Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tình yêu nam nữ bản chất là gì?
Tối nay vui vui, một kẻ có tình yêu đã chết xin lôi nó ra mổ xẻ như sau:
Bỏ qua các yếu tố tôn giáo, bỏ qua sự huyễn hoặc của văn học nghệ thuật hay sự tâng bốc của chủ nghĩa lãng mạn. Ở khía cạnh sinh học, mình tin nó là quá trình cơ thể tiết ra 1 loạt các loại enzim, hóc môn, bởi lẽ mọi cảm xúc của con người đều do các loại này quy định. Điểm mấu chốt là kích thích nào khiến cơ thể tiết ra các loại hóc môn ấy ? Hãy hỏi bộ não.
Là khi mắt nhìn thấy người yêu, khi tai nghe những lời ngọt ngào từ người đó, khi mũi ngửi thấy mùi hương hay da tiếp xúc (nắm tay thôi, đừng nghĩ nhiều!)…v..v.. Tóm lại là khi não nhận được các thông tin từ 5 giác quan gửi về, nó nhận ra đó là “người yêu” thì cơ thể sẽ phản ứng sản sinh ra các loại hóc môn, enzym đặc thù, khiến ta cảm thấy hạnh phúc. Mình tạm gọi đây là hóc môn hạnh phúc – viết tắc HMHP. Hay ở chiều ngược lại, khi tiếp nhận thông tin về 1 người mà cơ thể tiết ra HMHP ta biết đó là kẻ đã cướp trái tim mình.
Vì sao não lại tiết HMHP đối với người A mà không phải với tất cả mọi người? Điều đó mang lại ích lợi gì cho sinh tồn của bản thân hay không? Hay nó chỉ là món quà của tự nhiên, sự trớ trêu của tạo hóa?
+ Về ý nghĩa sinh tồn: Có. Vì để suy trì sự tồn tại của gen. Và mình tin không chỉ ở loài người mới có tình yêu. VD như thiên nga, uyên ương, cánh cụt, …v..v.. điều gì gắn kết con đực và con cái nếu không có tình yêu? Tuy nhiên tình yêu ở loài vật khác với loài người (sẽ phân tích sau).
+ Vì sao não tiết HMHP xác lập với 1 người duy nhất mà không phải với 1 ai đó khác? Theo mình đó là quá trình rèn luyện của não bộ. Não người là 1 hệ thống mở, có khả năng học hỏi rút kinh nghiệm 1 cách có ý thức hoặc vô thức. Ban đầu, quá trình tiết HMHP của con người hoạt động như được lập trình sẵn, rất tự nhiên, tương tự như động vật.
+ Chim mái tiết HMHP khi nghe 1 con đực hót hay, ấy là dấu hiệu 1 con đực khỏe mạnh, dám phô trương trước kẻ thù. Nai sừng tấm mái tiết HMHP khi trông thấy 1 con đực có cặp sừng vĩ đại, vì cho rằng sừng to con đực có khả năng đương đầu với thú ăn thịt..v.v…những loài có độc, dấu hiệu để tiết HMHP có lẽ là màu sắc sặc sỡ, vì càng sặc sỡ chứng tỏ càng độc. Tóm lại, ở loài vật, dấu hiệu tiết HMHP chính là những đặc điểm thể hiện ưu thế về sinh tồn, và nếu con mái hợp tác với con đực đó, bộ gen của nó có nhiều cơ hội duy trì hơn khi hợp tác với con khác. Tuy nhiên trong ý thức của con chim, con nai sừng tấm hay con ếch độc lúc đó chỉ đơn giản là "giọng hót thật quyến rũ","cặp sừng thật quyến rũ", "màu sắc thật đẹp" mà thôi. Và sự tiết HMHP ấy nhanh chóng tắt ngấm khi đã xong mục đích sinh sản. Tình yêu xuất hiện nhanh và cũng tắt nhanh không kém (kiểu sét đánh) trừ 1 số ít loài động vật duy trì lâu hơn, có thể suốt đời.
