Bài viết số 7.

T

thuyan9i

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thậtấy đc tác giảlàm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nc.

Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong wá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngn6 từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ wá khứ đc tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của ngân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lủa trong bài thơ: lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành ; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bêp lửa gắn chặt với hinh ảnh người bà, bếp lửa của 1 thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Chàu thương bà biết mấy nắng mưa"
Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn lửa ko định hìnhm khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những z đã wa, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợil ên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ "một bếp lửa" đc lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tương xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" ko chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!
Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.
"Lên 4 tuổi....
...còn cay !"
Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thừong sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe khô rạc ngưạ gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất v gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại" khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn đc mội chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. "Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ BV có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật. giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thưc, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.
"Tám năm ròng....
...trên những cánh đồng xa."
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuệyn cỏ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu tròng hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tươbg đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẽ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, BV wả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" đc lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" són đôi gợi sắc đêịu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc laòi chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà ko đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nõi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thưong yêu, xót xa của nhà thơ trc nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.

Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm kháng chiến.
"Năm giặc ...
.... bình yên!".
Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền cững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu, mênh mông. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. "Bố ở chiến khu bố còn việc bố - Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ ." Gian khổ, thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa đc yên lòng. Tấm lòng người bà thương con thương cháu ân cần, chu đáo biết bao.
"Rồi sớm rồi chiều....
...dai dẳng."
Trong những câu của khổ thơ này, hình ảnh "bếp lửa" đã chuyển thành "ngọn lửa" trong ý nghĩ tượng trưng, khái quát. "Bếp lửa" với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sáng, trường tồn.

Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã trường thành đối với người bà trong hiện tại.
"Lận đận ....
....bếp lửa!"
Chiến tranh đã đi wa, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen "thói quen dậy sớm", bếp lửa của bà vẫn "ấp iu nồng đượm" nhuw ngày nào. Điệp từ nhóm đc nhắn lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Nếu trc đây, đó là ngọn lửa nồng đươm nhóm niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác nữa. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. "Nhóm niềm yêu thương" có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui" hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống. Âm đệiu trong đạon thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ?Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cam nhớ thương nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn BV. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng ngôn từ.

Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình.
"Giờ cháu đã ....
....bếp lửa lên chưa?..."
Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay ngừoi bà. Đaứ cháu ấy đã đc mở rộng tầm mắt để nhìn thấy "khói trăm tàu" , "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả". Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn ko nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, tậht hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc (tui chưa bị ám:33:). Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thân của đứa cháu ở phưong xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc.

"Bếp lủa ấp iu nồng đượm" đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong "Bếp lửa" đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng... Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.
__________________
 
