- 6 Tháng chín 2017
- 1,593
- 3,820
- 544
- Hải Dương
- THPT Tứ Kỳ.
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lưu ý: Bài này do mình lướt qua những trang học lí và thấy hay nên mới đăng ở đây. Là nguồn sưu tầm.
Khoa học là một chuỗi những mâu thuẫn. Chúng ta có nghiên cứu chứng minh ma không có thật, nhưng đồng thời có nghiên cứu khác tin rằng linh hồn người tồn tại. Các nhà khoa học thế hệ sau lại phải đi tìm cách giải quyết những mâu thuẫn ấy bằng nghiên cứu mới, và rồi mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế.
Phe tin thì không chứng minh được ma có thật, còn phe không tin thì cũng không thể chứng minh điều ngược lại. Rốt cục, câu chuyện có hay không có ma vẫn là chủ đề tranh cãi bậc nhất trong xã hội của chúng ta.
Nhưng bạn biết không, lời giải cho một số câu chuyện kỳ bí về ma có thể nằm ở một loại âm thanh con người không thể nghe thấy, nhưng vẫn cảm nhận được nó. Đó là "hạ âm".
Âm thanh "giúp" bạn thấy ma?
Âm thanh tạo cảm giác rùng rợn dù không hề nghe tiếng
Ngưỡng nghe của con người là những âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Âm thanh có tần số cao hơn ngưỡng này là siêu âm (ultrasound), còn thấp hơn là hạ âm (infrasound). Và với riêng sóng hạ âm, khoa học xem nó là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều hiện tượng kỳ lạ đến rợn người trong lịch sử.
Mọi chuyện bắt nguồn vào một ngày cuối thập niên 50 của thế kỷ XX. Khi ấy, Vladimir Gavreau - nhà khoa học người Pháp đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Và rồi ông thấy tai vị trợ lý của mình đột nhiên chảy máu.
Lấy làm lạ, ông bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng này. Và rồi ông phát hiện ra rằng, khi sử dụng một sống rung thanh đặt gần vào tai, chúng ta sẽ có cảm giác đau rát tùy cấp độ. Nguyên nhân được xác định chính là sóng hạ âm.
Kể từ đó, nhiều thí nghiệm khác về sóng hạ âm đã được thực hiện, đem lại những kết quả rất kỳ lạ. Các chuyên gia từng lén trộn một ít sóng hạ âm vào trong một buổi hòa nhạc, kết quả 22% khán giả cảm thấy sợ hãi, buồn bã đến ớn lạnh. Trong khi đó, giai điệu trong buổi hòa nhạc lại được đánh giá là du dương, nhẹ nhàng và tuyệt hay.
Cảm giác rùng rợn khó hiểu khi tiếp xúc với hạ âm
Và sự lý giải cho những câu chuyện kỳ bí về ma
Trước tiên, cần biết rằng hạ âm có thể đến từ những nguồn rất... tự nhiên: tiếng gió, tiếng sóng vỗ, thậm chí là núi lửa, động đất... Một số loài vật cũng có thể phát ra sóng hạ âm.
Các chuyên gia cho rằng, điều này lý giải cho cảm giác rợn người khi chúng ta đến những khu vực có phần hoang vu, lạnh lẽo. Nhưng nếu cảm thấy chưa đủ thuyết phục, câu chuyện của nhà nghiên cứu người Anh - Vic Tandy dưới đây sẽ khiến bạn nghĩ lại.
Vic Tandy làm việc trong một tòa nhà cũ. Những người làm việc tại đây, không hiểu sao, luôn cảm thấy sợ hãi, buồn bã, hoặc có cảm giác ai đó đang theo dõi mình. Thậm chí, chính bản thân Tandy còn thấy một cái bóng xám lởn vởn xung quanh bàn làm việc của mình.
Là một nhà khoa học, Tandy tất nhiên không chịu để yên. Qua nhiều ngày quan sát, ông nhận ra cái gọi là "ma" chỉ xuất hiện một số nơi trong phòng thí nghiệm. Sau khi loại trừ các nguyên nhân, ông nhận ra con ma thực sự chính là sóng hạ âm.
Nguồn phát ra luồng sóng này là một cái quạt còn "cao tuổi" hơn cả những người đang làm việc trong tòa nhà. Nó phát ra những rung động vang dội qua những bức tường, tạo ra sóng âm ở tần số tiệm cận với hạ âm (khoảng 18,9 Hz), đủ để khiến con người ta run sợ.
Lý giải cho những báo cáo "nhìn thấy ma" là đây?
Hơn nữa, hạ âm còn cộng hưởng được với nhãn cầu, tạo ra các hình ảnh mờ nhạt, méo mó. Khi ấy, não bộ bị "cưỡng ép" phải nhìn những hình ảnh tĩnh giống như đang rung động, vô tình tạo ra hình tượng giống con người ở giữa không trung.
Tandy gỡ chiếc quạt đó ra, và "con ma" của tòa nhà cũng biến mất. Thậm chí, ông còn góp công "trừ tà" cho tầng hầm của một tu viện sau đó - nơi con người ta khi bước vào sẽ cảm thấy buồn nôn, lạnh gáy.
Nguyên nhân là do tầng hầm này có cấu trúc phù hợp để tạo ra sóng hạ âm mà thôi.
Kết
Việc sóng hạ âm khiến con người ta nhìn thấy ma đã được khoa học chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên sóng hạ âm cũng chẳng thể chứng minh được rằng ma không có thực, dù giải quyết được một phần (lớn) các câu chuyện kỳ bí liên quan đến ma và linh hồn.
