Bài viết " Vấn nạn học đường "

P

phalaibuon

Nếu nói gia đình là ngôi nhà nuôi lớn tâm hồn của mỗi con người thì học đường là môi trường giáo dục, đào tạo, truyền tải kiến thức, rèn luyện con người cả về đạo đức lẫn tri thức. Ấy vậy mà ngày nay, ở tại thế kỉ mà ta gọi là văn minh này, lại có không ít những học sinh lại là những “phần tử xấu” của xã hội.

Tôi nói “phần tử xấu” vì tôi muốn nhấn mạnh tình trạng thoái hoá đạo đức của học sinh trong thời buổi hiện nay. Thanh niên được xem như những mầm non tương lai, những người mà sau này sẽ dùng đôi tay của mình để xây dựng đất nước cơ mà. Hãy nhìn lại xem, thanh niên ngày nay làm những gì??? Trốn học, bỏ tiết, vô lễ với giáo viên... thậm chí là trộm cắp, “xì ke”, mại dâm, ma tuý, giết người.... Sao lại có sự thay đổi lớn đến vậy????

Trước hết là nói về gia đình, cha mẹ cưng chiều con cái, muốn con mình có điều kiện tốt để học hành cùng chúng bạn được dễ dàng hơn, không muốn con mình tủi thân vì thua kém bạn bè, con muốn gì là được nấy, vậy nên giờ mới có câu “con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”. Bản thân phụ huynh đã dồn con mình vào con đường mà không ai muốn đi, con đường sa đoạ, con đường của tội lỗi và của bao nước mắt, máu.
Đĩ nhiên họ không ngờ mình lại là người gián tiếp hại chính cốt nhục của mình, nhưng đó cũng là một phần trách nhiệm của cha mẹ, quá nuông chiều con và quản lí quá lỏng lẽo, dẫn đến chúng được tự do và đi theo con đường mà chúng bạn rủ rê.

Thứ hai là ở bản thân của học sinh, dù chưa nói là trưởng thành nhưng cũng đã bắt đầu có nhận thức, học sinh lại đâm đầu vào những thứ mà mình cho rằng là “xì tin” là “mốt”, là “phác sần”.... Sẽ không hề xa lạ khi bắt gặp những cái cười mỉa mai của một “cậu công tử bé” nhìn bạn học của mình vốn là con gia đình khó khăn ăn mặc xuềnh xoàng. Dẫu biết rằng ăn diện không phải là điều đáng chê trách, nhưng cũng không nên quan trọng hoá nó. Những cái cười khinh bỉ đó không chỉ là một thái độ, mà đó còn là một nhân cách, một đạo đức, một con người đang bị xuống dốc về mặt nhận thức của thanh thiếu niên ngày nay.

Thứ ba là sự phát triển của xã hội, từ khi bước vào cổng hội nhập, nước ta tiếp nhận hàng trăm thứ mới mẻ được du nhập từ nước ngoài vào. Không phải là không tốt, nhưng sẽ tốt biết mấy nếu ta tiếp thu có chọn lọc. Nhìn lại thử xem, đừng nói chi là học sinh, ngay cả bản thân cha mẹ của học sinh cũng chưa chắc đã rõ con mình làm vậy là đúng hay sai, thậm chí còn xúi giục con mình đi theo những dòng cuốn xô bồ đó mà quên rằng mình là một “con người Việt Nam”. Tôi không có ý chỉ trích hay chê trách việc hội nhập, nhưng ta phải hội nhập sao cho phù hợp,. Cứ nhìn thấy những hành động của giới trẻ bây giờ, tôi thật không thể tin vào mắt mình.

Có nhiều tài xế lái xe buýt thổ lộ rằng sợ học sinh lắm, mỗi lần lên xe là la lối om sòm, hành khách ai cũng khó chịu, lại còn nói tục chửi thề, vô lễ với người lớn.... Và cũng mới gần đây, ngay tại trường tôi lại có hiện tượng học sinh dắt nhau vào nhà nghỉ!!! (lớp 10). Học sinh thi nhau hút chích, đua xe, đánh nhau, cướp giật.... Những điều đó không còn lạ nữa. Những chuyện như giở tài liệu, quay cóp... những vi phạm trong học đường ngày xưa nay cũng đã dần được xoá bỏ, nhưng lại xuất hiện thêm những hiện tượng mới. Đó là cái mà người ta hay biện hộ rằng vì “thời thế nó thế”. Thời thế dẫu có thế nào cũng không được đánh mất những giá trị văn hoá đạo đức, tinh thần quý báu của dân tộc. Nếu người học sinh nào cũng không ý thức như thế, ai cũng hùa theo như thế thì thử hỏi sau này đất nước ta sẽ ra sao???

Ở đây tôi chỉ mới nói sơ qua về những vấn nạn nơi học đường, nó không còn bó buộc ở một phạm trù nào nữa mà đã là vấn đề chung của tất cả mọi người, ai cũng có một phần trách nhiệm của mình. Ta hãy thử nhìn lại mình và suy xét về những gì mình đã làm và cả những người xung quanh mình nữa. Phải biết cách “phê bình và tự phê bình”, phải biết caá nào đúng cái nào sai và sửa sai như thế nào, nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì e rằng theo chiều hướng này, những vấn nạn nơi học đường mà đối tượng phần đông là học sinh sẽ còn tiếp tục gia tăng và ngày càng tồi tệ hơn....

Ý thức là ở mỗi con người...



CTV: congchualolem_b
 
P

phalaibuon

Vấn nạn học đường và sự tha hoá trong đạo đức


[FONT=&quot]T[/FONT]hời đại mới kéo theo một thế hệ học sinh trẻ và giàu nhiệt huyết hơn, nhưng đi kèm với nó cũng nảy sinh nhiều tiêu cực.
Đại thể, đơn giản chỉ so sánh với thế hệ học sinh những năm 90, thế hệ mà chúng ta vẫn chê bai là lạc hậu, là “chậm tiến”, thế hệ mà chắc chắn khả năng hoà nhập cũng như tiếp thu kiến thức mới không thể bằng được với các bạn ngày nay, chúng ta đã thua sút họ về nhiều mặt: số các tệ nạn học đường đang gia tăng một cách đáng kinh ngạc. Đơn giản, vào những năm 1999, tức là 10 năm trước, một học sinh hút thuốc lá trong trường đã bị lên án gay gắt, thì bây giờ, 10 năm sau, hành động đó lại đang trở thành “ mốt”, thành một lối thời trang thời thượng trong giới trẻ.
Những tình trạng đó đang khiến cho chúng ta, tôi muốn chỉ những người còn chút gì đó thiết tha với nền văn hoá dân tộc, phải trăn trở.
Nguyên nhân là do đâu ? Mỗi một thời đại lại mang trong mình vô vàn mâu thuẫn. So với thế hệ 7x, 8x, thế hệ chúng ta ngày hôm nay đã sung sướng hơn về nhiều mặt. Bây giờ, 20 năm sau hội nhập, chúng ta đã khó mà hình dung ra được một xã hội không có internet, không có truyền hình, rạp chiếu bóng hay các trung tâm vui chơi giải trí hay mua sắm đồ sộ. Một mặt, đó là một bước phát triển trông thấy của xã hội. Nhưng mặt còn lại, nó đang làm cho giới trẻ sa đà vào các cuộc vui chơi dông dài, quên đi công việc chính của mình mà các thế hệ cha anh đã luôn luôn tâm niệm : sống và tu dưỡng nhân cách.
Không thể tin nổi một học sinh cấp 3 có thể đọc vanh vách tiểu sử họ hàng gốc rễ cua một diễn viên nổi tiếng mà lại không nhớ nổi ngày sinh của Bác Hồ.
Đi sâu vào vấn nạn học đường, chúng ta sẽ không phải chỉ bàn về những tệ nạn đang diễn ra đầy rẫy, tôi muốn nói đến tai nạn giao thông, tiêu cực thi cử và việc sử dụng các chất kích thích. Vấn đề chính chính là sự tha hoá về tư tưởng, bào mòn về ý chí, bê tha về mặt tinh thần :Hãy so sánh giữa một thế hệ học sinh, chỉ vào khoảng 20 năm trước, một thế hệ đã từng thiếu thốn về nhiều mặt, không có internet, không có cinesma, không có café, thậm chí cả truyền hình. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục: tuổi trẻ vẫn nồng nhiệt với khát vọng yêu thương và dâng hiến. Thì chỉ 2,3 thế hệ sau đó, ngày nay, đi kèm với sự thừa mứa về vật chất, người học sinh Việt nam đang mất dần những đức tính tốt, các vấn nạn học đường tăng vọt, tư tưởng và đạo đức của một phần không nhở học sinh đang là những cái gai nhức nhối. Vấn đề không phải là chỉ của một thời.
Không nên đổ hoàn toàn lỗi lầm cho sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường. Bên châu Âu người ta phát triển hơn mình, họ giàu hơn, văn minh hơn, con người họ sống thoáng hơn, nhưng là cái thoáng trong khuôn khổ, không phải cứ thoáng là thoáng…vô tổ chức. Người Việt Nam rõ ràng là còn vô vàn nhược điểm, bên cạnh những đức tính mà lịch sử đã ghi nhận. Người ta sinh ra không ai xấu, nhưng trong một xã hội tha hoá và trì trệ, con người khi trưởng thành cũng sẽ dần tha hoá và trì trệ theo (đã có những gia đình mà cha mẹ dạy con cái đánh bài, hút thuốc !), như cái cây xanh trồng trong một thau nước đục. Xã hội, dù văn minh đến mấy, vẫn phải nhận gia đình làm nền tảng. Nhiều tế bào đau bệnh, cơ thể sẽ ốm yếu, nhiều gia đình yếu kém, xã hội sẽ suy đồi..
Rõ ràng chỉ trong một thơì gian rất ngắn, với những cố gắng khắc phục của toàn thể xã hội, số các tệ nạn học đường không những giảm đi mà còn tăng vọt. Có lẽ cần thêm một điều gì khác. Một điều gì đó phải xuất phát từ chính những đối tượng nảy sinh tiêu cực: học sinh. Mỗi người học sinh hãy xác định rõ mục tiêu của mình. Trên con đường thành công sẽ vĩnh viễn không có dấu chân của người hèn nhát, chân trời rất đẹp những không cố đi thì sẽ mãi chỉ dậm chân ở cuối con đường. Dường như mỗi người học sinh hôm nay, bên cạnh một số không nhỏ những học sinh thực sự có ý chí, phần nhiều đều sợ: sợ khó, sợ khổ, sợ thay đổi, sợ bị chê bai. Những nỗi sợ sẽ ăn mòn ước mơ, như một đoàn tàu tuột xích. kết cục, sẽ chỉ còn là một đống phế thải không biết vứt đi đâu.

Hãy đừng để mình trở thành gánh nặng !
Xã hội là một nơi đầy cám dỗ. Đức Phật khi tu luyện dưới chân gốc đồ đề đã phải trải qua thử thách và chiến thắng tất cả các nhục dục trần gian. Con đường đến với thành công sẽ chỉ được đo bằng ý chí và quyết tâm có lý tưởng. Sẽ có những căn nhà, những chiếc giường êm ấm, nhưng một khi đã đặt lưng xuống, thiếp đi, là không bao giờ còn trở dậy được. Lúc tỉnh lại, nhìn về xa thì cơ hội lên đường lại đã vuột mất rồi.
Nhưng cũng đừng đổ toàn bộ gánh nặng lên vai người học sinh. Hãy nhớ, loài người là một cộng đồng, chứ không phải từng cá nhân riêng lẻ, rời rạc. Một con người dầu giỏi dầu kém, nếu đặt một mình, cũng thành bất lực. Những vấn đề đặt ra trước mắt, là cần sự chung tay của cả cộng đồng. Bởi vì chỉ có hành động, chứ không phải lời nói (dù là lời chỉ trích) mới là động lực để đưa một xã hội phát triển đi lên.
Dân ta dạy
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Cần biết bao nhiêu sự quan tâm động viên từ những bậc cha mẹ, thầy cô, từ những con người trong xã hội, những gì mà ngày nay còn thiếu. hãy đừng chỉ biết trách cứ. hãy nhìn thẳng vào sự việc; Chúng ta đang thiếu gì, và chúng ta thực sự cần gì..
Con đường trước mắt dù lắm chông gai, nhưng nếu cùng nhau bước tới, chúng ta sẽ đi tới cái đích cuối cùng. Đừng để cho những cám dỗ thực dụng làm mờ mắt. lối sống vật chất, hưởng thụ, hơn mọi thứ, bây giờ sẽ giết chết toàn bộ những đức tính tốt đã được ghi nhận của người học sinh Việt nam.
Một ngươì bạn ở nước ngoài nói với tôi; Người học sinh Việt Nam thông minh, chịu khó…Hãy đừng để những cái nhìn thiện cảm đó trở thành sai lầm, đừng làm bạn bè thất vọng. Những gì cha anh đã làm được, đừng để mất đi. Khó, những không phải là không làm được.
Xã hội phát triển, đó là một tín hiệu rất đáng mừng. Nhưng đừng để cái đáng mừng đó lại trở thành nơi ươm mầm, dung dưỡng cho những tật xấu. Cùng với những gì họ đã làm được trong quá khứ, hiện tại và có thể là cả tương lai, tôi tin tưởng người Việt nam đủ can đảm để loại trừ đi những gì không tốt, những gì cần khắc phục, để xứng đáng công dân của một xã hội văn minh, trưởng thành trong một đất nước có giáo dục và truyền thống tốt, và sẽ xây dựng nó trở nên tươi đẹp hơn nữa.


PBT: Phamminhkhoi
 
P

phalaibuon

[FONT=&quot]Từ lâu nay, bạo lực học đường luôn là một vấn đề nan giải. Dù bị răn đe đuổi học, ghi học bạ nếu đánh nhau, nhưng dường như nạn hành hung trong học đường vẫn không hề thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Không có lý do cũng... đánh[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Mặc dù hầu hết các trường đều đưa ra các mức kỷ luật rất nặng như đuổi học, ghi học bạ... nếu phát hiện đánh nhau trong trường, nhưng không vì thế mà bạo lực học đường thuyên giảm. Trong cặp sách của nhiều học sinh (HS) có cả dao, côn, ống nước, gươm, kiếm. Để tránh sự kỷ luật của nhà trường, nhiều HS đã đợi đến lúc tan học, ra ngoài cổng trường rồi mới lao vào ẩu đả. [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Thường những vụ xô xát, ẩu đả này không dừng lại ở hai "diễn viên" chính mà kéo theo đó là những hội, những bang, những "đệ" với đầy đủ hung khí trong tay. Lý do dẫn đến những vụ ẩu đả thường rất nhỏ, nhỏ đến mức không thể gọi đó là nguyên nhân dẫn đến đánh nhau. Chỉ là nghe phong thanh mình bị nói xấu, va chạm nhỏ trong lớp, hay chỉ đơn thuần là "nhìn đểu"... cũng có thể dẫn đến đánh nhau. [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Mới đây, Toà án Nhân dân TP.HCM đã xử lý một vụ án hai HS đâm nhau mà cả hai đều học cùng lớp, một người thường xuyên bị người kia đánh, đấm, bắt nạt mà không hề vì một lý do nào cả. "Tức nước vỡ bờ", một ngày không chịu được, cậu bạn hay bị bắt nạt thủ sẵn con dao găm trong cặp, thẳng tay đâm vào bụng bạn. Khi ra toà, được hỏi lý do vì sao liên tục đánh, bắt nạt bạn, "nạn nhân" nói khẽ: "Chỉ vì nhìn mặt thấy... ghét nên đánh".[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Bạo lực không chỉ xuất hiện trong nam sinh mà hiện nay đã lan đến các HS nữ. Dư luận gần đây xôn xao với một video clip quay cảnh đánh nhau giữa hai nhóm khoảng 5-6 nữ sinh với những màn đánh vào đầu, vào gáy, túm tóc, đá vào mặt, xé quần áo... ngay trên hè đường vào giờ tan học. Giữa tháng 9/2007, HS Trường THPT Q.T đã được chứng kiến một màn hỗn chiến giữa một bên là 3 nữ sinh với gạch, đá, ống nước, một bên là "đại ca" của trường ngay sau giờ tan học.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Quá dễ để sắm "đồ"[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]"Chỉ cần đưa em 40.000 - 50.000đ, sau 30 phút là em sẽ kiếm được "đồ" - một HS nam tại một trường THPT ở quận Đống Đa cho biết. "Đồ" là từ lóng để chỉ các loại hung khí như dao, kiếm, ống nước vạt nhọn... Thứ "đồ" được giới HS cá biệt sử dụng để tham gia các vụ đánh lộn nhiều nhất là dao tông, một loại dao dài khoảng 40-50cm, chuyên dùng để xén giấy bản.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Loại dao này được bày bán tràn lan và mua rất dễ dàng trên nhiều phố của Hà Nội. Đây là loại dao được sản xuất tại các cơ sở thủ công của một số làng nghề cơ khí quanh địa bàn Hà Nội hoặc được nhập về từ Trung Quốc. Gần đây, dòng hung khí "chảy" về từ biên giới khá nhiều và đa dạng như kiếm Tàu, kiếm Nhật, búa, rìu, chùy gai... tuy nhiên, do giá cao và khó mua nên HS vẫn chủ yếu dùng các vũ khí thô sơ như kiếm tự chế, dao tông, ống tuýp nước... [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Những HS đã từng tham gia, hoặc là nạn nhân của các vụ ẩu đả cho biết, chỉ cần xích mích nhỏ cũng có thể dẫn đến những vụ thanh toán nhau. Đến lúc ẩu đả, nếu không chuẩn bị từ trước thì bất cứ vật gì có được trong tay cũng trở thành "vũ khí", từ gạch, đá, mũ cối, ly, cốc, chai nước ngọt... Hầu hết các vụ ẩu đả chỉ dừng lại khi có đổ máu hoặc sự can thiệp của công an.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Trách nhiệm thuộc về ai?[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Những vụ ẩu đả diễn ra bên ngoài cổng trường thường ít được báo cáo với hiệu trưởng, mà chỉ lan truyền trong giới HS với nhau. Bản thân các nạn nhân, những người bị bắt nạt, bị hành hung, cũng thường giấu kín vụ việc ngay cả với cha mẹ, thầy cô mình. Sở dĩ nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, một phần cũng từ sự vô tâm của những người xung quanh. [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Vụ nữ sinh ẩu đả được đăng tải trên mạng Internet đã cho thấy rất rõ sự bàng quan thờ ơ, lạnh lùng của những người đứng xem. Không hề ai có dấu hiệu định can thiệp hay báo cho các cơ quan chức năng, mà chỉ đơn thuần "đứng xem cho vui". [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đã đến lúc chúng ta cần một hồi chuông mạnh mẽ cảnh báo nạn bạo lực học đường. Rất cần những hộp thư thoại, đường dây nóng kết nối nhà trường và HS, của lực lượng công an thành phố để làm dịu đi sự căng thẳng bồng bột của tuổi trẻ. Để những cuộc chiến học đường không còn xảy ra dằng dai kéo theo hậu quả nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần của HS.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh:
Sự bốc đồng không có định hướng
sẽ dẫn đến phạm tội
Phải khẳng định rằng, lứa tuổi 15 - 16 là tuổi dễ bốc đồng và khó tự chủ. Các em bị ảnh hưởng rất nhiều từ bên ngoài như phim ảnh, thông tin bạo lực trên Internet, game... nên dần dần bị nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích thể hiện mình qua việc đánh đấm, cho rằng như vậy mới là "anh hùng".
Đáng lo ngại hơn, ở lứa tuổi này, các em thường bị bạn bè kích động, thường nghe bạn hơn nghe lời cha mẹ, thầy cô nên rất khó quản lý. Chúng tôi đã tiếp nhận khá nhiều cuộc điện thoại kêu cứu của các em học sinh là nạn nhân của những vụ bạo lực học đường. Có những vụ xâm phạm đến thể xác, nhưng cũng có nhiều vụ bạo lực về tâm lý như tẩy chay, nói xấu hội đồng... khiến các em hoảng hốt, không còn tâm trạng học tập, thậm chí bị hoảng loạn.
Theo tôi, để khắc phục được tình trạng này, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tăng cường sự gắn kết giữa thầy cô, cha mẹ với học sinh, các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên của từng lớp phải phát huy vai trò của mình, phải gần gũi và gắn bó với các em hơn nữa, bởi không có ai nói được các em dễ bằng chính các em nói với nhau. Sự bốc đồng không có định hướng sẽ rất dễ khiến các em phạm tội ở lứa tuổi chưa đủ nhận thức.
[FONT=&quot](Theo Lao Động – nguồn từ vietnam.vn )[/FONT]