T

thuyan9i

Có nhiều tác phẩm vừa mới được ra đời đã bị chết yểu . Có nhiều tác phẩm gây dư luận xôn xoan 1 thời rồi bị độc giả quên lãng cùng thời gian . Nhưng cũng có những bài thơ , truyện ngắn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc . Và bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy chính là tiêu biểu cho điều đó
Tác phẩm ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí inh , 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng . Bài thơ như 1 lời tâm sự chân thành : Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ , với những ngày kháng chiến gian khổ . Vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên bởi nó là 1 vật kỷ niệm thiêng liêng , Nó đem lại anh sáng xua tan đêm tối . Nó là tri kỉ . Và khổ thơ đầu hiện lên nhằm khắc họa điều đó
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sống và với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên 1 không giản bao la : với đồng với sông và với bể . Trăng rất gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu . Trăng gần với đồng ruộng găn với sông xanh biển cả . Dù ở đâu đi đâu trăng cũng cạnh bên Nhưng phải đến khi chiến tranh loạn lạc . Rừng trở thành nơi tập kích , trốn trú ngụ khỏi quân thù thì mới nhận ra rằng cái vai trò lớn lao của vầng trăng ấy . Trăng đã soi sáng đường ta đi . Vầng trăng đã thành tri kỉ . Thành đôi bạn không thể thiêu nhau . Trang chia ngọt sẻ bùi trăng đồng cam cộng khổ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Khổ thơ thứ 2 như 1 lời nhắc nhỏ của tác giả về những năm tháng giang lao đã qua của cuocọ đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước , bình dị , hiền hậu . 1 vần lưng đã xuất hiện 1 ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng . Đó là cốt cách của cá anh " trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ " . Trăng có vẻ vô cùng bình dị . 1 vẻ đẹp thấm nhuần chất nhân văn . Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên , trăng đã hóa vào thiên nhiên , hòa vào cây cỏ . Vầng trăng chính là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy , đã trở thành " vầng trăng tri kỉ " " vầng trăng tình nghĩa " ngỡ không bao giờ quên . Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự nhủ là mình đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa đó ...
Từ hồi về thành phố
Quen anh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Trước giây tác giả sống gần gũi với thiên nhiên , với sống với bể với rừng . Bây giờ thơi gian dần trôi , môi trương sống thay đổi nên lòng người đã đổi thay . Tác giả đã quen với cái nếp sống " thành phố" ấy . Quen cái " anh điện cửa gương " cũng như đã quen sống trong 1 cuộc sống đầy đủ tiện nghi và vật chất .... Cho nên dần dần cái vầng trăng ngày nào đã bị niềm vui hưởng thụ cuộc sống sung túc che khuất mất . Đúng như vậy vầng trăng tượng trưng cho những tháng năm gian khổ Đó là tình đồng chi được hình thành trong những năm tháng chiến tranh . Nhưng giờ đây hòa bình lập lại lòng người đổi thay là chuyện thường tình . Bởi thế người đời thường nhắc nhau
Ngọt bùi nhớ nhé đắng cay
Nhưng bây giờ vầng trăng không còn chiếm giữ vị trí nào trong tim tác giả nữa. Bằng biện pháp nhân hóa vầng trăng " vầng trăng đi qua ngõ " làm nỗi bật lên điều đó . Hằng đêm trăng vẫn cứ đi . Vẫn mang chút anh sáng nhỏ nhoi vào bầu trời đêm tối . Vậy mà tác giả đã bị cuộc sống xa hoa làm mờ mắt . Không còn nhớ đến trăng nữa .Giọng thơ như giãi bày tâm sự lúc trước , nhà thơ tự trò chuyện với mình . Chất trữ tình cảu thơ ca trờ nên sâu lắng chân thành . Rồi bất chợt duyên số đến . Tác giả đã gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa
Thình lình đen điện tắt
Phòng buyndinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ , cái khoánh khắc ấy giây phút ấy ... tác giả bàng hoàng trước vẻ đẹp của vầng trăng . Tác giã đã quen với đèn điện cửa gương rồi . Nhưng ko ngờ bây giờ còn gặp lại ánh sáng của vầng trăng . Bào kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả rưng rưng nứoc mắt
Ngữa mặt lên nhin mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Một cái nhìn đầy áy náy thật xót xa . Trăng chẳng nói chằng trách gi mà sao người lình cảm thấy có cái gì rưng rưng , cảm giác xúc động , nước mắt đang ứa ra . Sắp khóc . Khóc đi để giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản , vững tâm lại , cái tốt lành sẽ hé lộ . Bào kri niệm đẹp 1 đời người ùa về trong tâm tri, tâm hồn gắn bó chan hòa với thiên nhiên với quê hương đất nước . Với câu trúc thơ song hành , điệp từ như, biện pháp tu từ so sánh cho thấy ngòi bút của nguyên du thật tài hòa " như là đồng là bể như là sông là rừng" Đoạn thơ này hay ở chỗ chất bộc bạch thật chân thành , ở tình biểu cảm , ở tính hình tượng và hàm súc , từ ngô ngữ hình ảnh giản dị đi vào lòng người , khắc sâu điều nàh thơ muốn tâm sự với chúng ta 1 cách nhẹ nhànng mà thắm thia
Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí
Dù bao nhiêu năm tháng đã trôi qua . Con người sẽ gia đi nhưng vầng trăng là bất tử . Trăng vẫn cứ vậy không chút đổi thay . Trăng cũng giống như trái đất bao la nay . Vầng trăng vẫn cứ tròn , tròn 1 cách tự nhiên , tròn như quả đất " chúng mình " , tròn vành vạnh . Đó chỉ là nghĩa thực . Ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa , những tư tưởng thật thầm nhuầm chất nhân văn . Tác giả đã gởi hàm ý vào câu thơ giản dị , gần gũi ấy . tác giả đã nói lên đức tính cao thượng của vầng trăng . Dù lòng người có đổi thay , dù ai có bạc tình bạc nghĩa , không ghi nhớ đến công lao của vầng trăng " Nhưng vầng trăng sẽ không màng đến , sẽ khoan dung độ lượng bỏ qua tất cả . Theo ta nghĩ quan niệm của vầng trăng và của Lục Vân Tiên cũng có điểm tương đồng :
làm ơn há dễ trông người trả ơn
Rồi còn như ông ngư nữa
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Lục vân tiên từng cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp Phong Lai , chàng cướp chỉ vì " thấy chuyện bất bình chẳng tha " chớ không có lợi lộc gì cả. Chàng chỉ là 1 người thư sinh nho nhã vậy mà vẫn không cầm lòng trước truyện bất bình . Ông ngư thì gia cảnh nghèo khổ, khó khăn , vậy mà khi gặp Vân Tiên sa cơ vẫn ra sức cứu giúp , cho dù thân thể vân tiên như " trai mùi trên cây " . Cả 3 hình tượng ấy đều giống nhau . Đều ra sức giúp ích cho đời để cuối cùng không mang lại lợi lộc gì . Nhưng riêng với ánh trăng thi khác . Trăng sẽ mãi mãi chung thủy , không bao giờ đổi thay . Du lòng người thây đổi thì trăng vẫn vây . Trăng sẽ không chấp người vô tình , sẽ im phăng phắc ... hành động đó , cử chỉ đó là 1 nghĩa cử cao đẹp . Nó sẽ là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo . Nhưng chính điều đó đã làm cho người lính từng quên đi vầng trăng đó, từng sa cơ vào lối sống phồn hoa nơi đô thị , từng quên 1 thời gắn bó chia ngọt sẻ bùi phải " giật mình " . Giật mình vì tính chung thủy của vầng trăng , giật mình vì sự khoan dung độ lượng . Chắc hẳn người lính trẻ này sẽ có 1 bài học quý giá về đạo lí làm người . Luôn luôn ghi nhớ công ơn người đi trước và nhưng người làm ơn với mình . " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " " uông nước nhớ nguồn " . Chình là những câu tục ngữ đúc kết từ nhiều kinh nghiệm sống ấy
Ánh trăng của Nguyễn Duy là 1 thể thơ hay . Nguyễn Duy thật tài tình khi vận dụng thể thơ 5 chữ 1 cách sáng tạo tài hoa . Nếu như trong bài thơ " Tre Việt Nam " cau thơ lục bát có khi đưựoc tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng mấy thì trong bài thơ này lại có 1 nét mới . Chữ đầu của dòng thơ câu thơ không viết hoa . Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của thơi gian kỉ niệm . Phải chăng tác giả muôn đền đáp lỗi lầm của mình đối với vầng trăng quá khổ cuối của bài....
 
T

thuyan9i

ìLão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
 
T

tieulongcongchua

thôi thôi!! trùm
mà bạn ghi đề cụ thể ra đi chớ.
mọi người biết ,xem, có thì copy cho chứ o ghi đề ra bọn này nản lắm.
 
