bạn nào biết giõi phân tích về truyện kiều vào đây giúp mình ^^ mình thank nhìu .Đang cấn gấp.

B

banhdaukute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

\oint_{}^{}1. em hãy viết 1 đoạn văn khoãng 20 dòng về bài thơ "chị em thuý kiều "của nguyễn du

2. em hãy nêu cãm nhận của mình về cãnh thuý kiều bị tú bà nhốt ỡ lầu ngưng bích. Từ đó em hãy nêu lên cãm xúc của mình về tấm lòng hiếu thão cũa thuý kiều.

3. "Em hãy cho ý kiến bình phẫm về hoạt cãnh mã giám sinh mua kiều của nguyễn du. Từ đó suy ra những đễm xấu của xã hội phong kiến.\oint_{}^{}



Mấy Bạn ơi giúp mình làm mấy câu này đi nha ai làm đc xin cám ơn. ^^







:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
T

thuyljnh

Mở đầu đoạn trích, tác giả viết : “ Đầu lòng hai ả… Thúy Vân”
Cách giới thiệu của nhà thơ thật tài tình, chỉ bằng hai câu lục bát người đọc hiểu được lai lịch, vai vế của hai chị em. Đó là hai người con gái xinh đẹp “tố nga” của gia đình Vương Viên Ngoại: Thúy Kiều là chị; Thúy Vân là em.
Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã gợi được mối thiện cảm cho người đọc “ Mai cốt cách…vẹn mười” / Đừng nghĩ rằng hễ bắt tay vào vẻ chân dung là người ta vẻ mặt, mắt, miệng …Ở Nguyễn Du, nhà thơ chú ý trước hết đến “ cốt cách” và “ tinh thần”. Bằng biện pháp đảo ngữ, kết hợp tương trưng và ẩn dụ người đọc hình dung vóc dáng thanh tao, mảnh dẻ duyên dáng và tâm hồn trong sáng tinh sạch của họ. vẻ đẹp của mỗi người đều có những nét riêng và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười”
Chân dung của Thúy Vân được nhà thơ miêu tả chỉ bốn câu “ Vân xem …màu da”
Ở bốn câu thơ người đọc thấy được sự miêu tả tinh tế và toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc đến nụ cười , tiếng nói và phong thái ứng xử. Nàng có khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn tươi sáng như vầng trăng tròn, lông mày thanh tú như nét mày ngài, miệng nàng cười tươi như đóa hoa mới nở, tiếng nàng thốt ra nhẹ nhàng đằm thắm trong trẻo như viên ngọc qúy sáng lấp lánh , tóc nàng là làn mây bồng bềnh nhẹ tênh trên nền trời xanh thắm, làn da mượt mà mịn màng tắng sáng. Bằng cách sử dụng sáng tạo những biện pháp có tính ước lệ, tác giả đã khắc họa một Thúy Vân thùy mị đoan trang phúc hậu, khiêm nhường…Một vẻ đẹp khiến cho mọi người kính nể, chấp nhận một cách êm đềm. Thật vậy, cười nói đoan trang trang là ngay thật, đúng mực, không quanh co châm chọc làm người ta phật lòng, Từ những thông điệp nghệ thuật” mây thua” , “tuyết nhường” Thúy Vân tất sẽ có một tương lai hạnh phúc, một cuộc sống yên vui.