CTv: nucuoi_nhungnguoidocthan_810 ( st )
 
P

phalaibuon

Một phút lầm lỡ.


“Hắn bước từ nhà bà Tư ra mà trên mặt vẫn lộ vẻ thèm, thèm thuồng một điều gì đó. Liếc nhìn xung quanh, hắn thở phào nhẹ nhõm khi nghĩ rằng sẽ không ai biết việc hắn đã làm, chạy nhanh về nhà, hắn đánh một giấc trong sự bình yên”.
Vinh, một thằng con trai đã 17 tuổi, cao to và khuôn mặt cũng có vẻ khôi ngô, nhà cậu ta đối diện với cổng trường cấp hai, nhưng cậu ta chưa một lần được bước chân vào cổng trường ấy theo cách đàng hoàng, chỉ dám lén lút trèo tường khi đã tan học. Gia đình Vinh có 8 người, bố, mẹ, nó và năm đứa em nhỏ nữa. Hằng ngày mẹ nó đi bán nhôm nhựa để kiếm tiền, nhưng…kiếm tiền không phải để lo đủ bữa ăn cho anh em nó mà vì…nuôi sống con ma men- là bố nó. Bố nó! kẻ nghiện rượu, cứ mỗi lần say là không biết trời đất gì, đánh chửi anh em nó, có hôm còn đè mẹ nó ra giữa nhà trước mặt các con mà làm cái chuyện “ vợ chồng”. Vinh cảm thấy kinh tởm bố nó lắm, nó đã tự nhủ sẽ không bao giờ làm những việc tồi tệ như bố nó đã làm. Nhưng…ở đời đâu ai biết được chữ ngờ, cạnh nhà nó có mấy quán hàng không mấy trong sạch,những thằng con nhà giàu hay hư hỏng thường trốn học để tụ tập chơi bi a, đánh bài, nhiều lúc còn được chủ quán giới thiệu cho món chơi mới- xem phim đồi trụy. Mới đầu Vinh cố gắng xa lánh những đứa học sinh kia, nhưng nhìn cảnh gia đình nó, nhìn đàn em nheo nhóc, bản thỉu, nó chỉ muốn đi đâu đó để quên đi gia đình “ ********” này. Và rồi nó gặp Long, cái đứa cầm đầu của hội ăn chơi, Long tỏ vẻ thân thiện với Vinh, cho Vinh tiền, bao nó chơi và còn dạy nó hút thuốc, ống rượu. Dần dần, Vinh cảm thấy cuộc đời của mình thứ vị hơn, nó được tham gia các hoạt động vui vẻ mà không mất xu nào, lại còn oai phong vào trường khi đi cùng Long, rất thú vị. Trò chơi cuối cùng nó được tham gia và học hỏi là…xem phim đồi trụy. Mới đầu, nó cảm thấy ghê tởm như chính cảnh bố nó làm với mẹ nó, nhưng…sau khi được “ chiêm ngưỡng” nhiều lần, nó nghĩ rằng chẳng có gì ghê gớm khi coi cái cảnh ngày nào mình cũng đã quen. Bình thường thôi!
Cho đến một ngày, nghe Long và đám bạn kể về vụ “thực hành” của Long với một cô bạn gái, Vinh cũng cảm thấy người mình nóng lên một cách kì lạ, nó cứ có cảm giác thèm thèm thứ gì đó khó tả. Rồi…Nó để ý con bé Nga, cháu của bà Tư, mới 12 tuổi nhưng đã phổng phao như một thiếu nữ. Bố mẹ Nga bỏ nhau từ lúc Nga còn là một đứa bé sơ sinh, được bà ngoại nuôi dưỡng, nhưng Nga có vẻ gì đó không bình thường, cứ ngơ ngơ, ngây ngây như một đứa bé lên 5. Lợi dụng điều đó, cùng với cái bệnh lạ kì kia, Vinh cố gắng tiếp cận Nga, nhưng bà cô bé ít khi đi vắng, nếu đi thì cũng chỉ đi nhanh vì sợ cháu mình đi lung tung nên Vinh rất bực, mà càng ngày nó càng thèm cảm giác của tình dục.
Nó thập thò trước cửa nhà bà Tư gọi vọng vào:
-[FONT=&quot] [/FONT]Bác Tư ơi! Con dâu bác bị bệnh, hôm nay có người đến tìm nói bác đi gấp.
Nghe xong bà Tư không một chút nghi ngờ, gói gém đồ đạc chuẩn bị lên đường, nhà con dâu bà cũng khá xa, nếu đi cũng phải mất hai tiếng.
-[FONT=&quot] [/FONT]Ừ! Tao đi liền, có gì nhờ mày trông con bé Nga hộ tao nhá, chiều về bà sẽ có quà cho mày.
-[FONT=&quot] [/FONT]Vâng! Bác yên tâm, cháu sẽ trông Nga cho, nhanh lên kẻo trưa đó bác. Nó thúc dục bà Tư mà trong lòng vô cùng vui sướng.
Đợi bà Tư đi khảng 10 phút, nó bước vào nhà, chốt cửa chính và đóng hết cửa sổ, lúc ấy Nga đang gội đầu, nó gõ cửa phòng tắm, rồi…
-[FONT=&quot] [/FONT]Á! Anh Vinh, bà em đâu rồi? đợi em tí em gội dở cái đầu.
-[FONT=&quot] [/FONT]Ừ! Nhanh nhá em, xong rồi anh em mình chơi cái này vui lắm á.
Rút trong túi ra cái đĩa phim đồi trụy, nó bỏ đĩa vào đầu video nhà bà Tư, lúc Nga vừa bước ra, nó bật đĩa cho chạy, một cô bé ngây thơ như Nga chỉ biết ngồi nhìn, lâu lâu còn cười. Lợi dụng như thế, Vinh cố ôm chặt Nga vào lòng, tiếp đó nó làm những chuyện mà nó và Nga đang xem.
Nó bước từ nhà bà Tư ra mà trên mặt vẫn lộ vẻ thèm, thèm thuồng một điều gì đó. Liếc nhìn xung quanh, hắn thở phào nhẹ nhõm khi nghĩ rằng sẽ không ai biết việc nó đã làm, chạy nhanh về nhà, nó đánh một giấc trong sự bình yên. Nhưng nó không ngờ dù khôn khéo đến mấy thì một đứa con nít như nó cũng không thể che mắt được người lớn.
Bà Tư về nhà lúc chiều tối, bà rất bực khi biết con dâu mình không làm sao cả, nhưng nghĩ chắc có đứa chơi xấu, bà cũng chả truy cứu gì nữa. Vào nhà thấy cháu mình kêu đau, bà hoảng hốt hỏi han, nó vốn dại nên kể hết đầu đôi, lấy quần cháu mình ra xem thì quả nhiên là có việc không hay xả ra với cháu. Bà bực mình, lôi cháu sang tận nhà Vinh để nói chuyện, nhưng Vinh hoảng quá, chỉ biết chối, đổ lỗi tại Nga bị ngơ ngơ nên nói sằng bậy. Bà không dừng ở đó, làm đơn kiện tới công an. Cuối cùng, mẹ Vinh phải dẫn nó qua xin lỗi bà Tư và hứa sẽ bù đắp. Nhưng…danh dự và nhân phẩm của một đứa bé gái 12 tuổi đã bị mất chỉ vì lòng ham muốn bất lương của Vinh, điều đó không thể dung tha.
Vụ kiện kéo dài 3 tháng, Vinh và đám bạn của nó là Long và mấy đứa học sinh khác bị bắt với tội tàng trữ và xem phim ảnh đồi trụy khi chưa đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, với đơn kiện của bà Tư, Vinh bị ba năm ở trại cải tạo giáo dục nhân phẩm. Nó vừa hối hận vừa oán trách gia đình mình, oán trách bản thân mình. Ở cái tuổi đáng lẽ phải được cắp sách đến trường, vậy mà nó chỉ đứng nhìn những thứ ấy với sự thèm thuồng, rồi cái sự cùng quẫn đã khiến nó sa lầy mà có lẽ vết nhơ này nó sẽ phải mang theo suốt đời.
P/s: đây là câu chuyện có thật. Tôi là người xem và được nghe kể lại nên tôi muốn đưa câu chuyện này lên để cảnh tỉnh những ai đã và đang dấn thân vào con đường tội lỗi, nhất là lứa tuổi học đường.