T

tieulongcongchua

TẬP LÀM VĂN SỐ 7[ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC]
Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích tức nước vỡ bờ ( tiểu thuyết tắt đàen của Ngô Tất Tố)
đề 2:Số phận và tích cách nhân vật lão hạc trong truyện ngắn lão hạc của nam cao
đề 3: Lấy nhan đề " tình đời trong chiếc lá" , em hãy viết bài nên suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng của Ohen-ri
đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ mây và sóng của Ta-Go
đề 5: Bài thơ tức cảnh pác bó của Hồ Chí Minh
đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài ánh trăng của Nguyễn Duy
đề 7:Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt


YÊU CẦU
-vẬn dỤng mỘt cách linh hoẠt, nhuẦn nhuyỄn các phép lẬp luẬn phân tích, giẢi thích, chỨng minh,… đỂ giẢi quyẾt tốt yêu cầu of đề
-bài văn cần có ý kiến và cảm thụ riêng.
 
L

linh954

vậy các bạn giúp mình những đề
Suy nghĩ hay phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài Sang Thu , Nói với con , Con cò, Mùa Xuân Nho Nhỏ
hoặc là các đề liên quan đến các bài đó cũng được
Giúp mình nhé
được bài nào hay bài đấy
 
T

thuyan9i

Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng cuả con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mủa thu của dân tộc 1 cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuôc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vẩn thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" đc ông sáng tác cuối năm 1977.
Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trườc cảnh đất trời đanmg chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu.
Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu wa sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay wa tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với 1 hương vị khác: hương ổi.
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
"Bỗng nhận ra" là 1 trạng thái chưa đc chuẩn bị trứơc, như là vô tình, sững sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là 1 động từ mang ý tác động được dùng như 1 cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong ko gian: "hương ổi", một mùi hương ko dễ nhận ra, bởi hương ổi ko fải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là 1 mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.
Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân.:37:
"Sương chùng chình wa ngõ
Hình như thu đã về"
Từ láy tương hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy 1 sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự quãng ngắt nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của ko gian mùa thu. "Hình như" là 1 từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thản thốt. Ko fải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là 1 chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người VN, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào 1 cách hết sức tự nhiên.
Rồi mùa thu được quan sát ở những ko gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn.
"Sông được lúc dềnh dàng
.....sang thu"
Nếu ở khổ 1, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể Dòng sông ko còn cuôn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vửa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ đuợc nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng.
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Cảm giác giao mùa đc Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là 1 phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như 1 dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.
Ở khổ cuối, khoảnh khắc giao mùa ko còn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận trực tiếp mà bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm.
" Vẫn còn .....
.....đứng tuổi"
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào ko còn nhìu nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhìu suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
"Sấm ....
.....đứng tuổi"
Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ ko đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như 1 loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chính chắn, điềm tĩnh của hàng cây trc sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chính chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra 1 mùa mới, 1 ko gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn.Ở tuổi "sang thu", con người ko còn bất ngờ trc những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... VÀ ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy nới chính là đặ điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của HT,người đọc chợt nhận ra 1 làn hương ổi, một màn sương, 1 dòng sông, 1 đám mây, 1 tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu VN và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".
Bài thơ kết câu theo 1 trình tự tự nhiên. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của tác giả vào lúc sang thu. Bài thơ gợi cho ta hình dung 1 bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ-thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Câu thơ của HT như có 1 chút gì đó thăng trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của nguời thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.
Bài thơ ngắn với thể thơ 5 chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. HT đã phát họa 1 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhìu cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ HT ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
 
T

thuyan9i

Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.

Khổ thơ đầu được viết một cách nhẹ nhàng, êm, ái:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ ru

Có cánh cò đang bay

"Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng"

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

"Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng..."

Ngủ yên! ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Đúng là đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là "con cò", "con vạc", thế nhưng ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm. Điệp từ "con cò" được nhắc đi, nhắc lại ở câu bốn đến câu tám của khổ thơ đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng. Người đọc cảm nhận được trong thơ có nhạc. Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe. Hình ảnh "con cò bay la,..... bay lả", từ "cổng phủ" cho đến "Đồng Đăng" miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam. Hình ảnh cò "xa tổ", cò "ăn đêm", sợ gặp "cành mềm", sợ bị "xáo măng" gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước. Phải chăng, tác giả muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Mặc dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời. Nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, mẹ muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời, vì đã có mẹ chở che trong câu: "sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân". Đọc đến đây, ta cảm động trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ về, chở che ta từ khi còn tấm bé. Để rồi, khi ta từng bước trưởng thành, vẫn có mẹ bên cạnh xẻ chia:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.

Khổ thơ thứ hai có thể chia làm ba giai đoạn, tựu chung lại vẫn là ý nghĩa của hình ảnh cò gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng hành đối với cuộc đời con trẻ từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành.

Đoạn đầu từ:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Là mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Cò "đứng ở quanh nôi", rồi cò "vào trong tổ"; còn có ngủ thì cò mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa, mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi con lớn hơn một chút thì tình yêu mẹ dành cho con như thế nào? Đoạn thứ hai:

" Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân"

là hình ảnh đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên thiếu. Buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Thế nhưng, người mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng, mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình. Có thể thấy: ban đầu, thì cò dắt con đi học. Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con. Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹ dành cho con đã có cách thể hiện khác. Mẹ không còn nâng niu con nữa, mà chỉ đồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con. Mẹ muốn con tự đi trong cuộc đời bằng đôi chân của chính mình. Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững chãi, không sợ bị vấp ngã. Ta cảm nhận được tình mẹ vừa sâu sắc, lại vừa phong phú, cách thể hiện đa dạng. Một lần nữa, ta hiểu thêm về mẹ, chợt nhận hối hận ra ta cũng đã có lúc hiểu lầm về mẹ. Đoạn thứ ba nói lên hình ảnh cò-hình ảnh mẹ đã đi vào tiềm thức, hóa nên tâm hồn phong phú cho con người khi trưởng thành:

Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.