+ Con người cũng đc lập trình sẵn như thế. Ở tuổi dậy thì mình để ý thấy đa phần nữ thích: những nam học giỏi nhất lớp, những nam hát hay, hoặc những nam hay đánh nhau, bạo ngược (*) – (cuối bài mình sẽ giải thích vì sao lại có kiểu thích này). Các nữ rất dễ bị rung động ở tuổi này, bởi vì sao? Nó đơn thuần là sự lập trình sẵn của não bộ. Khi bắt gặp 1 vài đặc điểm chứng tỏ sự vượt trội về sinh tồn, nó sẽ tiết HMHP, gọi là những “rung động đầu đời”. Tình yêu tuổi mới lớn tự nhiên, trong sáng là vì vậy.
+ Điểm khác biệt trong sự tiết HMHP ở người chính là sự học hỏi, rút kinh nghiệm của não bộ (sự can thiệp mạnh mẽ của lý trí chỉ là phần có ý thức của quá trình học hỏi này). Có thể xảy ra 1 số trường hợp sau: Não thấy tiết HMHP đối với 1 đối tượng không có hi vọng, nó sẽ dần dần từ bỏ để tiết kiệm năng lượng. Hoặc nó nhận ra dấu hiệu mà nó từng tiết HMHP không phải là 1 dấu hiệu có ưu thế về sinh tồn, nó sẽ từ bỏ. Hoặc nó cân đo đong đếm giữa những yếu tố tốt và yếu tố xấu…v..v… Những điều ấy hoàn toàn do bộ não tính toán trong vô thức (khác với từ bỏ tình cảm để theo đuổi một mục tiêu nào đấy - cái này là tính toán có ý thức). Thế nên tình yêu của người trưởng thành đa phần thực dụng hơn. Người ta gọi đó là sự “chín chắn”, nhưng mình không ưa từ này.
+ Có thể nói, tình yêu (sự tiết HMHP) không phải giành cho 1 người, mà giành cho 1 dấu hiệu cụ thể nào đó của người ấy. (Lý giải cho việc khi thấy ai đó có điểm giống người yêu cũ, bạn lại rung động). Giả sử bạn yêu giọng nói của anh A. Khi nhìn thấy ảnh anh A, não bạn liên tưởng đến giọng nói và sản sinh HMHP, khi nắm tay anh A, não bạn lại liên tưởng đến giọng nói và rồi lại sản sinh HMHP…v..v.. quá trình như thế lặp lại nhiều lần, dần dần khi nắm tay anh A dù bạn không liên tưởng đến giọng nói nữa nhưng não vẫn sản sinh HMHP. Và như thế, bạn đã yêu toàn bộ con người anh A. Đó là quá trình đồng nhất của não bộ, bằng công cụ rất mạnh của nó: trí tưởng tượng. -> Ấn tượng ban đầu quan trọng như thế nào, các bạn hiểu ra rồi chứ? Và đừng hỏi mình “vì sao ban đầu ghét thằng x lắm nhưng sau 1 thời gian tán tỉnh lại yêu?”.
+ Chính vì não bộ là 1 công cụ tưởng tượng rất mạnh, nên phát sinh 1 loại tình yêu nguy hiểm thế này: Anh A có 1 dấu hiệu y nào đó khiến bạn tiết HMHP. Nhưng bạn còn tiết HMHP với 1 số tín hiệu khác nữa: x, z, k …..v…v…. Bằng sự tưởng tượng, bạn đồng nhất các tín hiệu x, z, k đó với con người anh A dù anh không có. Đấy gọi là tình yêu ảo tưởng, thường là quen qua mạng, tìm hiểu không kỹ, không toàn diện, không thực tế, chỉ tưởng tượng trong đầu. Loại tình yêu này lại được ca nhạc, văn thơ nuôi dưỡng.
+ Một trường hợp nguy hiểm nữa: lượng tiết HMHP đối với 1 tín hiệu mỗi người mỗi khác. Đối với một số người, HMHP tiết một cách mãnh liệt (gọi là yêu say đắm, không gặp nhau 1 ngày là chớt), khiến cơ thể người đó bị “nghiện”. Nó mạnh đến nỗi có thể bỏ qua mọi tín hiệu không tốt mà người đó phát ra. Bệnh cuồng thần tượng của các bạn đây.
Ôi còn nhiều thứ để nói nhưng bài dài quá rồi, phải ngưng thôi. Khỏi viết kết luận, tóm tắt, khỏi rút ra bài học gì luôn.
Tôi chính là kẻ đã giết chết tình yêu trong mình!
