bạn nào có đề thi hk 2 môn văn hk

T

thinhrost1

Kham khảo nhé :)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) - Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đềthi
Điền vào chỗ trống thích hợp hoặc khoanh tròn tr¬ước chữ cái có câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 (0,25đ): Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” có mấy lần kêu oan?
A. Hai lần. B. Ba lần. C. Bốn lần. D. Năm lần.
Câu2 ( 0,25đ): Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “Học thày không tày học bạn”
A. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.
B. Không coi trọng học bạn hơn học thầy.
C. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn.
D. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối t¬ượng học hỏi.
Câu 3 (0,25đ): Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn đ¬ược viết theo thể loại nào?
A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Tùy bút.
Câu 4 (0,25đ): Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt:
A. nhân bản. B. chân lí. C. vô song. D. bộ óc.
Câu 5 (0,25đ): Trong các câu sau, câu nào không là câu bị động?
A. Thuyền bị gió làm lật. B. Cha mẹ tôi sinh đ¬ược hai ng¬ười con.
C. Lan đư¬ợc khen là học giỏi. D. Tôi bị đánh hai roi.
Câu 6 (0,25đ): Trong các từ loại sau, từ nào không đ¬ược dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc?
A. Từ hô đáp. B. Từ tình thái. C. Quan hệ từ. D. Số từ.
Câu 7 (0,25đ): Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Khuyên nhủ. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Tranh luận, suy luận.
Câu 8 (0,25đ):. Nội dung giữa câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" có mối quan hệ gì với nhau khi khuyên ta trong học tập?
A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau. B. Trái ngư¬ợc nhau.
C. Gần nghĩa với nhau. D. Giống nhau.
B. PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) - Học sinh làm bài trên tờ giấy thi
Câu 1 (2đ): Em hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật sau khi học xong văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng)?
Câu 2 (1đ): Liệt kê là gì?
Câu 3 (5đ): Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".




 
C

conangkieusa

Bạn tham khảo nha

Câu 1: (2đ)
a, Thế nào là tục ngữ?
b, Chép thuộc long một câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu nội dung câu tục ngữ đó.
Câu 2: (1đ)
Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt dùng để làm gì?
Câu 3: (2đ)
Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động theo 2 kiểu khác nhau.
a, Một nhà sư vô danh đã xây dựng ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII
b,Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân
c, Thầy giáo phê bình em.
Câu 4: (5đ)
Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
 
Top Bottom