Câu chuyện tranh cãi về ma và linh hồn vẫn sẽ tiếp diễn. Bạn về phe nào? Hãy để lại bình luận nhé.
Khoa học là một chuỗi những mâu thuẫn. Chúng ta có nghiên cứu chứng minh ma không có thật, nhưng đồng thời có nghiên cứu khác tin rằng linh hồn người tồn tại. Các nhà khoa học thế hệ sau lại phải đi tìm cách giải quyết những mâu thuẫn ấy bằng nghiên cứu mới, và rồi mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế.
Phe tin thì không chứng minh được ma có thật, còn phe không tin thì cũng không thể chứng minh điều ngược lại. Rốt cục, câu chuyện có hay không có ma vẫn là chủ đề tranh cãi bậc nhất trong xã hội của chúng ta.
Nhưng bạn biết không, lời giải cho một số câu chuyện kỳ bí về ma có thể nằm ở một loại âm thanh con người không thể nghe thấy, nhưng vẫn cảm nhận được nó. Đó là "hạ âm".
Âm thanh "giúp" bạn thấy ma?
Âm thanh tạo cảm giác rùng rợn dù không hề nghe tiếng
Ngưỡng nghe của con người là những âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Âm thanh có tần số cao hơn ngưỡng này là siêu âm (ultrasound), còn thấp hơn là hạ âm (infrasound). Và với riêng sóng hạ âm, khoa học xem nó là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều hiện tượng kỳ lạ đến rợn người trong lịch sử.
Mọi chuyện bắt nguồn vào một ngày cuối thập niên 50 của thế kỷ XX. Khi ấy, Vladimir Gavreau - nhà khoa học người Pháp đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Và rồi ông thấy tai vị trợ lý của mình đột nhiên chảy máu.
Lấy làm lạ, ông bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng này. Và rồi ông phát hiện ra rằng, khi sử dụng một sống rung thanh đặt gần vào tai, chúng ta sẽ có cảm giác đau rát tùy cấp độ. Nguyên nhân được xác định chính là sóng hạ âm.
Kể từ đó, nhiều thí nghiệm khác về sóng hạ âm đã được thực hiện, đem lại những kết quả rất kỳ lạ. Các chuyên gia từng lén trộn một ít sóng hạ âm vào trong một buổi hòa nhạc, kết quả 22% khán giả cảm thấy sợ hãi, buồn bã đến ớn lạnh. Trong khi đó, giai điệu trong buổi hòa nhạc lại được đánh giá là du dương, nhẹ nhàng và tuyệt hay.
Cảm giác rùng rợn khó hiểu khi tiếp xúc với hạ âm
Và sự lý giải cho những câu chuyện kỳ bí về ma
Trước tiên, cần biết rằng hạ âm có thể đến từ những nguồn rất... tự nhiên: tiếng gió, tiếng sóng vỗ, thậm chí là núi lửa, động đất... Một số loài vật cũng có thể phát ra sóng hạ âm.
Các chuyên gia cho rằng, điều này lý giải cho cảm giác rợn người khi chúng ta đến những khu vực có phần hoang vu, lạnh lẽo. Nhưng nếu cảm thấy chưa đủ thuyết phục, câu chuyện của nhà nghiên cứu người Anh - Vic Tandy dưới đây sẽ khiến bạn nghĩ lại.
Vic Tandy làm việc trong một tòa nhà cũ. Những người làm việc tại đây, không hiểu sao, luôn cảm thấy sợ hãi, buồn bã, hoặc có cảm giác ai đó đang theo dõi mình. Thậm chí, chính bản thân Tandy còn thấy một cái bóng xám lởn vởn xung quanh bàn làm việc của mình.
Là một nhà khoa học, Tandy tất nhiên không chịu để yên. Qua nhiều ngày quan sát, ông nhận ra cái gọi là "ma" chỉ xuất hiện một số nơi trong phòng thí nghiệm. Sau khi loại trừ các nguyên nhân, ông nhận ra con ma thực sự chính là sóng hạ âm.
Nguồn phát ra luồng sóng này là một cái quạt còn "cao tuổi" hơn cả những người đang làm việc trong tòa nhà. Nó phát ra những rung động vang dội qua những bức tường, tạo ra sóng âm ở tần số tiệm cận với hạ âm (khoảng 18,9 Hz), đủ để khiến con người ta run sợ.
Lý giải cho những báo cáo "nhìn thấy ma" là đây?
Hơn nữa, hạ âm còn cộng hưởng được với nhãn cầu, tạo ra các hình ảnh mờ nhạt, méo mó. Khi ấy, não bộ bị "cưỡng ép" phải nhìn những hình ảnh tĩnh giống như đang rung động, vô tình tạo ra hình tượng giống con người ở giữa không trung.
Tandy gỡ chiếc quạt đó ra, và "con ma" của tòa nhà cũng biến mất. Thậm chí, ông còn góp công "trừ tà" cho tầng hầm của một tu viện sau đó - nơi con người ta khi bước vào sẽ cảm thấy buồn nôn, lạnh gáy.
Nguyên nhân là do tầng hầm này có cấu trúc phù hợp để tạo ra sóng hạ âm mà thôi.
Kết
Việc sóng hạ âm khiến con người ta nhìn thấy ma đã được khoa học chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên sóng hạ âm cũng chẳng thể chứng minh được rằng ma không có thực, dù giải quyết được một phần (lớn) các câu chuyện kỳ bí liên quan đến ma và linh hồn.
Câu chuyện tranh cãi về ma và linh hồn vẫn sẽ tiếp diễn. Bạn về phe nào? Hãy để lại bình luận nhé.