Rắn đầu Rắn cổ
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn, hổ lửa, đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm, rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ rày Châu, Lỗ chăm nghề học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
1) Tìm và phân tích sự tài tình về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo trong bài thơ trên.
2) Viết một bài văn phân tích toàn bài và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Câu 1:
- Biện pháp nghẹ thuật độc đáo được sử dụng trong bài thơ trên: chơi chữ. Tác giả bài thơ đã rất tài tình khi để mỗi dòng thơ có tên một loài rắn: câu thơ đầu tiên là "liu điu", câu thứ hai là rắn đầu, đến câu thứ ba là hổ lửa, câu thứ tư: mai gầm, câu thơ thứ năm là rắn ráo, tiếp đó là câu thơ thứ sáu có thằn lằn, ở câu bảy là hổ trâu, câu thơ cuối cùng là hổ mang.
Câu 2:
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
- "Liu điu" vừa là tên một loại rắn vừa là tính từ chỉ trạng thái, hai chữ ''giống nhà'' để phân biệt với "giống rừng", điều này tác giả muốn khẳng định bản thân là con nhà có học, có gia giáo, dạy dỗ đàng hoàng. Bởi lẽ thời xưa không nhiều nhà có thể cho con học tới nơi tới chốn. Và bởi vì thế, "biếng học" là điều mà không cha mẹ nào muốn con mình thế, vậy nên mới ''chẳng ai tha"
Thẹn đèn, hổ lửa, đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm, rát cổ cha.
- Hai câu thơ có sự xuất hiện của bậc sinh thành: mẹ - cha. Cùng với đó là rắn hổ lửa và mai gầm sử dụng vừa khớp với hoàn cảnh, tạo cho câu thơ được hiểu theo nhiều nghĩa. "Thẹn" và "Thét", "gầm" đồng thời cũng là động từ, thể hiện đúng tính cách của cha mẹ, mẹ thì thẹn lòng, đau buồn vì con học không chăm chỉ, cha thì nghiêm khắc hơn, thét, gầm để nhắc nhở con học
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
- "Ráo" - tên một loài rắn cũng là tính từ đã khô, không còn thấm nước nữa. Với tình huống ở trên: lười nhác, không chăm chú học hành, tới đây lại thêm tội nói dối thì hậu quả tất yếu là bị đánh đòn roi. Cha mẹ thường có tâm lí đánh đòn để răn dạy con trẻ, cũng thường có suy nghĩ "thương cho roi cho vọt", vì thương, vì muốn tốt cho con nên mới đánh. Và việc bị lằn vết đánh trong thời gian ngắn là không tránh khỏi, từ "lằn" lại một lần nữa thể hiện sự tài tình trong cách dùng chữ của tác giả
Từ rày Châu, Lỗ chăm nghề học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
- Bị đánh đau, đứa trẻ hứa rằng sẽ chăm học. Câu thơ tài tình ở chỗ có liên hệ tới điển tích của Khổng Tử, cũng là sự hối cải, ăn năn của đứa trẻ.
- Cảm nghĩ bản thân: ngưỡng mộ, khâm phục tài làm thơ, sự tài tình trong từng câu chữ; cảm thấy bản thân cần chăm chỉ học hơn, quyết không để cha mẹ buồn lòng
Hi vọng gợi ý trên giúp ích được cho em
Nếu còn thắc mắc hãy hỏi nhé. Chúc em học tốt!