đạo đức méo mó, ý thức pháp luật, ý thức hành vi thiên lệch. Nhiều công dân như thế tạo thành xã hội rối ren, bất ổn, chậm tiến, thậm chí thụt lùi.
Người cán bộ quản lý chạy theo thành tích đưa tập thể nhân viên đến tình trạng làm việc chống đối, giả tạo. lãi giả, lỗ thật, làm sai lệch định hướng phát triển của tổ chức.
Người làm xây dựng chạy theo thành tích về tiến độ và giá trị bỏ thầu dẫn đến các công trình kém chất lượng, thậm chí thảm họa như các vụ sập nhà chung cư, sập cầu, hỏng đường gây tai nạn chết bao người....
Nhớ cảm ơn và nhấn đúng cho mình nha bạn!!
 
Last edited by a moderator:
H

hhtthanyeu

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không thể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng...Chứ không phải là mầm mống từ những cái bệnh thành tích dối lừa kia.
Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, không hiểu sao cứ đến kì thi lại có không ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...
Không thể để khối u nhọt- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Nguồn: Yahoo
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom