Bạn có hiểu Tiếng Việt ?

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một câu hỏi thật lạ. Người Viẹt Nam tất nhiên la phải hiểu Tiếng Việt rồi.

Nhưng đừng tưởng thế mà nhầm. Tiếng Việt ta rất phong phú và phức tạp. Không phải chỉ thuộc 1000, 2000, hay một vạn từ...là có thể hiểu hết Tiếng Việt.

Chẳng hạn: tại sao cái bánh đa lại gọi là bánh đa mà không phải bánh gạo (chất liệu), bánh giòn(theo tính chất)...hay bánh gì khác. Hay từ "búa" trong chợ búa có nghĩa là gì.

Tôi tin rất nhiều người Việt Nam không tra lời được 2 câu trên. hay một ví dụ nữa, từ giải trong "giải thưởng" la một từ vô nghĩa, nó phải là từ "dải" mới đúng. Thé nhưng e rằng bây giờ nếu viét như vậy thì chắc chắn sẽ bị quy là sai chính tả.

Khó có thê rnói hết được Tiếng Việt, học hết được Tiếng Việt, e rằng kién thức của chúng ta bây giờ chỉ là một phần triệu triệu trong cái kho tàng mênh mông đó. những từ chúng ta dùng, vẫn chỉ là những từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Rất ít khi chúng ta pahỉ dùng đến những từ riêng lẻ kia, hay tìm hiểu nó, do vậy chúng ta cư sgọi gộp nó một cách vô thức mà không biét nghĩa.

Bạn nghĩ thê nào về Tiếng Việt ta ?
 
K

kachia_17

Nghĩ thế nào về Tiếng Việt ta ?

Mình nghĩ càng đọc nhiều sẽ càng thấy vống Tiếng Việt của mình nhỏ bé .
Nhiều từ không dùng thường xuyên hoặc ít dùng sẽ quên ( dĩ nhiên mà ) .

'Nguỵ Yến ' said:
Chợ-búa không phải là "chợ (mua bán) búa" mà là tiếng kép. Nguyên đây là "thị-phủ" chữ Nho, gia-nhập tiếng ta thành ra 2 chữ nôm "chợ-búa". Biến-âm "i-->ơ" khá phổ biến trong tiếng Việt từ chữ Nho sang chữ Nôm. Ví-dụ như ta thấy "thi(-văn)-->thơ(-văn)", "trì(-hoãn)-->chờ (đợi)", "(Hoa-)kỳ-->cờ (hoa)" v.v. Biến-đổi u-->ua cũng rất rõ: "Phủ (việt)-->búa (rìu)", "(quả-)phụ-->(goá-)bụa", "chú(-thích)-->chua (nghĩa)"...
Thị-phủ có lẽ hình-thành vì phủ-lỵ thường lập ở nơi đông-đúc; dân-chúng cũng nhóm họp bên lỵ-sở nên gọi là "thị-phủ". "Thị-phủ" lâu ngày thành "chợ-búa".
Trường hợp này cũng là lý do ta nên dùng cái gạch nối (-) vì "chợ búa" và "chợ-búa" là hai thứ khác nhau.
Vài lời lạm bàn.

Ví dụ mà bạn đưa ra rất khó , quả thực không dễ để trả lời được cậu hỏi của bạn .
Thân.
 
N

neu_em_khong_phai_giac_mo01

Ngày trước học môn Ngữ âm thầy mình bảo trong tiếng Việt có một số từ ghép mà một tiếng trong đó đã mờ nghĩa (hoặc mất nghĩa) như: dưa hấu, tre pheo, chợ búa, xe cộ, ... Thầy có giải thích rằng bằng việc nghiên cứu nghĩa từ nguyên (nghĩa gốc) cũng như đối chiếu giữa các ngôn ngữ gần gũi với nhau (như tiếng Việt với tiếng Mường), người ta có thể khôi phục lại được nghĩa của các từ đó. Và thầy có nói, "búa" cũng có nghĩa là "chợ", "pheo" cũng nghĩa là "tre" ... là những từ ghép đẳng lập (ghép tổng hợp) trong đó 2 tiếng gần nghĩa hoặc đồng nghĩa với nhau (kiểu như: chiến tranh, đi lại, chạy nhảy ...)

Còn trường hợp "bánh đa" hay "giải thưởng" mình chưa đc biết. Mong đc các bạn chia sẻ.
 
F

flower.stupid

Một câu hỏi thật lạ. Người Viẹt Nam tất nhiên la phải hiểu Tiếng Việt rồi.

Nhưng đừng tưởng thế mà nhầm. Tiếng Việt ta rất phong phú và phức tạp. Không phải chỉ thuộc 1000, 2000, hay một vạn từ...là có thể hiểu hết Tiếng Việt.

Chẳng hạn: tại sao cái bánh đa lại gọi là bánh đa mà không phải bánh gạo (chất liệu), bánh giòn(theo tính chất)...hay bánh gì khác. Hay từ "búa" trong chợ búa có nghĩa là gì.

Tôi tin rất nhiều người Việt Nam không tra lời được 2 câu trên. hay một ví dụ nữa, từ giải trong "giải thưởng" la một từ vô nghĩa, nó phải là từ "dải" mới đúng. Thé nhưng e rằng bây giờ nếu viét như vậy thì chắc chắn sẽ bị quy là sai chính tả.

Khó có thê rnói hết được Tiếng Việt, học hết được Tiếng Việt, e rằng kién thức của chúng ta bây giờ chỉ là một phần triệu triệu trong cái kho tàng mênh mông đó. những từ chúng ta dùng, vẫn chỉ là những từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Rất ít khi chúng ta pahỉ dùng đến những từ riêng lẻ kia, hay tìm hiểu nó, do vậy chúng ta cư sgọi gộp nó một cách vô thức mà không biét nghĩa.

Bạn nghĩ thê nào về Tiếng Việt ta ?
Ắt hẳn la không thể giải thích được nghĩa riêng lẻ của những từ trên bạn đưa ra, nhưng theo tôi mấy từ gọi gộp này được đọc theo cách nói dân gian từ lâu lắm rồi. Vậy đơn thuần chỉ là cách nói riêng, đặc trưng của 1 địa phương hoặc dân tộc mình. Không chỉ mấy ví dụ của bạn đâu! Tôi nghĩ còn nhiều địa phương dùng "tiếng lóng" theo các cách khác nhau để diễn tả cảm xúc. Do đó, bạn cứ nghĩ đơn thuần la 1 cách nói riêng của người Việt!!! :) vì tiếng Việt đạc trưng la khó học mà;)
 
C

cherylace

Ngôn ngữ bao h cũng có cái lí của nó ^^ thế mới thấy các cụ nhà ta tài, thế nào mà sáng tạo ra được cái gọi là "tiếng Việt" mà chúng ta vẫn thường dùng ngày nay
Ai biết được ngày xưa người ta gọi cửa sổ là cửa "trổ" (thày văn tớ bảo đó nghe, không bịa ra cho vui chuyện đâu, thề!) ^^
Ai đó đã từng nói: đời chúng ta sướng vì chỉ có mỗi việc "áp dụng" là xong ^^ (không phải ngồi nghĩ ra mấy cái thuyết, hay ít nhất là không phải ngồi nghĩ ra "tiếng Việt" ^^)
Tiếng Việt bản thân nó đã là một thứ tiếng khiến người Việt tự hào (đa thanh điệu, nói như hát, thậm chí còn có một bộ ngữ pháp khủng: "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN" ^^
Bởi vậy, là người Việt, nghĩ gì nữa đây ngoài việc: giữ gìn sự trong sáng của nó, và... tự hào!!! :X
đó là suy nghĩ của mình thôi! Câu hỏi của bạn thật sự rất hay và đáng suy ngẫm....Có cảm giác bạn là một boy ưa suy nghĩ... :)
 
P

_phonglinh_

Ngôn ngữ mang tính tương đối mà. Làm sao trả lời được. Anh tên Khôi có hiểu nghĩa của tên anh hok?? Tại sao ba má anh đặt anh tên Khôi?? Mà hok đặt tên là ngôi sao hay ánh sáng j` đó??
 