Vân là vậy còn Kiều ? Bức chân dung của cô chị được nhà thơ khắc họa trong mười hai dòng thơ tiếp theo trên hai bình diện tài và sắc . Với Kiều nhà thơ vẻ : “ Kiều càng …kém xanh” / Nàng có đôi mắt sáng trong veo thăm thẳm như làn nước mùa thu . Cửa sổ tâm hồn Kiều là thế - là thăm thẳm những nỗi niềm chất chứa . Nét mày của đôi mắt ấy xanh tươi nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nàng làm cho hoa, liễu phải ghen hờn, nước thành nghiêng đổ. Đẹp như thế là tuyệt thế giai nhân trên đời kh6ng ai sánh bằng. rất khác và hơn hẳn vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Vân.
Có sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa “ Thông minh…não nhân”/ Tài của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê: tài thơ, tài họa, tài đàn , tài hát ca…tài nào cũng cũng siêu tuyệt . Đáng chú ý là các từ “vốn sẵn tính trời” , “ pha nghề, đủ mùi, ăn đứt”…làm cho tài nào cũng đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “ Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng buồn thảm đớn đau. Với sắc đẹp “ chim sa cá lặn” , rồi tài hoa trí tuệ thiên bẩm, một tâm hồn đa sầu đa cảm của nàng làm sao tránh khỏi sự hủy diệt của định mệnh nghiệt ngã . Cũng như đoạn tả Thúy Vân, đoạn tả Kiều chức năng dự báo còn phong phú và rõ rệt hơn : dự báo tấn bi kịch “ hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng.
Bốn câu thơ cuối của đoạn trích, Nguyễn Du kết luận lại phẩm hạnh của họ : “ Phong lưu…mặc ai” / Tuổi tuy đã đến độ lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương , lễ giáo “Êm đềm” chỉ tư thế đài các, “ mặc ai” là thái độ điềm tĩnh , cao giá của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ.
Cả vẻ đẹp lẫn tài năng của nhân vật tuy đều được vẽ rất khéo, bút pháp đa dạng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật trung đại với những đường nét ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng. Đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật là nhấn mạng nét này, bỏ qua nét kia làm hiện rõ hai bức chân dung , dự báo số phận về sau của mỗi người. nàng Vân rồi sẽ hưởng đầy hạnh phúc, còn nàng Kiều sẽ bị tạo hóa đố kị, ghen ghét. Đó là nghệ thuật “tả ý” tinh vi, thâm thúy của Nguyễn Du. Điều mà không một tác giả nào có thể vượt qua là mỗi nhân vật người đọc cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài hiểu được phẩm chật, đạo đức , tâm hồn họ, và đặc biệt là dự báo tương lai số phận về sau. Chính sự tài ti2ng đó Nguyễn Du được tôn vinh là “ bậc thầy của nghệt tả người”
 
