Mọi người giúp em phần đọc hiểu này với :'<<. Em cảm ơn mọi người
Sau em hạn chế hỏi bài bằng hình ảnh ở box văn nhé
Câu 1:
Tác giả đề cập trong đoạn trích về vấn đề: quan niệm về hạnh phúc
Câu 2:
Quan niệm của nhà hiền triết Mahatma Gandhi "Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm hoà quyện với nhau" có nghĩa là: hạnh phúc chỉ có được khi là chính bản thân mình. Chỉ khi là chính mình, con người mới có được cảm giác vui sướng trong tâm hồn, đó mới là hạnh phúc đích thực. Khi những điều đó không hoà quyện, thống nhất với nhau thì lại trở thành lối sống giả tạo, lừa mình dối người.
Câu 3:
Ý kiến "ranh giới giữa biết đủ, biết hài lòng và thoả hiệp với mình là rất mong manh..." là một ý kiến đúng. Biết đủ, biết hài lòng là khi ta thực sự hạnh phúc, đã đạt được thành công, mục đích đề ra; còn thoả hiệp là khi ta chùn bước, nản lòng, mọi cớ đưa ra cũng chỉ để thoả mãn sự hài lòng nhất thời của bản thân. Hai trạng thái tuy khác nhau nhưng lại rất dễ nhầm lẫn. Khi ta không ý thức được ranh giới giữa hai bên chính là lúc ta ngừng nỗ lực, ngừng cống hiến, ngừng tiến về phía trước, thậm chí là thụt lùi. Hạnh phúc chỉ là trạng thái ban đầu, rất nhanh khoảnh khắc ấy sẽ biến mất, dần dần thay thế vào là sự chán ngán, nhụt chí.
Câu 4: Câu này nên viết đoạn ra, chị đưa ý cho em nhé
- Thể hiện quan điểm: đồng ý
- Lí giải: Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, cũng càng nhiều sự lựa chọn, khi ta không tìm được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở đâu cũng đồng nghĩa với việc mất phương hướng, lạc lối trong việc đưa ra lựa chọn. Trong trường hợp đó, con người dễ rơi vào trạng thái mông lung, hoang mang, chán nản và thất vọng. Thất vọng trái ngược với hạnh phúc, thất vọng càng nhiều sẽ càng dễ rơi vào tuyệt vọng, đồng nghĩa với việc không thể có niềm vui, niềm tin và sự hi vọng....