Cho dù lúc trưởng thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào, là chất xúc tác giúp con thành công hơn trên bước đường công danh sự nghiệp. Hình ảnh thân thương của mẹ trở nên ý nghĩa lớn lao với cuộc đời mỗi người.

Khổ thơ thứ ba thật giản dị mà lại gây nên xúc động với người đọc bởi lời mẹ chân tình, tha thiết:

Dù được gần con

Dù ở xa con

Lên rừng, xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn, vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con.

Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:" con dù lớn vẫn là con của mẹ". Thế nên "đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con". Có biết bao nhiêu thứ tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho ta.

Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời ru à ơi:

À ơi!

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cánh cò, cánh vạc

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi.

Lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ.

Lại một lần nữa các cụm từ:"ngủ đi", "cánh cò, cánh vạc", "nôi" được nhắc lại nhằm gợi về kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người.

Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình mẹ con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt.

Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được. Thế nhưng, với bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên, ta như được trãi nghiệm và hiểu thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người.
 
T

thuyan9i

Thật là xúc động khi được biết bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trên giường bệnh trong bệnh viện Trung ương Huế những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó là những ngày tháng 12 năm 1980. Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Bài thơ ngay sau đó được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Ca khúc này đã đi theo tôi trong suốt thời niên thiếu và đến bây giờ mỗi khi xuân về khi nghe bài hát này lòng tôi lại thấy bồi hồi, xao xuyến, bao nhiêu kỷ niệm đẹp lại trở về. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp... nhưng mùa xuân này tôi mới thực sự cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ, và tôi thêm yêu bài hát này. Tôi cũng đã đi dọc nhiều con sông và ngắm những con chim chiền chiện bay là là trên mặt sông. Tôi cũng đã say mê chụp những hạt mưa xuân long lanh mơn man trên những cánh hoa đào... ... Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng... Những giọt nước đã biến thành những giọt xuân làm lay động bao nhiêu tâm hồn thi sĩ. Tôi đã đi qua bao cánh đồng lúa, cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của những người nông dân đang oằn mình trên nhưng cánh đồng để làm nên hạt thóc. Tôi cũng đã cùng vui với những người lính đang cầm súng canh giữ đảo xa, thấu hiểu nỗi nhớ nhà của họ và tôi đã đồng cảm với tác giả của bài hát. Tôi cảm nhận được phần nào cảm xúc, tình yêu da diết với cuộc sống của ông và tôi vô cùng trân trọng sự khiêm tốn giản dị của nhà thơ... Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến... Hơn ai hết nhà thơ Thanh Hải đã rất yêu cuộc sống này, ông đã chiến đấu cho tổ quốc và cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong nó. Trước khi chết nhà thơ đã dành hết tâm huyết cho bài thơ này... và tôi thế hệ đi sau ông đón nhận những cảm xúc đó, trân trọng nó... và tôi cũng yêu da diết cuộc sống này như ông. Giờ đây tôi càng thấy thêm ý nghĩa trong câu nói của nhà thơ Kahil Gibran: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày mới để yêu thương.Đêm Hà Thành, mùng 4 TếtThật là xúc động khi được biết bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trên giường bệnh trong bệnh viện Trung ương Huế những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó là những ngày tháng 12 năm 1980. Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Bài thơ ngay sau đó được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Ca khúc này đã đi theo tôi trong suốt thời niên thiếu và đến bây giờ mỗi khi xuân về khi nghe bài hát này lòng tôi lại thấy bồi hồi, xao xuyến, bao nhiêu kỷ niệm đẹp lại trở về. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp... nhưng mùa xuân này tôi mới thực sự cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ, và tôi thêm yêu bài hát này. Tôi cũng đã đi dọc nhiều con sông và ngắm những con chim chiền chiện bay là là trên mặt sông. Tôi cũng đã say mê chụp những hạt mưa xuân long lanh mơn man trên những cánh hoa đào... ... Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng... Những giọt nước đã biến thành những giọt xuân làm lay động bao nhiêu tâm hồn thi sĩ. Tôi đã đi qua bao cánh đồng lúa, cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của những người nông dân đang oằn mình trên nhưng cánh đồng để làm nên hạt thóc. Tôi cũng đã cùng vui với những người lính đang cầm súng canh giữ đảo xa, thấu hiểu nỗi nhớ nhà của họ và tôi đã đồng cảm với tác giả của bài hát. Tôi cảm nhận được phần nào cảm xúc, tình yêu da diết với cuộc sống của ông và tôi vô cùng trân trọng sự khiêm tốn giản dị của nhà thơ... Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến... Hơn ai hết nhà thơ Thanh Hải đã rất yêu cuộc sống này, ông đã chiến đấu cho tổ quốc và cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong nó. Trước khi chết nhà thơ đã dành hết tâm huyết cho bài thơ này... và tôi thế hệ đi sau ông đón nhận những cảm xúc đó, trân trọng nó... và tôi cũng yêu da diết cuộc sống này như ông. Giờ đây tôi càng thấy thêm ý nghĩa trong câu nói của nhà thơ Kahil Gibran: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày mới để yêu thương.
 
T

tonghia




Mùa thu là mùa đẹp nhát trong năm là nguôn khơi gợi bao nhiêu nguòn cảm hứng trong thơ ca Cho nên trong kho tang thơ ca VN có rất nhiều bài viết về thu trong đó sang thu của Hữu Thĩnh đã khắc hoạ thật bình dị mà rõ nét giây phút chuyên trời ấy\




Đây là thể thơ ngũ ngôn 3 khổ thơ
Cảm nhận giây phút lúc giao mùa
Với thể thơ ngũ ngôn tạo nên giọng điệu rõ rang liền mạch sau lắng với 3 khổ thơ thôi đã tạo cảm nhận tinh tế về giây phút giao mùa


Phân tích
Sang Thu Thờ điểm trời vùă chớm thu có thể vẫn còn hè Giao mùa cảm nhận được sự khác biệt của nhà thơ phải thật tinh tế mới thấy rõ
Mở đâu bài thơ là tín hiệu của thiên nhiên lúc giao mùa Trong giây phút giao mùa này Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu bằng hình ảnh
Cồn trúc lơ phơ gió hắt hiu
Lưu trọng Lưu thì lại\
Lá thu đi xao xạc
Nguyên Du thì\
Sen tàn cúc lai nở hoa
Còn Xuân diệu thì độc đáo hơn nữa cảm nhận bằg hình ảnh
Rặng Liễu Điều Hiều

Thế nhưng ko lạ bằng Hữu Thỉnh của ta cảm nhận bằng hương ổi với trúc cúc làhình ảnh biểu trượng cho sự cao quý của thiên nhiên . Nhưng hương Ổi là 1 hình ảnh mang đậm tính chất quê kiểng rất ư là bình dị không cao quý như cúc trúc khác biệt nhưng đâm đà vẻ riêng của nó
Nói đến ổi ko ai ko biết nhưng biết được hoa ổi nở vao đầu thu để cảm nhận mùa hương của nó thi ko phải ai cũng nhận ra Mà đặc biệt gió đuă hương ổi đến thật kì lạ hương ổi đa bay cùng gió lan toả đến cho con người Nhưng dặc biệt hơn nữa đây ko phải là gió eo may mà là gió se Trời vào thu đã trở gió se lạnh gây cho ta cảm giác thích thú xua tan cái nóng bực của mùa Hè
Không chỉ tận dụng khả năng thính giác cảu minh Hữu Thỉnh còn vânụ dung tối đa thị giác Nên đã nhận ra rằng sương vẫn còn đọng trên lá cây Và đã vận dụng hết cảm nhận của mình để thể hiện những hình ảnh nhân hoá
Sương chùng chình qua ngõ
Chính hình ảnh nhâ nhoá người làm cho mùa thu sống động hẳn lên Làm ta phải thừa nhận rằng nhà tho HT là 1 người hết sức yêu thiên nhiên cso đc nghững cảm nhận tính tế đến như vậy
Nhưng cảm nhân jlạ kỳ ko phải được biết trứơc mà bỗng nhận ra tất cả rất bất ngờ nhất rất rõ rang để viết được 1 câu cuối
Hình như thu đã về
Hình như này ko phải là sự do dự khi nhận xét 1 vấn đề nào đó mà nhận ra nó thể hiện 1 cảm xúc bang khuâng 1 cản xýc xao xuyến của thi nhân khi nhận ra thu đã về
Sau giây phút ngỡ ngànbg đó tác giã bắt đầu cảm nhận mói chuyển động của cành vật khi sang thu
Trứơc hết là 2 cầu đầu
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông dềng dàng có nghĩa là dòng song trôi rất chậm chạp Nếu như HT đã cảm nhận sưoơg chùn gchình qua ngõ thì thật tinh tế lắm rồi vậy mà qua đây TG cố ý làm chậm lại nổi bật lên HA tuyệt đẹp của dòng song và thu Và lc này từng đàn chim bắt đầu tìm đường trúc đông Cảnnh vật đều có sự chuyển động nhưng mà tất cả vẫn tĩnh lặng từ đó nhà thơ lại có 1 cảm nhận khác độc đáo hơn về nhưữn giây phút chuyển mùa “ có đám mây mùa hạ vắt nủă mình sang thu “ Biện pháp miêu tả nhân hoá thật độc đáo làm cho bức tranh trở nên sinh động hẳng > chúng ta có thể hình dung ra trên mầu trờ những đám mây mùa thu vẫn còn vương nắng mùa hạ để diễn tả điều đó tác giả đã nói lên bằng hình ảnh cắt nùă mình sang thu biểu hiện rõ nét cái khoản gkhác giao mùa Mà khi đất trờ sang thu tuy nắng hạ nhưng vẫn còn mùa dông của mùă hè đã vắng bớt
Vẫn còn bao nhiều nắng
Đã vơi dần cơn mùă
Như vậy mọi cảnh vật của đất nước đều có sự chuyển biến dòng song ko đục ngầy chày xiết như vào mùa đông ko cạn khô như mùa hè dòng song trong trẻo êm đeê lững lờ trôi Cảnh vào thu rất là nên thơ bực tranh có sự xao động cảu đàn chim Thế mà âm thanh vânt ĩnh lặng để nhà thơ đaơcj cảm nhận hêt sọi sự chuyển động của ko gian ào thu Đám mây mùa thu được lien tưởng như 1 dãi lùa mềm vắt ngang giữa bầu trời thể hiện cái khẩonh khcắ giao mùa Như vậy cảnh vùă nên thơ vùa gợi cảm vùă tạo ra những sức liên tưởng bất ngoằ khác giúp cho người đọc cảm nhận bức tranh mùa thu của HT rất riêng ko giống bất cứ ai
Từ nhưng cảm nhận tinh tế đo nhà thơ suy nghẫm đến 1 vấn đề khác con người
Sấm cũng bớt bật ngờ
Trên hang cây đứng tuổi
Nhưng cơn mùa going thường có sấm sét Sấm nổ to tưởng chừng muốn vỡ tung cả trái đất Từ chuyển động của thiên nhiên tác giả muốn nói đến nhưng chuyển biến trong cuộc sống con người Hàng cây đứng tuổi là muốn nói đên con người đã từng trải Đã vật lốn nhiều với những sống gió của cuộc đời Thì rõ ít bất người truóc nhưng biến cố bất thường của cuọc sống Nhà thơ cảm nhận tinh tế sự thay đổi của thiên nhiên để rồi cảm nhận những suy nghĩ chin chắn trong cuộc sống con người . Bài thơ tả cảnh cảnh đẹp nên thơ tĩnh lặng cảnh lay động đến tâm hồn con người để từ đó con ngường trải nghiệm cuộc sống

 
T

tonghia

Thật là xúc động khi được biết bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trên giường bệnh trong bệnh viện Trung ương Huế những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó là những ngày tháng 12 năm 1980. Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Bài thơ ngay sau đó được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Ca khúc này đã đi theo tôi trong suốt thời niên thiếu và đến bây giờ mỗi khi xuân về khi nghe bài hát này lòng tôi lại thấy bồi hồi, xao xuyến, bao nhiêu kỷ niệm đẹp lại trở về. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp... nhưng mùa xuân này tôi mới thực sự cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ, và tôi thêm yêu bài hát này. Tôi cũng đã đi dọc nhiều con sông và ngắm những con chim chiền chiện bay là là trên mặt sông. Tôi cũng đã say mê chụp những hạt mưa xuân long lanh mơn man trên những cánh hoa đào... ... Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng... Những giọt nước đã biến thành những giọt xuân làm lay động bao nhiêu tâm hồn thi sĩ. Tôi đã đi qua bao cánh đồng lúa, cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của những người nông dân đang oằn mình trên nhưng cánh đồng để làm nên hạt thóc. Tôi cũng đã cùng vui với những người lính đang cầm súng canh giữ đảo xa, thấu hiểu nỗi nhớ nhà của họ và tôi đã đồng cảm với tác giả của bài hát. Tôi cảm nhận được phần nào cảm xúc, tình yêu da diết với cuộc sống của ông và tôi vô cùng trân trọng sự khiêm tốn giản dị của nhà thơ... Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến... Hơn ai hết nhà thơ Thanh Hải đã rất yêu cuộc sống này, ông đã chiến đấu cho tổ quốc và cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong nó. Trước khi chết nhà thơ đã dành hết tâm huyết cho bài thơ này... và tôi thế hệ đi sau ông đón nhận những cảm xúc đó, trân trọng nó... và tôi cũng yêu da diết cuộc sống này như ông. Giờ đây tôi càng thấy thêm ý nghĩa trong câu nói của nhà thơ Kahil Gibran: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày mới để yêu thương.Đêm Hà Thành, mùng 4 TếtThật là xúc động khi được biết bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trên giường bệnh trong bệnh viện Trung ương Huế những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó là những ngày tháng 12 năm 1980. Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Bài thơ ngay sau đó được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Ca khúc này đã đi theo tôi trong suốt thời niên thiếu và đến bây giờ mỗi khi xuân về khi nghe bài hát này lòng tôi lại thấy bồi hồi, xao xuyến, bao nhiêu kỷ niệm đẹp lại trở về. Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp... nhưng mùa xuân này tôi mới thực sự cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ, và tôi thêm yêu bài hát này. Tôi cũng đã đi dọc nhiều con sông và ngắm những con chim chiền chiện bay là là trên mặt sông. Tôi cũng đã say mê chụp những hạt mưa xuân long lanh mơn man trên những cánh hoa đào... ... Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng... Những giọt nước đã biến thành những giọt xuân làm lay động bao nhiêu tâm hồn thi sĩ. Tôi đã đi qua bao cánh đồng lúa, cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của những người nông dân đang oằn mình trên nhưng cánh đồng để làm nên hạt thóc. Tôi cũng đã cùng vui với những người lính đang cầm súng canh giữ đảo xa, thấu hiểu nỗi nhớ nhà của họ và tôi đã đồng cảm với tác giả của bài hát. Tôi cảm nhận được phần nào cảm xúc, tình yêu da diết với cuộc sống của ông và tôi vô cùng trân trọng sự khiêm tốn giản dị của nhà thơ... Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến... Hơn ai hết nhà thơ Thanh Hải đã rất yêu cuộc sống này, ông đã chiến đấu cho tổ quốc và cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong nó. Trước khi chết nhà thơ đã dành hết tâm huyết cho bài thơ này... và tôi thế hệ đi sau ông đón nhận những cảm xúc đó, trân trọng nó... và tôi cũng yêu da diết cuộc sống này như ông. Giờ đây tôi càng thấy thêm ý nghĩa trong câu nói của nhà thơ Kahil Gibran: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày mới để yêu thương.