D

doigiaythuytinh

Người Viet nào cũng bảo rằng Tiếng Việt hay, Tiếng Việt giàu
Nhưng có mấy ai biết nó hay chỗ nào, nó giàu ra sao?

Khi mà các ngôn ngữ hiện đại, tiếng nước ngoài ngày càng "xâm nhập mạnh" vào cuộc sống, khi mà trong mỗi lời nói, mỗi câu viết chẳng còn bao nhiêu từ Tiếng Việt
 
O

ooookuroba

Nếu như nó không giàu không đẹp thì ắt hẳn không có bài "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" rồi. Thế thì, viết đc 1 bài như thế ắt hẳn phải hiểu hết được cái ý nghĩa mang tầm vĩ mô của nó chứ.
Mặt khác, các mảng từ như từ láy, tứ ghép chính phụ hay đẳng lập gì thì cũng do quá trình sáng tạo của ông cha ta thời xưa cho đến nay. Phải nói rằng không có một ngôn ngữ nào hay như tiếng Việt cả.

@doigiaythuytinh: Khi mà các ngôn ngữ hiện đại, tiếng nước ngoài ngày càng "xâm nhập mạnh" vào cuộc sống, khi mà trong mỗi lời nói, mỗi câu viết chẳng còn bao nhiêu từ Tiếng Việt

-> Chị đã đúng. Hiện giờ không một ngành nghề nào cần tiếng Việt. Họ chỉ cần tiếng Anh thôi. Thế nhưng chưa hẳn là sẽ mất đi thứ tiếng mẹ đẻ trong tương lai. Điều đó có thể dễ dàng giải thích được khi mà Nhà nước Việt Nam quy định 1 trong 3 môn thi tuyển sinh lớp 10 là môn Ngữ Văn!
 
L

lisatrang214

[Ngữ văn 12] - Bạn có hiểu tiếng Việt


Hiện giờ không một ngành nghề nào cần tiếng Việt. Họ chỉ cần tiếng Anh thôi. Thế nhưng chưa hẳn là sẽ mất đi thứ tiếng mẹ đẻ trong tương lai. Điều đó có thể dễ dàng giải thích được khi mà Nhà nước Việt Nam quy định 1 trong 3 môn thi tuyển sinh lớp 10 là môn Ngữ Văn!

Bạn không thể nói như vậy được. Ai nói rằng không một ngành nghề nào cần tiếng Việt? Vậy bạn viết báo bằng tiếng Anh chắc? Đa số báo chí Việt Nam viết bằng tiếng Anh? Đa số các nhà văn, nhà thơ sáng tạo nên các tác phẩm của mình bằng tiếng nước ngoài? Các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường bằng tiếng nước ngoài hay tiếng mẹ đẻ?

Tiếng Việt rất quan trọng, ít nhất là trong quá trình giao tiếp. Khi bạn nói chuyện với người khác, bạn muốn truyền tải, diễn đạt những suy nghĩ của mình cho người khác, bạn dùng tiếng Việt, đúng không nào? Những dòng chữ trên diễn đàn của bạn là tiếng Việt, đúng chưa?

Nghề báo chí rất cần tiếng Việt để truyền tải thông tin, tin tức đến cho người dân (nhất là người Việt), để dân chúng hiểu cuộc sống bao quanh họ, hiểu suy nghĩa, hành động của họ. Nghề biên tập báo chí, biên tập truyền hình cũng cần phải nắm rõ tiếng Việt, nếu không biết các quy tắc về dáu câu, ngữ pháp trong tiếng Việt, làm sao bạn có thể làm tốt công việc của mình?

Hiện tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn còn duy trì một khoa đào tạo là khoa Ngôn Ngữ học: Khi bạn học ở đó, bạn sẽ được học kĩ hơn thế nào là ngữ pháp tiếng việt (sẽ có rất nhiều những môn học để phục vụ cho việc nghiên cứu tiếng Việt như : Từ vựng, Ngữ pháp, Ngữ âm...). bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn một câu tiếng việt gồm bao nhiêu thành phần, cách sử dụng các thành phần trong tiếng Việt, thạm chí bạn có thể ứng dụng vào việc phân tích một bài thơ để chỉ ra quy luật vận dụng thanh điệu...