CTV: greenstar131
 
P

phalaibuon

Ngày mai là một khởi đầu mới!

Mẹ ơi! Con lại đến với mẹ nữa đây, con mệt quá, tưởng như khắp người không cử động được nhưng con vẫn cố gắng đón xe đến bên mẹ đây.
Cỏ dại quanh mộ mẹ nhiều quá, cũng không thấy nhiều tàn hương, chắc trừ con ra không ai đến thăm mẹ, mẹ tội nghiệp của con. Con đã cố gắng để cuộc đời mình không có những vết đổ như mẹ, nhưng con không làm được và bây giờ con cũng trở thành một đứa “tội nghiệp” rồi mẹ ạ!

Mẹ à! Con gái mẹ đã 17 rồi, 17 năm sống nhạt nhẽo, bây giờ con mệt mỏi quá mẹ à, nhiều lúc con muốn đi theo mẹ, nhưng nhớ đến cái lọ thuốc ngủ chỉ còn vài viên trên tay mẹ, nhìn lá thư cuối cùng mẹ để lại cho con, con không còn đủ can đảm để chết nữa. Con đau lắm mẹ à, đau ở đầu, cả người như rũ rượi, và cái lồng ngực phía bên trái của con nó nhói lắm mẹ ạ, như có hàng vạn mũi kim đâm vào tưởng như con sắp gục ngã. Mẹ biết không, sáng nay con lại lên cơn nữa, dù đã cố gắng cầm cự trong phòng, nhưng thần kinh của con, tay chân của con không hoạt động theo trái tim con nữa, con hét gào lên trong cơn nghiện ngập, và bố biết rồi mẹ ạ! Sau hơn một tháng con “say sưa” trong những viên thuốc màu hồng chúng bạn đưa, cuối cùng bố cũng đã biết con nghiện rồi mẹ ạ!

Con là đứa con gái hư hỏng nhất mẹ nhỉ, con xấu hổ khi đứng trước mộ mẹ bây giờ, bố khóc khi biết con nghiện, và con cũng khóc, con sai rồi, nhưng con thèm lắm, thèm cái viên thuốc màu hồng làm thân xác con như bay bổng, uống nó con như quên hết thực tại, quên bố, quên dì, quên đi rằng mẹ đã chết vì đau khổ, quên cái biệt thự to đùng nhưng thiếu tình người….quên hết tất cả, và con lâng lâng đi vào cõi mộng. Quái lạ thật mẹ nhỉ? Chỉ là một cái cây được nuôi sống bằng đất mà dùng nó con người ta lại có cảm giác được “bay” như thế, dù đã được học, được biết rất rõ về ma tuý, nhưng con vẫn bị “dính” vào nó rồi mẹ ạ!

Lũ bạn của con là một lũ ********, nó lừa con, bọn nó chơi với con chỉ vì cái gia tài của bố, vì cái ví tiền của con. Người đó cũng lừa con mẹ ạ, người mà lần trước tới đây con đã kể cho mẹ đấy_cái cậu bạn cùng trường, người đầu tiên làm con rung động, và tháo cái vỏ bọc “tiểu thư lạnh lùng”, nhưng giã man thật nó lại lừa con, lừa một đứa con gái lần đầu biết rung động, vì một vụ cá độ với bạn bè….cũng lại vì tiền mẹ ạ! Mẹ và con lại có chung nổi đau rồi, bố ngoại tình với người phụ nữa đó cũng vì cái gia tài của bà, rồi hắt hủi mẹ cũng vì muốn chiều theo lời bà đó, rồi cưới người đó cũng vì muốn có gia tài của bà đó. Mẹ tự tử chẳng phải là vì cái sức mạnh đồng tiền của bà ta đó sao, kinh tởm thật! vậy mà suốt 3 năm qua con đã sống thoải mái nhờ vào cái đồng tiền của bà đó, người đàn bà mà bố bắt con phải gọi là “Dì”.

Con lại khóc nữa rồi!.... con kể cho mẹ nghe về nó, về cái viên thuốc màu hồng “nhơ nhuốc” đó, con đã lao đầu vào những cuộc chơi, những trận đua tốc độ, những bar nghịt dân chơi, những lần nhảy nhót, những lần say xỉn,… 17 tuổi_con đã xa đoạ như thế rồi đó mẹ, nhưng con buồn lắm, dù cái vỏ bọc có kín đến đâu thì cũng không dấu hết nổi buồn trong con, hình như người đó hiểu được mẹ ạ, và anh ta cho con viên thuốc, những đứa xung quay anh ta điều đã thử một lần để “quên đời” và đúng như mọi người nói, đúng là con đã quên cái cuộc đời bạt bẽo này trong cơn say thuốc, cứ thế mỗi lúc buồn anh và chúng bạn của anh lại cho con thuốc, và con trở thành một con nghiện từ lúc nào rồi mẹ ạ, hôm qua con mới biết được rằng anh đã lừa con, lừa tiền của con và lừa cả tình cảm của con vì một vụ cá cược với bọn bạn rằng sẽ “cưa đổ” con_một đứa con gái lạnh lùng nhất trường.

Con đau lắm, đau xé lòng, con đã định tìm lấy viên thuốc đó để “quên đời” ít nhất là trong phút đó, nhưng không còn, tự ái và sự thù hận không cho con đến chổ tụi nó hỏi thuốc, và con đã nghiện, một con nghiện thật sự.

Bố bảo mai đưa vào trại mẹ ạ, “bà đó” chỉ nhìn con với ánh mắt thảng thổt, ngỡ ngàn, có đôi chút khinh rẻ rồi bỏ đi, lúc đó con thấy có lỗi với mẹ quá mẹ ạ! Con đã sai, tất cả là con đã sai, con là con gái yêu của mẹ, người cuối cùng mà mẹ gửi gắm biết bao điều khi ra đi, con đã sai và con hối hận lắm mẹ à. Nước mắt lại tràn ra rồi mẹ à, dù sâu tận trong tâm khảm con có muốn khóc đâu, con phải sống gạt nước mắt mà sống vì mẹ, sống cho mẹ…. Mẹ sẽ tha thứ cho con đúng không, mẹ sẽ cố vũ con sống tiếp đúng không hả mẹ? con còn trường lớp, còn cả một tương lai đang chờ đón, con trong được yếu đuối vì con là con của mẹ.
Mai con sẽ nghe lời bố, đến trại để cai nghiện mẹ ạ, chắc một thời gian lâu nữa con mới tới thăm mẹ được, cỏ con đã nhổ sạch rồi, đoá sen trắng hoa mà mẹ thích nhất con cũng đã đem tới cho mẹ, mẹ ở lại đừng buồn nhé vì con sẽ làm lại từ đầu, một đứa con bản lĩnh với cuộc sống, một đứa con yêu của mẹ, mẹ hãy cổ vũ cho con. Tạm biệt mẹ của con! Con yêu mẹ, ngàn lần yêu mẹ.