Cái đoạn màu xanh sao mà lập lại thế kja... chỉnh lại dùm em :eek:
 
Last edited by a moderator:
T

tieuho_94

mọi người làm giúp mình tí nha:
viết một đoạn văn bàn về tình mẹ và lời ru trong bài thơ con cà của CLV
 
N

ngocanh891996

cảm ơn các bạn rất nhiều , các bạn có thể cho mình bài tham khảo về người lính trong bài " bài thơ về tiểu đội xe không kính được không ??? cảm ơn các bạn :D
 
T

thuyhoa17

cảm ơn các bạn rất nhiều , các bạn có thể cho mình bài tham khảo về người lính trong bài " bài thơ về tiểu đội xe không kính được không ??? Cảm ơn các bạn :d
phạm tiến duật là nhà thơ nổi lên từ phong trào chống mỹ cứu nước. Năm 1964, tốt nghiệp khoa văn trường đại học sư phạm hà nội i. ông vào bộ đội và xung phong vào tuyến lửa khu bốn.
Từng là lính lái xe nên ông có những bài thơ viết rất hay về binh chủng này. “ tiểu đội xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu.
Bài thơ là khúc hát ca ngợi những người lính lái xe đã đã vượt lên hiện thực dữ dội, ác liệt của khói lửa chiến tranh thời chống mỹ để hoàn thành nhiệm vụ.
Bài thơ đã xây dựng một hình tượng độc đáo đó là những chiếc xe, nói cho đúng là cả một tiểu đội xe không có kính chắn gió, chắn bụi băng băng ra trận. Mà độc đáo thật, vì chỉ gặp ở việt nam, ở những chiến sĩ lái xe quân sự thời chống mỹ. Có thể nói “chất” độc đáo này được lên men từ chiến trường ác liệt:
“không có kính không phải vì xe không có kính
bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
nguyên nhân xe không kính là vậy. đấy là mội hiện thực trần trụi mà tác giả không thể hư cấu.
Bên cạnh hiện thực trần trụi đấy là hình ảnh người lính lái xe hiện lên rất đẹp. Cứ tưởng với hiện thực dữ dội, ác liệt, trớ trêu ấy, người lính lái xe phải bó tay, thế nhưng vẫn nổi lên với tư thế:
“ung dung buồng lái ta ngồi
nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
nghĩa là xe cứ đi. Không những ung dung mà người lính lái xe còn tỏ ra rất chủ động, hiên ngang vượt lên tất cả.
Nói đến người lái xe là nói đến con mắt, nói đến cái nhìn. Tô đậm cái nhìn của người lái xe, chỉ trong một dòng thơ, tác giả đã sử dụng 3 lần từ “nhìn” (điệp từ). Nhìn trời là để phát hiện máy bay hay pháo sáng về ban đêm. Nhìn thẳng là cái nhìn nghề nghiệp, hiên ngang. Và cũng từ ca - bin không kính, qua cái nhìn đã tạo nên những ấn tượng, cảm giác rất sinh động, cụ thể đối với người lái xe:
“nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
thấy sao trời và đột ngột cánh chim
như sa, như ùa vào buồng lái”
những cảm giác này, dù mang ý nghĩa tả thực hay tượng trưng, đều thể hiện cái thế ung dung tinh thần vượt lên của người lái xe.
Hai khổ thơ tiếp, hình ảnh người lái xe được tô đậm. Cái tài của phạm tiến duật trong khổ thơ này là cứ hai câu đầu nói về hiện thực nghiệt ngã phải chấp nhận thì hai câu sau nói lên tinh thần vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh của người lái xe trong thời gian chiến tranh ác liệt.
Xe không kính nên “bụi phun tóc trắng như người già” là lẽ đương nhiên, xe không có kính nên “ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” là lẽ tất nhiên.
Những cụm từ “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo” chứng tỏ họ không những đã ý thức được mà còn rất quen với những gian khổ đó.
Chính vì thế:
“chưa cần lửa, phì phèo châm điếu thuốc
nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
và cao hơn:
”chưa cần thay lái trăm cây số nữa
mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.”
đây là những câu thơ đậm chất người lính, nói rất đúng tinh thần và cuộc sống của người lính các động tác “phì phèo châm điếu thuốc” tuy có vụng về nhưng sao đáng yêu thế?. Cái cười “ha ha” nở ra trên khuôn mặt lấm lem của mọi người sao mà rạng ngời đến thế? Bởi vậy, đọc những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến trường những năm tháng đánh mỹ. đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời và tinh thần hoàn thành nhiệm vụ cao.
Hai khổ thơ tiếp nói về cảnh sinh hoạt và sự họp mặt sau những chuyến vận tải trên những chặng “đường đi tới”. Vẫn những câu thơ có giọng điệu riêng, đậm chất văn xuôi rất riêng của phạm tiến duật đã thể hiện được tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến. ở hai khổ thơ này, tác giả vẫn tô đậm cái hình tượng thơ “xe không kính”, nhưng lại có cách nói khác rất lính:
“gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
khổ thơ cuối cùng, kết thúc bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta một điều như một điều dự báo: đâu chỉ là tiểu đội xe không kính mà tương lai còn là tiểu đội xe không đèn, không mui xe, ... Hiện thực của cuộc chiến tranh diễn ra còn hết sức ác liệt, người lính lái xe còn phải đối mặt với bao nhiêu nghiệt ngã, thử thách: “ không có kính rồi xe không đèn, không có mui, thùng xe có xước” nhưng nhất định họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ, sẽ chiến thắng bởi vì phía trước họ là miến nam thân yêu và vì họ sẵn có một nhiệt tình cách mạng, một trái tim quả cảm - trái tim người lính bác hồ.
“ xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
chỉ cần trong xe có một trái tim”
bài thơ là bức tượng đài nghệ thuật về người lính lái xe trong cuọoc kháng chiến chống mỹ cứu nước của dân tộc ta.

:) .
 
K

khanhmatchot

anh may ve cho ne!!!