"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tiếng Việt là thứ tiếng với những kí tự La-tinh, rất dễ để phiên âm những thứ tiếng khác. Tiếng Việt không rắc rối như tiếng Anh, không phải chia thì. Suy nghĩ trong đầu của bạn như thế nào, nó sẽ hiển thị thành lời nói thông qua những con chữ. Rất dơn giản, thậm chí trong đầu bạn cũng không quá khó khăn để phải xếp xem từ nào đứng trước từ nào đứng sau kiểu như Tính từ đứng trước Danh từ và Trạng từ đứng trước Tính từ như trong tiếng Anh.
Chúng ta là người Việt, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, do đó không quá khó khăn trong việc học nó. Nếu đặt mình vào cương vị là một người nước ngoài mới bắt đầu học tiếng Việt, bạn sẽ thấy sự khó khăn của nó. Nhiều người nước ngoài khao khát học tiếng Việt để hiểu hơn về con người Việt Nam cũng như nhưng phong tục tập quán của người Việt.

Đừng bao giờ đánh giá thấp tiếng Việt của chúng ta. Hãy tự hào vì nó là ngôn ngữ của người Việt mà các quốc gia khác không có.
Chúng ta có quyền vay mượn tiếng nước ngoài trong quá trình hội nhập, nhưng không có nghĩa như vậy là mất đi tiếng mẹ đẻ. "Hòa nhập chứ không hòa tan". Tiếp thu những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài để làm phong phú hơn tiếng Việt.

Hi vọng bạn sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn trong quá trình nhìn nhận tiếng Việt!
 
P

phamminhkhoi

Hiện giờ không một ngành nghề nào cần tiếng Việt. Họ chỉ cần tiếng Anh thôi

hàng ngày bạn chào hỏi ba má bằng tiếng gì, nói chuyện vs bạn bè = tiếng gì=)) vik luận văn = tiếng gì, vik thống kê báo cáo = tiếng j=))

ĐÚng là=))
 
N

nguyentanlap1994

Xác định nghỉa tình thái của câu ??

Các bạn giúp mình tìm từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong câu sau. Xin cảm ơn:
"Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng ko thề nào ko nghĩ tới , ngốn 1 một phần lớn thời gian của hắn" (Đời thừa, Nam Cao)
 
N

namida

Tất cả mọi vật từ khi sinh ra đã được người ta đặt cho nó một cái tên....

Người tạo ra, phát hiện ra đồ vật đó có quyền đặt tên cho nó, giống như
cha mẹ bạn sinh ra bạn sẽ đặt cho bạn một cái tên mà cha mẹ bạn cho là có ý nghĩa.
thêm 1 ví dụ nữa đó là : Tại ngã ba "Kế" thị xã an giang bán toàn bánh đa, nên người ta
đặt cho nó cái tên là "bánh đa kế".

Còn "bánh đa" hay "chợ búa" xuất phát tử bao giờ thì ko có ai nghiên cứu cả
Nguồn gốc của của nó xuất hiện từ một trong những thuyết sau:

Theo namida người làm ra "bánh đa" này có tên là Đa hay tại một làng tên Đa...?
còn có một cái "chợ" bán toàn búa nên người ta dặt cho nó cái tên "chợ búa".
(đó là ý kiến chủ quan của mình, nghĩ cũng buồn cười quá :p)

(tiếng việt của mình cũng lạ thật đã "buồn" rồi lại "cười" được
hay là : đã "nặng" rồi lại thêm dấu nặng vào làm chi nhỉ :D)