Tối nay vui vui, một kẻ có tình yêu đã chết xin lôi nó ra mổ xẻ như sau:
Bỏ qua các yếu tố tôn giáo, bỏ qua sự huyễn hoặc của văn học nghệ thuật hay sự tâng bốc của chủ nghĩa lãng mạn. Ở khía cạnh sinh học, mình tin nó là quá trình cơ thể tiết ra 1 loạt các loại enzim, hóc môn, bởi lẽ mọi cảm xúc của con người đều do các loại này quy định. Điểm mấu chốt là kích thích nào khiến cơ thể tiết ra các loại hóc môn ấy ? Hãy hỏi bộ não.
Là khi mắt nhìn thấy người yêu, khi tai nghe những lời ngọt ngào từ người đó, khi mũi ngửi thấy mùi hương hay da tiếp xúc (nắm tay thôi, đừng nghĩ nhiều!)…v..v.. Tóm lại là khi não nhận được các thông tin từ 5 giác quan gửi về, nó nhận ra đó là “người yêu” thì cơ thể sẽ phản ứng sản sinh ra các loại hóc môn, enzym đặc thù, khiến ta cảm thấy hạnh phúc. Mình tạm gọi đây là hóc môn hạnh phúc – viết tắc HMHP. Hay ở chiều ngược lại, khi tiếp nhận thông tin về 1 người mà cơ thể tiết ra HMHP ta biết đó là kẻ đã cướp trái tim mình.
Vì sao não lại tiết HMHP đối với người A mà không phải với tất cả mọi người? Điều đó mang lại ích lợi gì cho sinh tồn của bản thân hay không? Hay nó chỉ là món quà của tự nhiên, sự trớ trêu của tạo hóa?
+ Về ý nghĩa sinh tồn: Có. Vì để suy trì sự tồn tại của gen. Và mình tin không chỉ ở loài người mới có tình yêu. VD như thiên nga, uyên ương, cánh cụt, …v..v.. điều gì gắn kết con đực và con cái nếu không có tình yêu? Tuy nhiên tình yêu ở loài vật khác với loài người (sẽ phân tích sau).
+ Vì sao não tiết HMHP xác lập với 1 người duy nhất mà không phải với 1 ai đó khác? Theo mình đó là quá trình rèn luyện của não bộ. Não người là 1 hệ thống mở, có khả năng học hỏi rút kinh nghiệm 1 cách có ý thức hoặc vô thức. Ban đầu, quá trình tiết HMHP của con người hoạt động như được lập trình sẵn, rất tự nhiên, tương tự như động vật.
+ Chim mái tiết HMHP khi nghe 1 con đực hót hay, ấy là dấu hiệu 1 con đực khỏe mạnh, dám phô trương trước kẻ thù. Nai sừng tấm mái tiết HMHP khi trông thấy 1 con đực có cặp sừng vĩ đại, vì cho rằng sừng to con đực có khả năng đương đầu với thú ăn thịt..v.v…những loài có độc, dấu hiệu để tiết HMHP có lẽ là màu sắc sặc sỡ, vì càng sặc sỡ chứng tỏ càng độc. Tóm lại, ở loài vật, dấu hiệu tiết HMHP chính là những đặc điểm thể hiện ưu thế về sinh tồn, và nếu con mái hợp tác với con đực đó, bộ gen của nó có nhiều cơ hội duy trì hơn khi hợp tác với con khác. Tuy nhiên trong ý thức của con chim, con nai sừng tấm hay con ếch độc lúc đó chỉ đơn giản là "giọng hót thật quyến rũ","cặp sừng thật quyến rũ", "màu sắc thật đẹp" mà thôi. Và sự tiết HMHP ấy nhanh chóng tắt ngấm khi đã xong mục đích sinh sản. Tình yêu xuất hiện nhanh và cũng tắt nhanh không kém (kiểu sét đánh) trừ 1 số ít loài động vật duy trì lâu hơn, có thể suốt đời.