***​
Trên cao, nền trời trong thăm thẳm, dệt từng sợi tơ đan chéo tô lên một trời xanh màu xanh hi vọng…..và ngày mai là một khởi đầu mới!
_Vjtrafan_​
 
P

phalaibuon

[FONT=&quot]“Theo PGS.TS Hoàng Bá Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội, trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), nạn bạo hành học đường đang là vấn đề chung của giáo dục quốc tế, trong đó có Việt Nam.”[/FONT]
[FONT=&quot]***[/FONT]

Khi nhận được chủ đề mới của TSHM10, tôi đã nghĩ ngay đến một xu hướng rất phổ biến xảy ra ở các trường THPT (kể cả một số trường THCS) đó chính là “Bạo lực học đường ở nữ sinh”.

Một buổi thảo luận nhỏ rất thoải mái xung quanh những người bạn ở khắp mọi miền của tôi, đã nêu lên một vài cách nghĩ khá thú vị và đáng ngạt nhiên xung quanh vấn đề này.


  • Thực tại “bạo lực” ở nữ sinh hiện nay ở trường bạn?

clip_image001.jpg
(Hình ảnh mang tính minh hoạ_Nguồn từ internet)

- “Ôi! Càng càng diễn ra táo bạo, con gái bây giờ ghê lắm, cứ như bị “thay đổi giới tính” ý! Hôm trước tại trường của mình có hai bạn nữ đánh nhau mà xé cả áo của nhau (hì!) thậm chí có hôm không hiểu thế nào mà đánh nhau mà một nhóm nữ đánh nhau ra cả giữa đường xém tý nữa tai nạn!” (TV_một h/s nam THPT, ở thành phố Hồ Chí Minh hớn hở kể lại)

- “Đánh nhau á!? Bây giờ thành thường xuyên lắm, như hồi chiều nè, một nhóm nữ chặn ngay cổng trưởng để đánh con nhỏ kia, nghe nói là nó “lỡ” nhìn đểu tụi kia một cái thì phải, chỉ cần nhìn ngứa mắt cũng đánh, nhiều lúc xinh hơn cũng bị đánh đấy!” (Trích lời nói của Q_một nữ sinh ở Hà Tĩnh)

-ĐN (học sinh nam ở Hà Nam) khá bất mãn về chuyện này: “Theo mình đánh giá thì con gái hiện nay có xu hướng “anh hùng” hơn con trai, mà biểu hiện là ngay sáng nay một nhóm con gái bổ túc kéo đến trường mình, chỉ vì đánh ghen một bạn nữ…..Thật là tồi!”

-“Bọn nó kinh lắm! đánh nhau ngay chổ đông người rồi làm nhục người yếu thế bằng cách buộc họ phải quỳ gối xin lỗi nữa kia, trường mình cũng nhiều vụ thế này lắm rồi, thấy thì đứng lại xem, rồi bàn tán, còn nếu nhà trường có biết thì cũng phạt cái này cái kia như mời phụ huynh, viết kiểm điểm, rồi cam kết, nhưng chuyện đâu lại vào đó cả thôi, đánh nhau vẫn cứ đánh nhau à!” (KV_THPT Huế thở dài kể lại)

Bốn ý kiến trên chỉ là những thực tại điển hình mà hầu hết số người được hỏi đến điều có chung những “cuộc đánh nhau” tương tự như thế, ngoài xé áo, làm nhục nhau thậm chí họ còn dùng cả “vũ khí” để đánh nhau, khủng khiếp và man rợn như “giao lam tẩm thuốc chống ẩm” (như lời của T (một nam sinh ở Thanh Hoá) kể lại vụ việc lớn của “đàn chị”) và hậu quả đã tàn phá khuôn mặt của một nữ sinh 12, cuối cùng phải nghỉ học. Đó quả thật là những thực tại đáng báo động, nạn bạo lực ở học sinh không còn là vấn đề ở trong nhà trường mà nó còn là vấn đề của toàn xã hội.
Những tưởng bạo lực học đường chỉ xảy ra với các nam sinh, nhưng thực tế hiện nay nữ sinh cũng không chịu thua kém. Sinh viên của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh đã làm một cuộc khảo sát với 200 đối tượng học sinh tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội và phỏng vấn sâu 5 học sinh. Kết quả cho thấy có đến 96,7% số học sinh trả lời rằng, ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ bạo lực trong nữ sinh là: 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên và 17,3% không thường xuyên.”



  • Vậy theo bạn nguyên nhân ở đâu?

clip_image002.jpg

Tuổi mới lớn thường dễ bị ảnh hưởng, tác động khách quan. Ảnh minh họa: Bình Nguyên.
-“Nguyên nhân à? Nói thẳng ra thì do tụi nó ăn chơi đua đòi bày đặt đánh này đánh nọ, tại tụi nó có trùm ở sau nên ỷ lại đó, rồi thích chơi nổi, xem ta đây là đại ca…vân vân đại loại như thế!” (N.V h/s nữ ở Quãng Ngãi)
-“ Thứ nhất: muốn thể bản thân, thứ hai: chứng tỏ với đối phương ta đây không dễ bắt nạt, thứ ba: bất đồng quan điểm, …và nhiều lí do khác như vì tình vì tiền ….nói chung là nhiều” (PD h/s nữ ở Đăk Nông)
-“ Bây giờ không còn giải quyết mâu thuẫn bằng cách dùng ngôn ngữ, lời nói lịch sự giữa con người với nhau mà họ chọn đánh nhau có lẽ họ muốn thể hiện mình với người khác, họ không muốn mình hiền lành nữ tính nữa vì như thế sẽ không được gọi là cá tính, là dân chơi. (Trích ý kiến của G _THPT Nghệ An)
-“ Do môi trường giáo dục tác động như: Bố mẹ cưng chiều, hay li dị …(tóm lại là những vấn đề về gia đình), do một số hình ảnh clip có hại trên web, mà lứa tuổi teen thì dễ bị ảnh hưởng, với cả suy nghĩ chưa đúng đắn nữa”(Lời của Q_Hà Tĩnh)

Có tới 84,7% nữ sinh đánh nhau nói rằng, trong gia đình các em có hành vi bạo lực giữa các thành viên (giữa cha mẹ, giữa anh chị em, giữa cha mẹ và con cái); có trên 50% nữ sinh sống trong gia đình có bạo lực đã có hành vi bạo lực với bạn cùng trang lứa.” Những con số đó như một hồi chuông thức tỉnh về vai trò của những người bố, người mẹ trong việc giáo dục, cũng như quan tâm đến đời sống tâm lí, nhất là đối với lứa tuổi có nhiều biến đổi về suy nghĩ. Có thể do sự tác động của điều kiện kinh tế, cuốn theo những lo toan vật chất đời thường nên người lớn ngày càng ít quan tâm đến con cái nhiều hơn. Trong khi xã hội có nhiều cám dỗ, lứa tuổi đang lớn của chúng ta chưa đủ chính chắn để quyết định xem hành vi của mình là đúng hay sai, nhận thức còn hạn chế, trong khi mâu thuẫn giữa trường lớp bạn bè ngày càng nhiều. Kéo theo những phương tiện thông tin hiện đại, những bộ phim, hình ảnh bạo lực tràn đầy khắp nơi, khiến họ chấp nhận và xem giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực trở nên bình thường, đa số suy nghĩ của những nữ sinh có “máu” bạo lực thì chuyện đánh nhau cũng là một cách thể hiện cá tính nên những chuyện ẩu đả học đường ngày càng trở nên phổ biến.



  • Nhìn thấy cảnh học sinh nữ đánh nhau lộ liễu như vậy bạn có suy nghĩ gì?

Một số cách nhìn nhận của bạn nam:


-“Những hành vi đó đáng lên án lắm, chắc phải đề nghị nhà trường và cơ quan chức năng vào cuộc thôi. Trường học là nơi nghiêm túc….nam sinh đánh nhau đã đáng nói rồi, đàng này lại là, nữ sinh mất hết cả “hình tượng” rồi (hì)” (ĐN_THPT Hà Nam)
-“Đó là chuyện kinh khủng, hành động ngu ngốc! Từ xưa tới nay hình ảnh người phụ nữ luôn hiền dịu, nhẹ nhàng trong mắt đàn ông, những hình ảnh đó thậm chí làm mất đi một phần nào vẻ đẹp của người Á Đông nữa…” (Q_THPT Gia Lai)
-“Có một vài lí do khách quan nào đó khiến các bạn nữ bây giờ “thích” bạo lực, nhưng dù là lí do gì thì những hành động đó thật đáng phê bình, thật đấy! Bọn con trai tụi mình thấy vụ đó hay đứng lại xem, lúc đầu cũng hơi thích thú (vì thấy lạ) bây giờ xảy ra thường ngày lại thấy nó đáng ghét thế nào ý, con gái mà phải khác con trai bọn mình tý chứ, đụng tý là đánh nhau à!” (MP_THPT Huế).