T

thuyljnh

ý nghĩ đau đớn của Kiều về thân phận và tấm lòng hiếu thảo. Một tư tưởng đành phận chi phối hành động của nàng “ Hạt mưa sá nghĩ phận hèn/ Liều đem tất cỏ quyết đền ba xuân”
Tư tưởng này không phải của riêng Kiều mà là chung cho biết bao thân phận người phụ nữ phó mặc cuộc đời cho số phận may rủi như trong mấy câu ca dao “ Thân em như …ruộng cày”/ “ Thân em … vào vườn hoa” / Mấy câu thơ mở đầu đoạn trích đã khơi gợi một không khí chua sót khiến người đọc cảm nhận được toàn bộ cảnh mua người đau đớn đó.
Tiếp theo nhà thơ kẻ đến mua. Lời giới thiệu thật trang nhã “ Đưa người…vấn danh”/ Nhưng sự biểu hiện qua lời ăn tiếng nói của con người của nhân vật thì hoàn toàn trái ngược, cộc lốc, thiếu giáo dục “ Hỏi tên …cũng gần” / Mã Giám Sinh là học sinh trường Quốc Tử Giám – trường học lớn nhất kinh đô xưa nhưng ăn nói thì vô lễ thực chất là một kẻ vô học. Vừa gới thiệu lả mốt viễn khách thì bây giờ là cũng gần, thế nói dối, “tiền hậu bất nhất”.
Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng : “ Quá niên …bảnh bao” / “ Trạc ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, không còn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để râu nhưng đây lại chẳng có dáng mày râu. Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai chữ “ bảnh bao” là chỉ áo quần tử tế, chải chuốt, phẳng phiu. Có người nói “ bảnh bao” là từ dùng để chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn do đó nó mang hàm ý m** mai. Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của MGS cũng bị phủ định. Tuy nhiên, ca7u thơ cũng có thể hiểu một cách khác : mày râu nhẵn nhụi là được cắt xén t** tót, trai lơ, đi đôi với bộ cách bảnh bao ra dáng một chú rể.
Về hành vi, cử chỉ thì MGS càng thiếu văn hóa “ Trước thầy …sỗ sàng”/ “lao xao” là từ gợi tả âm thanh vang lên từi nhiều phía, lộn xộn l\không thứ tự: tớ thầy cùng nói, không ai nhường ai. “ ghế trên” là chỗ dành cho bậc trưởng gia , cao tuổi trong nhà, nay MGS đi hỏi vợ, bậc con cái lại dành ghế trên thật chướng mắt. Tóm lại, kẻ đi mua, dù được ngụy trang bằng danh hiệu “ giám sinh” nhưng bản chất vô học hèn hạ vẫn bọc lộ trọn vẹn.
Phần còn lại của đoạn tích , tả cảnh mua người thật hiếm có. Ở đây có kẻ mua người bán. Nhà thơ đã cực tả nỗi xót xanhu5c nhã của Kiều khi đem ra làm món hàng “ Nỗi mình …mặt dày” / “ Nỗi mình” là mối tình đối với Kim Trọng vẫn còn canh cánh. “ nỗi nhà” là việc cha, việc em bị hành hạ không thể không cứu. Hai nỗi đau chồng chéo đé nặng trong lòng. Cho nên mỗi bước đi của nàng làm rơi bao nhiêu hàng lệ : khóc cho mình , khóc cho tình, khóc cho cha và em. Ngoài nỗi đau và uất ức, Kiều còn có nỗi đau xót thẹn thùng. Một người con gái khuê các, nay ra chào khách, sao khỏi sượng súng xấu hổ. Nhà thơ dùng hình ảnh bông hoa với biện pháp ẩn dụ thật tái tình. Kiều ra với MGS ví như cành hoa đem ra ngoài sương gió. Cho nên “ ngại ngùng..” Vì sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng. Vì tự ví mình là hoa nên Kiều nhìn hoa mà thấy thẹn, tự thấy mình không xứng với hoa. Đó là tình cảm là đạo đức cao đẹp, thầm kín của Kiều mà chỉ mình Kiều cảm thấy.
Trong khi đó, thì bà mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng một đồ vật. Mụ vén tóc bắt tay cho khách xem; ép nàng làm thơ đánh đàn cho khách thấy mà không hề biết gì đến nỗi đau bên trong đang giày vò nàng :’ Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai” / Quả đúng là cảnh “ cành hoa đem bán cho phường lái buồn” hết sức đau xót. Khách xem xong hàng thì ngã giá “ cò kè…bốn trăm” / Giá mua bốn trăm là một con số không lớnmà người mua còn cò kè thêm bớt mất nhiều thời giờ. Từ đó người đọc cảm nhận được sự mua bán róng riết, chi li biết chừng nào! Câu thơ “ cò kè…hai” bộc lộ rõ nhất bản chất con buôn của MGS chứ không phải là người đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu. Tính toán của hắn hoàn toàn đặt ở tiền, chứ không đặt ở người.
Kết thúc cảnh mua bán là lời tổng kết chua chát của Nguyễn Du về sức mạnh của đồng tiền chi phối số phận con người: “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đạ vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của MGS qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc đẹp tài năng và nhân phẩm của người phụ nữ


cạnh mua bán rất thật ; bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa đậm nét ; phơi bày hết bản chất, địa vị , nỗi lòng của từng loại người. Đoạn thơ là tiếng khóc cho con người lương thiện, là một lời tố cáo công phẫn cháy bỏng.
 