Từ thuần Việt
* Những từ tương ứng với tiếng Mường như: [đuôi, móng, mồm, sừng,...]; [cô gái, đàn ông, vợ, chồng,...]; [cây, củ, cơm, mả,...]; [bí, cỏ, chuối, hành,...], [bướm, cáo, cầy, chuột,...]; [bẩn, cay, chậm, dài,...], [ăn, bơi, cấy, chạy,...]
* Những từ tương ứng với các tiếng Tày-Thái như: bánh, bóc, buộc, đường, gọt, ngắt, ngọn, rẫy, vắng...
* Những từ tương ứng với các tiếng Việt-Mường và Tày-Thái như: bão, bể, dao, gạo, ngà voi, sống...
* Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Bru ở tây Quảng Bình: bụng, bốc, bớt, củi, đêm, mặt trăng, mặt trời, núi, rắn, chuột...
* Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Môn-Khơme ở Tây Nguyên: [dốc, đèo, khói, mây, mưa, rừng, sấm,...]; [da, đầu gối, mỡ, người, óc, tim, thịt,...]; [bố, bọn, mày, mẹ, nó,...]; [bếp, cày, chổi, cuốc, ruộng,...]; [bịt, bóp, bú, bưng, cắn, cắt, đứng, gãi, hét, lắc, mặc, nghĩ, ngồi, phá, quăng, ôm, rụng, tát, về, xé,...]
* Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Môn-Khơme nói chung: [một, hai, ba, bốn, năm,...]; [con, cháu, mọi, người]; [đất, đá, gió, lửa,...]; [cằm, chân, cổ, lưng,...]; [bay, cắt, đẻ, kẹp, liếc,...]; [ao, cá, chim, lá,...]; [cong, già, mới, ngát]

Từ gốc hán
Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước Việt. Quá trình tiếp xúc lâu dài đã đưa vào tiếng Việt một khối lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán. Hiện tượng này diễn ra khác nhau trong các thời kỳ. Giai đoạn đầu có tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu thông qua đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc giữa người Việt và người Hán. Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua đường sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu được đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán-Việt. Ví dụ: phiền, phòng, trà, trảm, chủ... Các từ ngữ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt ngoài các từ được du nhập vào tiếng Việt trước đời Đường (ví dụ các âm Hán cổ tương ứng với các âm Hán-Việt trên là buồn, buồng, chè, chém, chúa...), cũng cần kể đến những từ xuất phát từ các phương ngữ Trung Quốc khác nhau (như tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu,...) được du nhập thông qua đường khẩu ngữ như: ca la thầu, mì chính, xì dầu, bánh pía, sương sáo, lẩu...

Từ Ấn - Âu
* Tên món ăn: bít tết, kem, pho mát, rượu vang, xúc xích, súp, nước sốt,...
* Tên quần áo: may ô, si líp, sơ mi, vét tông, gi lê, len, đầm,...
* Tên thuốc: canxi, vitamin, pênixilin,...
* Thuật ngữ quân sự: lô cốt, đoan, com măng đô,...
* Thuật ngữ âm nhạc: tăng gô, ácmônica, viôlông,...
* Thuật ngữ khoa học kỹ thuật: bê tông, cao su, ô tô,...

Đồng thời qua tiếng Pháp, một số từ tiếng Anh, tiếng Đức cũng du nhập vào tiếng Việt, ví dụ như: mít tinh, boong ke,...

Ngoài ra, ảnh hưởng của Nga cũng dẫn đến sự du nhập của một số từ gốc Nga như: bônsêvích, Xô Viết,...

Từ hỗn chủng:

* vôi hoá (Hán-Nôm: ??????化) - "vôi" là thuần Việt, "hoá" là Hán-Việt.
* ôm kế - "ôm" là từ ngoại lai, "kế" là Hán-Việt.
* nhà băng - "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ ngoại lai.

Đọc thêm:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_vựng_tiếng_Việt

Trong cuốn sách "Ngữ pháp tiếng việt của Đắc Lộ" của Nguyễn Khắc xuyên có viết về
nguồn gốc "dấu" của Tiếng Việt như sau:
Ngữ pháp tiếng Việt nói tới sáu thanh trong Việt ngữ, nhưng thực
ra chỉ cần năm kí hiệu là đủ, vì thanh bằng không cần phải có kí hiệu,
như ba.