+ Con người cũng đc lập trình sẵn như thế. Ở tuổi dậy thì mình để ý thấy đa phần nữ thích: những nam học giỏi nhất lớp, những nam hát hay, hoặc những nam hay đánh nhau, bạo ngược (*) – (cuối bài mình sẽ giải thích vì sao lại có kiểu thích này). Các nữ rất dễ bị rung động ở tuổi này, bởi vì sao? Nó đơn thuần là sự lập trình sẵn của não bộ. Khi bắt gặp 1 vài đặc điểm chứng tỏ sự vượt trội về sinh tồn, nó sẽ tiết HMHP, gọi là những “rung động đầu đời”. Tình yêu tuổi mới lớn tự nhiên, trong sáng là vì vậy.
+ Điểm khác biệt trong sự tiết HMHP ở người chính là sự học hỏi, rút kinh nghiệm của não bộ (sự can thiệp mạnh mẽ của lý trí chỉ là phần có ý thức của quá trình học hỏi này). Có thể xảy ra 1 số trường hợp sau: Não thấy tiết HMHP đối với 1 đối tượng không có hi vọng, nó sẽ dần dần từ bỏ để tiết kiệm năng lượng. Hoặc nó nhận ra dấu hiệu mà nó từng tiết HMHP không phải là 1 dấu hiệu có ưu thế về sinh tồn, nó sẽ từ bỏ. Hoặc nó cân đo đong đếm giữa những yếu tố tốt và yếu tố xấu…v..v… Những điều ấy hoàn toàn do bộ não tính toán trong vô thức (khác với từ bỏ tình cảm để theo đuổi một mục tiêu nào đấy - cái này là tính toán có ý thức). Thế nên tình yêu của người trưởng thành đa phần thực dụng hơn. Người ta gọi đó là sự “chín chắn”, nhưng mình không ưa từ này.
+ Có thể nói, tình yêu (sự tiết HMHP) không phải giành cho 1 người, mà giành cho 1 dấu hiệu cụ thể nào đó của người ấy. (Lý giải cho việc khi thấy ai đó có điểm giống người yêu cũ, bạn lại rung động). Giả sử bạn yêu giọng nói của anh A. Khi nhìn thấy ảnh anh A, não bạn liên tưởng đến giọng nói và sản sinh HMHP, khi nắm tay anh A, não bạn lại liên tưởng đến giọng nói và rồi lại sản sinh HMHP…v..v.. quá trình như thế lặp lại nhiều lần, dần dần khi nắm tay anh A dù bạn không liên tưởng đến giọng nói nữa nhưng não vẫn sản sinh HMHP. Và như thế, bạn đã yêu toàn bộ con người anh A. Đó là quá trình đồng nhất của não bộ, bằng công cụ rất mạnh của nó: trí tưởng tượng. -> Ấn tượng ban đầu quan trọng như thế nào, các bạn hiểu ra rồi chứ? Và đừng hỏi mình “vì sao ban đầu ghét thằng x lắm nhưng sau 1 thời gian tán tỉnh lại yêu?”.
+ Chính vì não bộ là 1 công cụ tưởng tượng rất mạnh, nên phát sinh 1 loại tình yêu nguy hiểm thế này: Anh A có 1 dấu hiệu y nào đó khiến bạn tiết HMHP. Nhưng bạn còn tiết HMHP với 1 số tín hiệu khác nữa: x, z, k …..v…v…. Bằng sự tưởng tượng, bạn đồng nhất các tín hiệu x, z, k đó với con người anh A dù anh không có. Đấy gọi là tình yêu ảo tưởng, thường là quen qua mạng, tìm hiểu không kỹ, không toàn diện, không thực tế, chỉ tưởng tượng trong đầu. Loại tình yêu này lại được ca nhạc, văn thơ nuôi dưỡng.
+ Một trường hợp nguy hiểm nữa: lượng tiết HMHP đối với 1 tín hiệu mỗi người mỗi khác. Đối với một số người, HMHP tiết một cách mãnh liệt (gọi là yêu say đắm, không gặp nhau 1 ngày là chớt), khiến cơ thể người đó bị “nghiện”. Nó mạnh đến nỗi có thể bỏ qua mọi tín hiệu không tốt mà người đó phát ra. Bệnh cuồng thần tượng của các bạn đây.
Ôi còn nhiều thứ để nói nhưng bài dài quá rồi, phải ngưng thôi. Khỏi viết kết luận, tóm tắt, khỏi rút ra bài học gì luôn.
Tôi chính là kẻ đã giết chết tình yêu trong mình!
Last edited: