Nói đến tình thương trong văn học điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc đc thể hiện rõ trong từng tác phẩm. Mỗi ng VN khi sinh ra đều mang sẵn trong ng cảm giác gắn bó, yêu mến nơi mình đã chôn dao cắt rốn, nơi mình lớn lên và đc học tập bao điều đáng quý. Những kí ức của tuổi thơ chứa đầy hình ảnh thân thương của làng quê, một cánh đồng, chú bé chăn trâu, cánh diều phấp phới trên bầu trời xanh trong mỗi buổi ra đồng, tiếng tu hú kêu khi hè về, dáng cha lam lũ, dáng mẹ tảo tần…tất cả đều in sâu trong mỗi chúng ta, đặc biệt là qua con mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của các nhà thơ, những vẻ đẹp đó là sự khởi nguồn của tình cảm dành cho quê hương mà dần dần đc nâng lên thành tình yêu nước. Trong tác phẩm “bến quê” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật Nhĩ là ng đc đi nhiều nơi mà k nhận ra vẻ đẹp của quê hương, đến cuối đời thì Nhĩ mới nhìn thấy vẻ đẹp của bờ bên kia sông, hẳn đó k phải là cảm giác đơn thuần của 1 ng yêu thiên nhiên mà là tấm lòng của 1 ng con dành cho đất mẹ đc trỗi dậy khao khát. Hoặc ta cũng k quá lạ với áng thiên cổ hùng văn “bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, đó k chỉ là bản tường thuật hùng tráng về 1 thời khói lửa mà còn là bản trường ca về tình yêu dành cho dân tộc, quyết k để đất nc rơi vào tay bọn giặc hung tàn, tấm lòng đó đc thể hiện qua tư tưởng nhân nghĩa của NT và trong từng lời thơ.
Thứ tình cảm cơ bản thứ hai thể hiện rõ nét trong nội dung của văn học là tình cảm gia đình. Khi vừa sinh ra ai cũng đều cảm nhận tình cảm đó. Tình cảm mẹ con, tình cha con, anh em…tất cả đều ngấm sâu vào từng thớ thịt của mỗi chúng ta. Chính vì sự từng trải của mình, các nhà thơ và nhà văn đã dùng những ngôn từ đc xây dựng từ trong sâu thẳm của trái timcủa mình để viết nên những tác phẩm làm lay động lòng ng. Ngay từ thưở còn thơ, khi còn nằm trong nôi ta đã phần nào tiếp xúc và lắng nghe tình yêu thương của ba mẹ qua lời ru ngọt ngào: “dù ở gần con/dù ở xa con/lên rừng xuống bể/cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con”, “con dù lớn vẫn là con của mẹ/đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (con cò của chế lan viên). Hay ta có thể bắt gặp những lời dạy bảo tận tình đầy yêu thương của ng cha dành cho con mình, cha theo dõi và nâng niu, dõi theo con trong từng bước chân, từng tiếng nói tiếng cười, từng hành động của con, tất cả vì tình thương cha dành cho con: “chân phải bước tới cha/chân trái bước tới mẹ/ một bước chạm tiếng nói/hai bước tới tiến cười”. Tình anh em thắm thiết và gắn bó bởi tình máu mủ thân thương, bé Thành và bé Thủy khi chia tay nhau đã cố nhường cho nhau 2 con búp bê, ước muốn k cho chúng xa nhau cũng là ước mơ mỏng manh của 2 đứa trẻ, mới thật cảm động làm sao.
Nói theo 1 nghĩa rộng hơn và bao hàm tất cả thứ tình thương là tình cảm giữa con ng với con ng. Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm. Đó là tình thương của Nam Cao dành cho Chí Phèo, một nông dân lương thiện bị xã hội nửa phong kiến nửa thực dân bần cùng hóa và trở thành 1 tên lưu manh chuyên đi ăn vạ, ông đã đưa Chí Phèo từ 1 “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” thành kẻ “thèm lương thiện”, đó là sự thông cảm và tình thương vốn có của con ng dành cho nhau. Ta lại càng k quên khúc ta đứt ruột của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, một tiếng khóc não lòng dành cho những ng phụ nữ có số phận k may và chịu nhiều tủi nhục, đó đâu nào là một cái gì ô nhục mà là sự cao cả trong tấm lòng nhân đạo rộng lượng của đại thi hào.
Trên đây là phần thân mà mình lập ý, có vẻ nó thiếu nhiều nhưng hi vọng giúp cho bn đc chút ít.