Dấu sắc lấy trong dấu Hilạp , gọi là sắc vì phát âm nhọn như thể
có sự giận dữ, như bá, cung phi nhà chúa hay vợ mọn các viên quan
lớn. Dấu trầm cũng lấy trong dấu trầm của tiếng Hilạp, khi đọc thì hạ
giọng xuống, như bà, bà nội ngoại hay bà chúa. Dấu uốn cũng lấy
trong dấu Hilạp, khi đọc thì uốn giọng cho ra từ đáy ngực rồi cho
vung lên, như vã, thực ra là vả, vả má, vả một cái. Dấu nặng lấy
trong chấm iota Hilạp, đọc một cách nặng nhọc, như bạ là vật phế thải,
vật bỏ đi, thực ra phải là bã. Dấu sau cùng là dấu dịu, lấy ở dấu hỏi
latinh, khi đọc thì uốn cách dịu dàng như khi hỏi, như bả là thứ lụa
mầu vàng hay nghệ

Như thế là tác giả đã vận dụng 4 kí hiệu trong tiếng Hilạp và một
ký hiệu trong tiếng latinh để dùng vào vần quốc ngữ. Những thí dụ ông
đưa ra được viết lại như sau: va, và, vá, vã, vạ, vả. Sau đó ông còn cố
cho biết cung giọng lên xuống của sáu thanh trong sáu nốt nhạc châu âu
; dò, rẹ, mĩ, pha, sổ, lá, nếu xếp lại thí dụ trên thì là:
và, vạ, vã, va, vả, vá.

(trong sách có ghi là bà, bạ, bã, ba, bả, bá namida chuyển
từ B thành V cho hợp lý với đoạn bên trên mà tác giả đã đưa ra ví dụ là vả,....
có thể chữ v và b nằm gần nhau trên bàn phím nên tác giả đánh nhầm.)

(trang 19)
@hardyboywwe: Chúc 1 buổi tối vui vẻ
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Tiếng Việt ta ư!rất hay và phoing phú...
đúng là như bạn Khôi nói:ko phải thuộc 2oo...hy hàng vạn từ là hiểu hết tiếng Việt
 
H

howare

câu trả lời hay nhất

Nguyên văn bởi 'Nguỵ Yến '
Chợ-búa không phải là "chợ (mua bán) búa" mà là tiếng kép. Nguyên đây là "thị-phủ" chữ Nho, gia-nhập tiếng ta thành ra 2 chữ nôm "chợ-búa". Biến-âm "i-->ơ" khá phổ biến trong tiếng Việt từ chữ Nho sang chữ Nôm. Ví-dụ như ta thấy "thi(-văn)-->thơ(-văn)", "trì(-hoãn)-->chờ (đợi)", "(Hoa-)kỳ-->cờ (hoa)" v.v. Biến-đổi u-->ua cũng rất rõ: "Phủ (việt)-->búa (rìu)", "(quả-)phụ-->(goá-)bụa", "chú(-thích)-->chua (nghĩa)"...
Thị-phủ có lẽ hình-thành vì phủ-lỵ thường lập ở nơi đông-đúc; dân-chúng cũng nhóm họp bên lỵ-sở nên gọi là "thị-phủ". "Thị-phủ" lâu ngày thành "chợ-búa".
Trường hợp này cũng là lý do ta nên dùng cái gạch nối (-) vì "chợ búa" và "chợ-búa" là hai thứ khác nhau.
Vài lời lạm bàn.

Ví dụ mà bạn đưa ra rất khó , quả thực không dễ để trả lời được cậu hỏi của bạn .
Thân.<):)<):)<):)<):)<):)(*)(*)(*)(*)(*)
 
N

nhoccon123456

Tiếng Việt giàu và đẹp mà bạn. Tuy nhiên giờ mình thấy giới trẻ càng ngày càng ít biết nhất là Hán Việt, nhiều từ đơn giản nhưng nói nhiều bạn không hiểu gì hết. kể cũng lạ.
 
Top Bottom