R

ruoi_vip

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

I. VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
1. Đoạn trích nằm ở phần thứ 2 của tp phần gia biến và lưu lạc. Trước cảnh này là sự kiện Kiều phải bán mình chuộc cha, bị MGS và TÚ Bà lừa gạt làm gái lầu xanh. Kiều uất ức định tự vẫn, tú bà sợ mất món hời nên vờ hứa đợi kiều bình phục sẽ gã chồng cho nàng. Sau đó tú bà đưa Kiều đến ở lầu ngưng bích nhưng thực ra là giam lỏng nàng và chờ thực hiện 1 âm mưu mà mụ đối với Kiều
- còn tiếp theo đoạn này là Kiêuf bị sở khanh lừa gạt phải chấp nhận làm gái lầu xanh
- suy ra Đoạn trích nằm giữa 2 biến cố lớn của cuộc đời kiều, âm hưởng chung của đoạn thơ là sự bàng hoàng, cô dơn của nhân vật trong hoàn cảnh hiẹn tại; và cũng là dụe cảm đầy lo âu trc 1 tương lai bất đắc của kiều.
2. Đoạn thơ này cho ta thấy NT mt nội tâm nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND
3. Đoạn trích diễn tả sâu sắc tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của TK. Đồng thời qua đoạn trích này người đọc còn có thể cảm nhận đc sự đồng cảm sâu sắc của ND đối vớ số phận và cảnh ngộ của nàng kiều.
II. NT MT, KHẮC HOẠ NỘI TÂM NHÂN VẬT QUA BÚT PHÁP TẢ CẢNH NGỤ TÌNH CUẢ ND
1. Đó là 1 trong n~ thành công đặc sắc nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
2. bút pháp tả cảnh ngụ tình:
- Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng của nhân vật, cản ko chỉ là bức tranh tâm trạng làm cho cảnh và tình thấm đượm và chuyển hoá lẫn nhau. Qua cảnh để thấy đc cảm nhậ đc tâm trạng của nhân vật vì tâm trạng có cảnh ấy.
3. Những thành công của ND về mặt NT trong đoạn trích này: ND còn mt nội tâm nhân vật TK. Thông qua ngôn ngữ độc thoại của nhân vật mà ND còn sử dụng tài tình mối quan hệ giữa ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật. CỤ thể hoá các trạng thái của tâm trạng nhân vật.
4. Kết cấu đoạn trích.
- chia làm 3 fầm:+ 6 câu đầu: thiên nhiên trc lầu NB và cảnh ngộ, tâm trạng bẽ bàng và tâm trạng cô đơn của Kiều
- 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ của Kiều dành cho KT và cha mẹ
- 8 câu cuối: Là tâm trạng buồn đau, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật xung quanh.
- Suy ra nhận xét: Kết cấu này tương đối hợp lí, chứng tỏ sự am hiểu tâm lí, tình cảm con người của ND. Đồng thời nó góp phần diễn tả sâu sắc nỗi buồn đau, cô đơn, lo âu , bế tắc của Kiều
5. 6 câu thơ đầu:
- thiên nhiên trong sáu câu thơ này đó là 1 thiên nhiên: rộng lớn, mênh mông, hoang vắng---- được nhìn từ cảnh ngộ của Kiìêu.”khoá xuân “ --- bị giam lỏng – tài hoa
- “vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung” --- tạo ra cảm giác bất ngờ --- K/C ko gian đc đo bằng tâm lý nhân vật ---- diễn tả đc 2 điều
+ trăng vốn xa nay lại gần, núi gần lại xa---gợi lên hình ảnh của lầu NB như chơi vơi giữa mênh mông đất trời.
+ Từ lầu NB Kiều chỉ nhàin ta tứ phía chỉ thấy 1 ko gian mênh mông”bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”--- ko có bóng người chỉ có n~ dãy núi mờ xa và có bụi mờ của n~ cồn cát và ko gian ấy gắn với thiên nhiên ấy xuất hiện 2 tính từ: cát vàng, bụi hồng vậy mà thiên nhiên ấy ko ấm áp hơn, ko rực rỡ hơn, ko sinh động hơn. Ngược lại màu sắc âý đi với ko gian ấy lại đánh thức trong lòng người cái cảm giác trôi dạt, bơ vơ của kẻ tha phương gữa mênh mang trời đất.
- thiên nhiên vốn hoang vắng ko bóng người nghĩa là lòng ngừơi hoang vắng, điều đó gợi lên 1 cảm giác trơ chọi, cô dơn, bé nhỏ của Kiều trc thiên nhiên ấy. Nói cách khác chính cảnh ngộ bẽ bàng của Kiều đã khiêếnKiều thấy thiên nhiên mà sao lạnh lùng, sao mà hững hờvới thân phận chua xót của mình.
- Trong ko gian ấy cảnh ngộ bẽ bàng của Kiều, tâm trạng buồn tủi và cô dơn của Kiều càng đc tô đậm. Làm bạn với nàgn chỉ có “mây sớm, đèn khua”, cái cụm từ này nó gợi thức thời gian, nó diễn tình cảnh đơn lẻ, thui thủi 1 mình của Kiều người đọc có cảm giác như bị tách biệt khỏi thế giới của con người.
4. Tám câu tt
diễn tả nỗi thương nhớ của Kiều dành cho chàng Kim và cha mẹ. Trong nỗi coo đơn đến buồn thảm của mình. Đặc sắc NT của ND thể hiện ở 8 câu thơ này là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
- Ở tám câu thơ này ND đã khéo léo để Kiều nhớ KT trc nhớ chan mẹ sau. Nỗi thương nhớ theo trật tự ấy hợp lí ở chỗ:
+ trước đó trong cơn gia biến Kiều đã phải hi sinh tình để làm trọn chữ hiếu nàng đã chọn chữ hiếu, tự nguyện hi sinh tuổi xuân , ước mơ của mình để cứu gia đình nhưng sâu thẳm trong trái tim nàng chữ tình vẫn luôn dang dở.
+ Chứng tỏ cái am hiểu của ND về tc và quý luật tâm lý của con người(cụ thể hơn là tuổi trẻ).
- điều đáng quý ở đây là: trong hoàn cảnh cô dơn, bẽ bàng vậy mà ko xót thương cho mình mà lại hướng long thương nhớ tới người thân ----- đó chính là đức hi sinh, lòng vị tha, sự chung thuỷ và lòng hiếu thảo của Kiều--- đây chính là nét đẹp tâm hồn của Kiều --- gián tiếp ngợi ca của ND đã dành cho nàng Kiều
- Nhớ KT, thấu hiểu tâm trạng của KT bằng ngôn ngữ độc thoại của chính Kiều ----- Kiều hiẻu KT bằng chính nỗi thương nhớ mà Kiều dành cho KT.
nhớ kim trọng là nàg nhớ tới:+ Lời thề nguyện dưới trăng
+ nhớ và thương cảnh ngộ của KT
Suy ra từ nỗi nhớ KT mà kiều nhớ về mình. Kiều tự xem mình là người đang ở chân trời, góc bể bơ vơ. “tấm son”--- Khẳng định trời, góc bể vơ vơ. Tấm son ---- khẳng định tấm lòng chung thuỷ mà kiều dành cho chàng Kim.
----- Lời than--- Kiều bị vùi dập, ko bít khi nào có thể gột rửa.
- Kiều nhớ cha mẹ --- đc diễn tả qua mấy cách nói uớc lệ và sách vở quen thuộc của người xưa --- cái mới ở đây là nỗi thổn thức, xót xa của Kiều
+ ân hận
+ nhớ ơn

5. 8 câu thơ cuối
Là thành công của ND về bút pháp tả cảnh ngụ tình. Cảnh ở 8 câu thơ cuối hoàn toàn # với cảnh 6 câu thơ đầu, nó ko còn là cảnh mây sớm đèn khua, núi đồi hoang văng, cát vàng, bụi hồng mà là mặt biển, cảnh biển mênh mông lúc chiều về. Cái # thứ 2 là trạng thái cảm xúc của nhân vật. Koá đến 4 cụm từ”buồn trông” đặt ở đầu câu mở ra 4 cặp lục bát và đó là 1 nỗi bùn chất chứa tầng tầng , lớp lớp trong tâm hồn của Kiều. 8 câu thơ này là lời giải bày của Kiều với trời, với biển. Tâm trạng của Kiều đồng hành cùng cảnh vật. Ở đây là cảnh thực mà cũng là n~ hình ảnh ẩn dụ về kiếp người. Tất cả n~ cảnh ấy gõ cửa và tâm hồn Kiều mở ra đồng điệu để từ đó nỗi bất hạnh của con người vang lên đau đớn, xót xa, bế tắc và vô vọng.Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh là như vậy.
- Buồn trông --- 4 cảnh, cảnh nào cũng buồn
- buồn trông --- lặp lại --- nhấn mạnh tâm trạng-- tất cả hình ảnh lọt vào tầm nhìn của Kiều đều mang 1 nét nghĩa giống nhau : buồn thảm, trôi dạt, vô định.
- Cái biến đổi của tâm trạng --- tầm nhì, hướng nhìn của Kiều---- nhìn về 4 hướng --- ở ngã nào cũng là nỗi buồn, ở ngã nào Kiêề cũng pải đối diện với nỗi buồn. Nỗi buồn như kéo dài ra, triền miên và ko koá điểm dừng.
- Âm thanh duy nhất trong đoạn trích, tiếng vọng từ chính nội tâm của Kìêu--- bế tắc của Kiều
- Ẩn chứ đằng sau đệp khúc nỗi bùn về tâm trạng, về thân fận là n~ câu hỏi---- hỏi để cảm nhận rõ hơn thân fận nổi trôi và lạc loài của mình, n~ câu hỏi có thể vang lên từ chính tâm hồn kiều.
=--- Ngôn ngữ tg hoà vào ngôn ngữ nhân vật--- tấm long cảu ND dành cho n~ người tài hoa bạc mệnh--- 1 nét sâu sắc trong cảm hứng nhân đạo của kìêu


đọc để hiểu bài này ko sát với đề
 
R

ruoi_vip

/ MỞ BÀI :
Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình trạng bị chà đạp đó là cảnh mua bán người thật thương tam trong truyện. “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp.
II/ THÂN BÀI:
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn quyết định bán mình của Kiều và âm hưởng của quyết định đó. Quyết định được giới thiệu dưới hình thức ý nghĩ đau đớn của Kiều về thân phận và tấm lòng hiếu thảo. Một tư tưởng đành phận chi phối hành động của nàng “ Hạt mưa sá nghĩ phận hèn/ Liều đem tất cỏ quyết đền ba xuân”
Tư tưởng này không phải của riêng Kiều mà là chung cho biết bao thân phận người phụ nữ phó mặc cuộc đời cho số phận may rủi như trong mấy câu ca dao “ Thân em như …ruộng cày”/ “ Thân em … vào vườn hoa” / Mấy câu thơ mở đầu đoạn trích đã khơi gợi một không khí chua sót khiến người đọc cảm nhận được toàn bộ cảnh mua người đau đớn đó.
Tiếp theo nhà thơ kẻ đến mua. Lời giới thiệu thật trang nhã “ Đưa người…vấn danh”/ Nhưng sự biểu hiện qua lời ăn tiếng nói của con người của nhân vật thì hoàn toàn trái ngược, cộc lốc, thiếu giáo dục “ Hỏi tên …cũng gần” / Mã Giám Sinh là học sinh trường Quốc Tử Giám – trường học lớn nhất kinh đô xưa nhưng ăn nói thì vô lễ thực chất là một kẻ vô học. Vừa gới thiệu lả mốt viễn khách thì bây giờ là cũng gần, thế nói dối, “tiền hậu bất nhất”.
Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng : “ Quá niên …bảnh bao” / “ Trạc ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, không còn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để râu nhưng đây lại chẳng có dáng mày râu. Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai chữ “ bảnh bao” là chỉ áo quần tử tế, chải chuốt, phẳng phiu. Có người nói “ bảnh bao” là từ dùng để chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn do đó nó mang hàm ý m** mai. Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của MGS cũng bị phủ định. Tuy nhiên, ca7u thơ cũng có thể hiểu một cách khác : mày râu nhẵn nhụi là được cắt xén t** tót, trai lơ, đi đôi với bộ cách bảnh bao ra dáng một chú rể.
Về hành vi, cử chỉ thì MGS càng thiếu văn hóa “ Trước thầy …sỗ sàng”/ “lao xao” là từ gợi tả âm thanh vang lên từi nhiều phía, lộn xộn l\không thứ tự: tớ thầy cùng nói, không ai nhường ai. “ ghế trên” là chỗ dành cho bậc trưởng gia , cao tuổi trong nhà, nay MGS đi hỏi vợ, bậc con cái lại dành ghế trên thật chướng mắt. Tóm lại, kẻ đi mua, dù được ngụy trang bằng danh hiệu “ giám sinh” nhưng bản chất vô học hèn hạ vẫn bọc lộ trọn vẹn.
Phần còn lại của đoạn tích , tả cảnh mua người thật hiếm có. Ở đây có kẻ mua người bán. Nhà thơ đã cực tả nỗi xót xanhu5c nhã của Kiều khi đem ra làm món hàng “ Nỗi mình …mặt dày” / “ Nỗi mình” là mối tình đối với Kim Trọng vẫn còn canh cánh. “ nỗi nhà” là việc cha, việc em bị hành hạ không thể không cứu. Hai nỗi đau chồng chéo đé nặng trong lòng. Cho nên mỗi bước đi của nàng làm rơi bao nhiêu hàng lệ : khóc cho mình , khóc cho tình, khóc cho cha và em. Ngoài nỗi đau và uất ức, Kiều còn có nỗi đau xót thẹn thùng. Một người con gái khuê các, nay ra chào khách, sao khỏi sượng súng xấu hổ. Nhà thơ dùng hình ảnh bông hoa với biện pháp ẩn dụ thật tái tình. Kiều ra với MGS ví như cành hoa đem ra ngoài sương gió. Cho nên “ ngại ngùng..” Vì sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng. Vì tự ví mình là hoa nên Kiều nhìn hoa mà thấy thẹn, tự thấy mình không xứng với hoa. Đó là tình cảm là đạo đức cao đẹp, thầm kín của Kiều mà chỉ mình Kiều cảm thấy.
Trong khi đó, thì bà mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng một đồ vật. Mụ vén tóc bắt tay cho khách xem; ép nàng làm thơ đánh đàn cho khách thấy mà không hề biết gì đến nỗi đau bên trong đang giày vò nàng :’ Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai” / Quả đúng là cảnh “ cành hoa đem bán cho phường lái buồn” hết sức đau xót. Khách xem xong hàng thì ngã giá “ cò kè…bốn trăm” / Giá mua bốn trăm là một con số không lớnmà người mua còn cò kè thêm bớt mất nhiều thời giờ. Từ đó người đọc cảm nhận được sự mua bán róng riết, chi li biết chừng nào! Câu thơ “ cò kè…hai” bộc lộ rõ nhất bản chất con buôn của MGS chứ không phải là người đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu. Tính toán của hắn hoàn toàn đặt ở tiền, chứ không đặt ở người.
Kết thúc cảnh mua bán là lời tổng kết chua chát của Nguyễn Du về sức mạnh của đồng tiền chi phối số phận con người: “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”
Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đạ vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện của MGS qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc đẹp tài năng và nhân phẩm của người phụ nữ.
III/ KẾT BÀI:
Đoạn thơ thật hay ; cạnh mua bán rất thật ; bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa đậm nét ; phơi bày hết bản chất, địa vị , nỗi lòng của từng loại người. Đoạn thơ là tiếng khóc cho con người lương thiện, là một lời tố cáo công phẫn cháy bỏng

Câu này cũng ko sát... đọc cho hiểu thôi .
 
Y

ylo

mai mình thi chuyên rồi, cũng văn, chắc lại vào đề truyện Kiều của ND. Khó nhằn đây
 
Top Bottom