Vậy cùng là con gái họ nhìn nhận việc này như thế nào?

-“Nữ sinh hiện đại có nhiều cái phát huy, họ suy nghĩ và hành động có phần độc lập hơn thế hệ trước, nhưng phần lớn không nhiều người phẩm chất của con gái ngày xưa: “Công, dung, ngôn, hạnh”. Việc các nữ sinh giải quyết mâu thuẫn bằng hành động mình thấy không thực sự đẹp mắt, họ dùng cách đánh nhau để thể hiện cá tính bản thân nhưng vô tình đã đánh mất cái dịu dàng đáng yêu_những đức tính vốn có từ xưa tới nay” (G_THPT Nghệ An)
-“ Đó là một hành vi vô cùng ấu trĩ, chẳng ra dáng một người có học, uổng phí công bố mẹ thầy cô giáo dục” (PD_THPT Đăk Nông)
-“ Nói thật, nhìn thấy tụi nó đánh nhau giữa đông người mình thấy “giã man” quá! Nó làm nhục nhau, xé đồng phục của nhau, còn cả chửi tục nữa, nhìn mà chẳng giám nhìn, tự nhiên thấy xấu hổ cho con gái tụi mình dễ sợ, trong mắt một đứa con gái như mình còn nghĩ thế, huống hồ bọn con trai nó nghĩ gì?” (TT_THPT Huế)

Nhìn thấy những cảnh đánh nhau của các nữ sinh ở trường, mỗi bạn điều có một suy nghĩ một cách nhìn nhận riêng, có người thấy thích thú, còn lấy cả điện thoại ra quay lại và tung lên internet, thậm chí những người thắng cuộc còn cố tình đưa lên internet để cho mọi người thấy “chiến thắng vẻ vang” của mình, đồng thời còn là cách sĩ nhục đối phương, không chỉ những người thấy hôm nay mà còn muốn cả cồng động trên mạng nhìn thấy. Nhưng xét ở phương diện đúng đắn, hành động “trả đũa” nhau giữa người với người nhất là học sinh với nhau thì đó quả là những hay động đáng phê phán, và khai trừ, nhất là nó lại xảy ra trong môi trường giáo dục_ môi trường chủ yếu đào tạo tri thức và nhân cách của mỗi người.


  • Đã có rất nhiều thực tế và suy nghĩ được nêu ra, vậy bạn đã khi nào nghĩ đến sự ảnh hưởng của những hành động bạo lực này với môi trường Giáo Dục cũng như Xã Hội không?

-“Có chứ! tất nhiên rồi, bạo lực học đường gây tâm lí sợ hãi cho những người bị đánh, làm bẩn môi trường giáo dục, xã hội có những người như thế quả thật ô uế.” (NV_THPT Quãng Ngãi).
-“ Đánh nhau như thế gây nên các ý kiến mà người ngoài (phụ huynh) đánh giá không tốt về họ, còn đánh giá cả môi trường giáo dục nữa_giáo dục không tốt(ở đây là môi trường giáo dục ở trường cũng như gia đình và cộng đồng xung quanh) mới thể học sinh trở nên mất hết tư cách như thế, học làm người mà lại trở thành vô giáo dục” (G_THPT Nghệ An)
-“Bạo lực hoá đã làm thu chuột tầm nhìn đạo đức của những học sinh nữ, bôi xấu xã hội, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ cùng như truyền thống nhân đạo của người Việt” (Q_TPHT Hà Tĩnh)
-“ Ảnh hưởng đến tâm lí phụ huynh làm họ nghi ngờ đến chất lượng giáo dục của nhà trường, nhiều lúc còn ảnh hưởng đến cách đánh giá của các nước bạn đến nền giáo dục nước ta vì những hình ảnh đó tràn cả internet mà thật sự nó chẳng có gì đẹp mắt.” (HL_THPT Huế)
 
P

phalaibuon

* Tạm kết:


Có khá nhiều nguyên nhân (cả khách quan, cả chủ quan) khiến cho xu hướng bạo lực ở nữ sinh ở các trường hiện nay ngày càng phổ biến, và phức tạp. Có thế do ảnh hưởng của gia đình (mâu thuẫn giữa bố mẹ, hay gia đình không hạnh phúc), hay cũng có thế do họ bị “nhiễm” phim quá nhiều, khiến cho những hành động ẩu đả hàng ngày với họ cũng là chuyện bình thường, hoặc như các phương tiện thông tin, những web xấu ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như hành động của các nữ sinh không đúng đắn, nhất là đối với lứa tuổi teen _lứa tuổi đang lớn, sự nhạy cảm với công nghệ hiện đại cũng như dễ bị cám dỗ hơn, dễ bị cuốn theo những vòng xoáy, những suy nghĩ phiến diện, không đúng đắn của bạn bè người thân... Nhưng dù nguyên nhân nào đi nữa thì nạn bạo lực ở học sinh hiện nay là một hành động đáng được suy nghĩ và lên án. Hãy để những năm tháng học trò đọng lại trong mỗi chúng ta là những tình cảm đẹp đẽ, những kỉ niệm vui tươi, trong sáng, những nụ cười rạng rỡ, đừng vô tình tạo một “Hố đen” lớn trong những năm tháng học trò của mỗi chúng ta bằng những hành vi sai lệch của mình.
(Bài viết có trích dẫn một số thống kê từ internet, và những ý kiến của một số người bạn. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới tất cả các bạn đã tham gia góp ý vào phóng sự nhỏ này_vjtrafan)
 
P

phalaibuon

Con gái là chúa tự kiêu,
Im im, lặng lặng, bắt chiều chết cha.
Con gái là chúa ăn quà,
Đến trường bánh trái, về nhà ô mai.
Con gái là chúa lôi thôi,
Quần này áo nọ, chao ôi đủ điều.
Con gái dễ ghét, dễ yêu,
Dễ vui, dễ giận, dễ buồn, dễ quên.
Con trai giận đất kêu trời,
Không có con gái buồn ơi là buồn.
Tôi từng cảm thấy làm con gái thật tuyệt, một chút kiêu căng, một chút nhí nhảnh và một chút rắc rối sẽ càng làm cho con gái thêm phần dễ mến. Nhưng càng lớn, tôi cảm thấy những gì tôi nghĩ về con gái dường như xa vời hơn tôi tưởng, nhất là lớp trẻ hiện nay, có những việc xảy ra đã khíên tôi thấy con gái thật đáng sợ, đáng xấu hổ cho dù tôi cũng là một nữ sinh cấp ba.
***********************************
Tôi lao nhanh về phía Hiền và Thuỷ, không kịp dựng chân chống xe, tôi vứt hẳn chiếc xe đạp yêu quý của mình vào góc đường rồi vừa chạy đến chỗ đám đông vừa hét lớn:
-Tụi mày làm gì thế hả? Bạn bè cùng lớp mà làm thế à?

Chưa kịp nói tiếp thì Mai lao tới dơ tay tát mạnh hai cái vào mặt Hiền. Tim tôi chết đứng. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ trong lớp mình lại có chuyện này, một lớp chọn của trường, đạt nhiều thành tích xuất sắc và luôn luôn đứng đầu bảng xếp hạng. Đầu tôi quay như chong chóng, lúc ấy một suy nghĩ thoáng qua trong tôi rằng tôi phải rời chỗ này, nếu không sẽ bị vạ lây. Nhưng…nhìn Hiền hai má đỏ, mắt thì đẫm nước, tôi cảm thấy mình thật xấu xa, một lớp trưởng mà để điều như vậy xảy ra đã là một việc tồi tệ, vậy mà lại còn có suy nghĩ trốn tránh trách nhiệm. Xấu xa. Lấy hết cam đảm, tôi đứng chen vào giữa đám đông, đứng trước mặt Hiền và đối diện với Mai, Thuỷ cùng một số bạn khác, mặt tôi cắt không còn giọt máu.
-Tụi mày làm gì vậy? Sao lại tát con Hiền, nó làm gì tụi mày đâu?
Mai chanh chua:
-Cần phải làm gì mới đánh à? Tụi tao thấy ngứa mắt thì đánh thôi.
-Tụi mày nói hay nhỉ? Thế giờ tao thấy ngứa mắt với tụi mày tao cũng đánh có được không?
Không hiểu sao lúc ấy tôi lại nói như vậy, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ động độ với tụi giang hồ, nhưng ngay lúc này tôi lại đứng trước mặt mấy con được xem như là đầu gấu trường tôi.
-Mày thích chết luôn hả con l.. này, mày biết đ.. gì mà xía mỏ vào đây? Mai dơ cao tay, miệng hét thẳng vào mặt tôi. ( Tôi cảm thấy lời nó nói ra bốc mùi kinh khủng)
-Thôi Mai! Tha cho tụi nó lần này, mấy con l.. này đ…hiểu gì đâu, lần sau mà láo nữa thì giải quyết một dây. ( Thật may cho tôi là Thuỷ lên tiếng, không biết nó có ý tốt hay xấu nữa)
Nói xong chúng nó bỏ đi, tôi nhìn quanh để kiếm Thương, con bạn thân của Hiền. Có phải con gái quá ích kỉ không? Thương vẫn đứng đó nãy giờ, nhưng không hề làm gì cho bạn mình, nó chỉ núp sau lưng mấy đứa khác để xem, thật tệ. Tôi không nói gì, lại phía bờ lấy chiếc xe đạp đã bị mấy đứa kia làm méo dè, méo dỏ, nhìn xe xót lắm nhưng tôi cố không tỏ vẻ và quay lại chở Hiền về. Không hiểu sao tôi đã tự nhủ không nên dấn sâu hơn vào việc này nhưng tính tò mò làm tôi khó chịu, gặng hỏi mãi mới biết được nguyên nhân của sự việc, một nguyên nhân chẳng đáng bị khép vào tội “ làm ngứa mắt”.

“ Tại nó làm cho tụi con Thuỷ thấy ngứa mắt, đi đứng thì õng à õng ẹo, ăn nói thì xấc xược như muốn khiêu khích, lại còn có bạn trai, đi chơi đêm cùng bạn trai gặp tụi con Thuỷ mà không chịu chào hỏi, ngu thì cho chết, tao cũng ngán cái thứ con gái như nó.”
Đó là những gì tôi điều tra được từ con bạn thân, nó kể lại với tôi mà nghe giọng điệu chua chát, có lẽ con gái lớp tôi rất ghét Hiền và tôi cũng bắt đầu thấy sợ cô bạn này. Có bạn trai? Tôi nghĩ đó là một điều vô bổ đối với lứa tuổi của chúng tôi, những nữ sinh cấp 3, chỉ mới chập chững bước vào đời.
Nghe đâu gần đây, Thủy cũng cố kiếm cho được một BF để chứng tỏ mình không thua kém Hiền. Đúng là ở đời, “ cóc đua, nhái cũng đua”, thấy Thủy như vậy thì Mai cũng…Rồi những buổi nghỉ học, giả bộ xin về với lí do mệt để cùng BF của mình đi “ hóng gió”.
Hôm vừa rồi sinh nhật Thủy, tôi là đứa gần như cá biệt với hội ăn chơi nên không được xếp vào danh sách khách mời. Hơi buồn, nhưng khi nghe Ngọc kể lại những chuyện xảy ra ở nơi ấy- quán karaoke, tôi mới cảm thấy mình thật may mắn khi không được mời. “Hai chai rượu Room gần chục đứa uống, chúng nó ngồi ôm nhau theo cặp, gay cấn hơn cả là Thủy và Két( bạn trai nó), được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo dân chơi, hai đứa…kiss nhau...” Úi! Nghe tới đây tôi dựng hết tóc gáy…. Kiss!!!...Không thể tưởng tượng nổi, không cần biết đó là hành động lúc đã say hay là tự nguyện, tôi cảm thấy thật kinh tởm, câu chuyện ấy ám ảnh tôi mãi cho tới bây giờ.
Sáng, tôi bước nhẹ đến cạnh Thủy lúc Thủy đang đứng nhìn xa xăm về phía cổng trường. Như một cuộc chơi không bao giờ kết thúc, Thủy đùa với cái thứ gọi là tình yêu, còn ông trời lại đùa giỡn với tỉnh cảm của Thủy, Két và Thủy chia tay nhau sau vụ sinh nhật vì lí do: “ em không thật lòng với anh, đi chơi cứ lo về nhà sớm, đi uống café cũng chẳng có hứng thú gì, chán em quá, con Mai nó còn thoải mái hơn em! Thôi mình chia tay.”
-Thủy à! Đừng buồn nữa, mày hãy quên tất cả đi, Hiền nó cũng chuyển trường rồi, giờ mày không còn gì để ngứa mắt nữa, hãy bỏ qua tất cả để làm lại.
-Mày biết đ…gì mà nói, cút đi! …nó quay mặt đi lau nước mắt.
-Tao…! Mày đừng như thế, phải nghĩ đến tương lai chứ, bố mày mất rồi…Tao cũng không dấu mày nữa, thật ra…****** nhờ tao chú ý mà, bác ấy lo cho mày lắm, tao xin mày! Nếu còn coi tao là bạn, nếu còn nghĩ đến ****** thì hãy thay đổi đi. Thôi tao vào lớp đây.
Tôi không ngờ những lời của mình lại khiến Thủy phải suy nghĩ, nó đã viết cho tôi một lá thư, có kèm lời xin lỗi và lời hứa sẽ thay đổi. Quả nhiên bây giờ Thủy đã khác xưa, không ăn chơi, không bồ bịch, nó chỉ biết đến một thứ duy nhất, đó là học. Học vì nó, học vì mẹ nó và để bù đắp những lỗi lầm nó đã gây ra. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi làm được một điều gì đó, dù nhỏ bé nhưng nếu đó là việc tốt thì tôi sẵn sàng đem đến cho mọi người.
Nhật kí : ngày 26 tháng 9 năm 2009


CTV: greenstar131
 
P

phalaibuon


Âm nhạc và cảm xúc

Hãy lắng nghe một ca khúc về tình bạn.

Ngày đó còn thơ bé ta vui chơi hát ca nô đùa
Không lo âu cuộc đời ngày mai biết đổi thay làm sao
Và những buồn vui đến bạn cùng tôi bước qua
Tình bạn thân của ta mãi ko bao giờ cách xa
Bạn thân chúng ta cùng chung bước nhịp nhàng
Trên biết bao nẻo đường
Bạn thân chúng ta sớt chia buồn vui có nhau
Tình bạn đẹp tươi trong sáng nụ cười còn luôn trên môi
Ngày nào thơ bé cười vui cùng những lúc giận hờn
Vô tư vui biết bao
Bạn thân ơi dù rằng cuộc đời mai sau
Có biết bao nhiêu đổi thay
Xin nhớ cho rằng
Ở mọi nơi bạn luôn có tôi người cùng sớt chia
Rồi một ngày mỗi đứa đi một đường
Mỗi chí hướng, mỗi ước mơ tình yêu
Bạn ơi xin nhớ rằng buồn vui luôn có tôi luôn bên bạn chia sớt
Nụ cười còn luôn trên môi
Ngày nào thơ bé cười vui cùng những lúc giận hờn
Vô tư vui biết bao
Bạn thân ơi dù rằng cuộc đời mai sau
Có biết bao nhiêu đổi thay
Xin nhớ cho rằng
Ở mọi nơi bạn luôn có tôi người cùng sớt chia

Các bạn thấy tình bạn đẹp lắm phải không? Được cùng nhau nô đùa, ca hát, được cùng nhau sánh bước, vượt qua những con đường đầy chông gai, thử thách, được cùng nhau sẻ chia nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau tâm sự về những rung cảm đầu đời.... Tất cả cái "cùng nhau" đó đã khiến tình bạn càng trở nên gắn bó và đáng trân trọng hơn.Và hẳn trong chúng ta ai cũng có một tình bạn để nhớ, để trân trọng, để gìn giữ đúng không? Bạn không chỉ gắn với ta ở học đường, ở cái tuổi học sinh, mà còn gắn với ta ở cuộc sống, ở cả cái tuổi trưởng thành, và đến khi già, thậm chí có những tình bạn chí cốt đã cùng nhau sống chết. Cứ nghĩ đến điều đó thôi ta lại thấy nhói trong tim khi nghĩ về những lúc xích mích nhỏ với người bạn thân của mình chỉ vì nhũng lí do vô cùng nhỏ nhặt và thậm chí là vô cùng rất vô lí. Lúc đó mới thấy mình ích kỉ, thấy mình nhỏ nhen, thấy mình còn thiếu sự vị tha. Hương vị của tình bạn vô cùng nồng nàn và thơm dịu. Để có được nó ta cũng cần rất nhiều gia vị như sự sẻ chia, sự cảm thông, sự khoan dung,..Đã bao giờ bạn quên không cho những thứ gia vị đó vào tình bạn của mình chưa? Tôi nghĩ là có rồi, đó chính là lúc ta và bạn cãi nhau, lúc giận nhau vu vơ ,... nhưng điều đó không quan trọng nếu ta biết rằng mình đã quên và kịp thời cho vào. Chỉ đáng lo những lúc ta vô tình quên và không bao giờ có ý định cho vào mà thôi. Một chút xích mích làm ta hiểu nhau hơn thì không nói làm gì, nhưng......
Hiện nay, một thực trạng đáng báo động đó chính là dùng bạo lực để giải quyết tất cả các mâu thuẫn, từ mâu thuẫn trong học đường cho đến mâu thuẫn ngoài cuộc sống. Chuyện "giải quyết nhau" không chỉ có ở người lớn mà ngay cả học sinh - ngững người đang ngồi trên ghế nhà trường - những người đang chịu sự giáo dục, dạy dỗ của bộ phận giáo dục- vậy mà cũng có những hành vi như vậy, thật đáng xấu hổ. Vậy ta đi học để làm gì?Có ai trong chúng ta được dạy dỗ rằng đánh nhau là biện pháp duy nhất để giải quyết tất cả???

Sau những hành vi bạo lực như thế thì chắc hẳn việc gắn lại một tình bạn là rất khó, thậm chi là không thể. Vậy tại sao chúng ta không giải quyết mọi chuyện bằng cách khác? Hãy làm mọi cách để gìn giữ tình bạn đáng yêu và trong sáng ở tuổi học sinh.



TBT: seagirl41119
 
P

phalaibuon

Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam


[FONT=&quot]Tuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành mà tôi có dịp trao đổi cùng với ý kiến tham gia của một số sinh viên nước ngoài mà tôi đã gặp.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]1. Ham muốn nồng nhiệt sớm làm được nhiều tiền[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Việc muốn làm giàu là một nguyện vọng chính đáng của Tuổi trẻ nói riêng và con người nói chung. Song ham muốn quá mức, luôn luôn suốt ruột, sẵn sàng chấp nhận mọi sự rủ rê, mọi giải pháp bất chấp cả pháp luật và đạo lý là một tính cách nguy hiểm, là một cơn sốt cần được hạ nhiệt.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Thích tiêu tiền một cách phóng khoáng[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đặc biệt đối với những thanh niên đã ra công tác, làm ăn sinh sống, nhất là với những người có thu nhập cao, họ thường có phong cách sống phóng túng thích tiêu xài thoải mái. Họ tiêu tiền rất nhanh, tiêu tiền quá mức cho phép, tiêu tiền quá khả nắng thu nhập của mình. Những cái không đáng tiêu họ vẫn tiêu, những bữa nhậu không đáng có họ vẫn thực hiện.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Sĩ diện, hình thức chủ nghĩa [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Hay xấu hổ, không muốn mọi người biết mình học kém, biết mình nghèo, biết gia đình mình ở nông thôn. Trong các mối quan hệ, trong giao tiếp hay giấu ***, những điều mình không biết không tự nhận là không biết mà hay nói quanh co hoặc nói chệch *** đánh trống lảng. Thích phô trương, khoe khoang, thậm chí cả khoe khoang những điều mình không hoặc chưa có. Không ít sinh viên tốt nghiệp chưa kiếm được việc đã vội vàng xin đăng ký học để lấy bằng thứ hai mà' không biết để làm gì. Chưa có nhu cầu, đã mua ngay máy tính, máy ảnh... [/FONT]
[FONT=&quot]4. Thiếu bản lĩnh[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Không đi sâu vào một lĩnh vực nào đầy đủ, do đó bước vào cuộc sống thường thiếu tự tin khi gặp bất kỳ một vấn đề gì không dám đặt ra hoặc phản biện bất kỳ một vấn đề gì, không dám tham gia đấu tranh phê bình, không dám chủ động đề xuất. Khi gặp khó khăn thì đùn đẩy cho nhau, sợ trách nhiệm, sợ nhận những nhiệm vụ nặng nề.[/FONT]
[FONT=&quot]5. Xa rời thực tế[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Ước mơ, hoài bão là một tính cách tốt của thanh niên nhưng đã có không ít người có những suy nghĩ viển vông, xa rời cuộc sống, xa rời những điều kiện hiện có. Ngồi ở cơ quan, ngồi trong nhà mình mà cứ như ngồi trên mây. Nhiều ý kiến, nhiều vấn đề đặt ra không được đa số đồng tình. [/FONT]
[FONT=&quot]6. Giờ giấc lỏng lẻo[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Ý thức về thời gian không nghiêm túc, không coi trọng tiết kiệm thời gian, không coi trọng những quy định về thời gian. Trong nhiều những cuộc họp, những buổi sinh hoạt, có không ít thanh niên đi chậm, thậm chí chậm hàng tiếng đồng hồ. Mặt khác cũng có những thanh niên lại đi sớm rất nhiều giờ để chơi bởi, tán gẫu vô tích sự.[/FONT]
[FONT=&quot]Chúng ta cần thấy rõ tất cả những điều dở đó để tự rèn luyện và giúp nhau điều chỉnh nâng cao phẩm chất. Nhà trường và các tổ chức xã hội cũng phải có tránh nhiệm đầy đủ trong việc giúp lớp trẻ tu dưỡng, nâng mình lên.[/FONT]
[FONT=&quot]Theo[/FONT][FONT=&quot] Tạp chí Trí tuệ[/FONT]​

TBT: Phalaibuon (st)
 
P

phalaibuon

Gợi ý cho một bài nghị luận xã hội về vấn đề Bạo Lực học đường .


1. Giải thích khái niệm " Bạo lực " , " bạo lực học đường ".

" Bạo lực là những hành động ngang ngược , bất chấp pháp luật , đạo lý , làm tổn thương đến người khác về tinh thần hoặc thể xác . "

" Bạo lực học đường là .... "


2. Những biểu hiện của bạo lực và thực trạng bạo lực học đường hiện nay :


* Sau đây là các loại bạo lực và các hình thức của nó:
Thân thể


  • [*] Bất cứ sự đụng chạm thân thể nào mà bạn không muốn

    [*] Ngăn trở bạn bằng bất cứ cách nào

    [*] Ngăn bạn lại không cho đi

    [*] Giữ hoặc ôm chặt bạn khi bạn không muốn

    [*] Bóp cổ, đá, đấm, tát, đánh bạn
Tình dục


  • [*] BẤT CỨ sự đụng chạm nào vào BẤT CỨ chỗ nào trên cơ thể bạn mà bạn không muốn

    [*] BẤT CỨ sự bình luận về tình dục không được yêu cầu nào hay những nhận xét khêu gợi nào nói ra với bạn

    [*] Cưỡng ép bạn quan hệ tình dục (cưỡng dâm)

    [*] Đối xử với bạn như một đối tượng tình dục

    [*] Cưỡng ép bạn xem sách báo khiêu dâm

    [*] Thiếu sự riêng tư

    [*] Ngủ ở quanh bạn mà bạn không muốn.

    [*] Đối xử thô lỗ với bạn.

    [*] Săn lùng bạn vì mục đích tình dục
Xã hội


  • [*] Làm bạn bẽ mặt hoặc phớt lờ bạn ở những nơi công cộng

    [*] Không cho bạn gặp gỡ bạn bè

    [*] Không cư xử tốt với bạn bè của bạn

    [*] Gây chuyện cãi lộn

    [*] Thay đổi nhân cách với những người khác
Tình cảm/Lời nói/Tâm lý


  • [*] Đe doạ bạn, làm bạn sợ hãi

    [*] Phớt lờ tình cảm của bạn hoặc cười giễu bạn khi bạn cố nói cho anh ta/cô ta điều gì đó quan trọng

    [*] Doạ nạt bạn bằng lời nói

    [*] Gọi tên để chế giễu bạn.

    [*] Hét lên, cao giọng, lớn tiếng quát tháo với bạn.

    [*] Chế nhạo hoặc chỉ trích

    [*] Làm mất thanh thế của bạn và gia đình bạn

    [*] Buộc tội sai cho bạn, đổ oan, vu cáo bạn.

    [*] Bới móc và nói ra những lỗi của bạn.

    [*] Nhận xét tiêu cực về ngoại hình của bạn.

    [*] Nói đùa theo kiểu ác ý nhằm mục đích bới móc những khiếm khuyết của bạn.

* Thực trạng : ( dẫn chứng cụ thể , cái này google rất nhiều , các em tự kiếm ^^ )

3. Khẳng định bạo lực học đường là hành động xấu , cần lên án.

* K/định.
* Lý do :

+ Gây mất đoàn kết ...
+ Gây tổn thương tới thể xác , tình cảm , lòng tự trọng ...
+ Ảnh hưởng xấu tới tâm lý , ứng xử , nhận thức của con người ...
...

* Mục đích của việc lên án bạo lực :

+ Giữ cho môi trường sư phạm luôn trong sạch ...
+ Giữ tình bạn bè ...
+ Giữ bình yên cho xã hội ...
...


4. Thái độ của bạn trước vấn nạn bạo lực học đường.

5. Bài học.




Dàn ý trên đây có thể áp dụng với Bạo lực Gia đình .


p/s : bài viết trên có sự dụng tư liệu mạng. ^^


Phalaibuon!
 
K

kunngocdangyeu

kết luận:
+) Bài viết hay
+) Chữ sạch đẹp
+) Viết có chất lượng
+) Tiếp thì hok biết........
===> thankss cho " phalaibuon " 1 cái nà
 
P

phalaibuon

Bài gợi ý là của PLB , còn các bài kia là của CTV TSHM ^^.


Hy vọng có thể giúp gì đó cho các em về văn nghị luận xã hội .


 
Top Bottom