Có nhiều tác phẩm vừa mới được ra đời đã bị chết yểu . Có nhiều tác phẩm gây dư luận xôn xoan 1 thời rồi bị độc giả quên lãng cùng thời gian . Nhưng cũng có những bài thơ , truyện ngắn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc . Và bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy chính là tiêu biểu cho điều đó
Tác phẩm ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí inh , 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng . Bài thơ như 1 lời tâm sự chân thành : Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ , với những ngày kháng chiến gian khổ . Vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên bởi nó là 1 vật kỷ niệm thiêng liêng , Nó đem lại anh sáng xua tan đêm tối . Nó là tri kỉ . Và khổ thơ đầu hiện lên nhằm khắc họa điều đó
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sống và với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên 1 không giản bao la : với đồng với sông và với bể . Trăng rất gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu . Trăng gần với đồng ruộng găn với sông xanh biển cả . Dù ở đâu đi đâu trăng cũng cạnh bên Nhưng phải đến khi chiến tranh loạn lạc . Rừng trở thành nơi tập kích , trốn trú ngụ khỏi quân thù thì mới nhận ra rằng cái vai trò lớn lao của vầng trăng ấy . Trăng đã soi sáng đường ta đi . Vầng trăng đã thành tri kỉ . Thành đôi bạn không thể thiêu nhau . Trang chia ngọt sẻ bùi trăng đồng cam cộng khổ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Khổ thơ thứ 2 như 1 lời nhắc nhỏ của tác giả về những năm tháng giang lao đã qua của cuocọ đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước , bình dị , hiền hậu . 1 vần lưng đã xuất hiện 1 ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng . Đó là cốt cách của cá anh " trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ " . Trăng có vẻ vô cùng bình dị . 1 vẻ đẹp thấm nhuần chất nhân văn . Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên , trăng đã hóa vào thiên nhiên , hòa vào cây cỏ . Vầng trăng chính là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy , đã trở thành " vầng trăng tri kỉ " " vầng trăng tình nghĩa " ngỡ không bao giờ quên . Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự nhủ là mình đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa đó ...
Từ hồi về thành phố
Quen anh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Trước giây tác giả sống gần gũi với thiên nhiên , với sống với bể với rừng . Bây giờ thơi gian dần trôi , môi trương sống thay đổi nên lòng người đã đổi thay . Tác giả đã quen với cái nếp sống " thành phố" ấy . Quen cái " anh điện cửa gương " cũng như đã quen sống trong 1 cuộc sống đầy đủ tiện nghi và vật chất .... Cho nên dần dần cái vầng trăng ngày nào đã bị niềm vui hưởng thụ cuộc sống sung túc che khuất mất . Đúng như vậy vầng trăng tượng trưng cho những tháng năm gian khổ Đó là tình đồng chi được hình thành trong những năm tháng chiến tranh . Nhưng giờ đây hòa bình lập lại lòng người đổi thay là chuyện thường tình . Bởi thế người đời thường nhắc nhau
Ngọt bùi nhớ nhé đắng cay
Nhưng bây giờ vầng trăng không còn chiếm giữ vị trí nào trong tim tác giả nữa. Bằng biện pháp nhân hóa vầng trăng " vầng trăng đi qua ngõ " làm nỗi bật lên điều đó . Hằng đêm trăng vẫn cứ đi . Vẫn mang chút anh sáng nhỏ nhoi vào bầu trời đêm tối . Vậy mà tác giả đã bị cuộc sống xa hoa làm mờ mắt . Không còn nhớ đến trăng nữa .Giọng thơ như giãi bày tâm sự lúc trước , nhà thơ tự trò chuyện với mình . Chất trữ tình cảu thơ ca trờ nên sâu lắng chân thành . Rồi bất chợt duyên số đến . Tác giả đã gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa
Thình lình đen điện tắt
Phòng buyndinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ , cái khoánh khắc ấy giây phút ấy ... tác giả bàng hoàng trước vẻ đẹp của vầng trăng . Tác giã đã quen với đèn điện cửa gương rồi . Nhưng ko ngờ bây giờ còn gặp lại ánh sáng của vầng trăng . Bào kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả rưng rưng nứoc mắt
Ngữa mặt lên nhin mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Một cái nhìn đầy áy náy thật xót xa . Trăng chẳng nói chằng trách gi mà sao người lình cảm thấy có cái gì rưng rưng , cảm giác xúc động , nước mắt đang ứa ra . Sắp khóc . Khóc đi để giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản , vững tâm lại , cái tốt lành sẽ hé lộ . Bào kri niệm đẹp 1 đời người ùa về trong tâm tri, tâm hồn gắn bó chan hòa với thiên nhiên với quê hương đất nước . Với câu trúc thơ song hành , điệp từ như, biện pháp tu từ so sánh cho thấy ngòi bút của nguyên du thật tài hòa " như là đồng là bể như là sông là rừng" Đoạn thơ này hay ở chỗ chất bộc bạch thật chân thành , ở tình biểu cảm , ở tính hình tượng và hàm súc , từ ngô ngữ hình ảnh giản dị đi vào lòng người , khắc sâu điều nàh thơ muốn tâm sự với chúng ta 1 cách nhẹ nhànng mà thắm thia
Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí
Dù bao nhiêu năm tháng đã trôi qua . Con người sẽ gia đi nhưng vầng trăng là bất tử . Trăng vẫn cứ vậy không chút đổi thay . Trăng cũng giống như trái đất bao la nay . Vầng trăng vẫn cứ tròn , tròn 1 cách tự nhiên , tròn như quả đất " chúng mình " , tròn vành vạnh . Đó chỉ là nghĩa thực . Ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa , những tư tưởng thật thầm nhuầm chất nhân văn . Tác giả đã gởi hàm ý vào câu thơ giản dị , gần gũi ấy . tác giả đã nói lên đức tính cao thượng của vầng trăng . Dù lòng người có đổi thay , dù ai có bạc tình bạc nghĩa , không ghi nhớ đến công lao của vầng trăng " Nhưng vầng trăng sẽ không màng đến , sẽ khoan dung độ lượng bỏ qua tất cả . Theo ta nghĩ quan niệm của vầng trăng và của Lục Vân Tiên cũng có điểm tương đồng :
làm ơn há dễ trông người trả ơn
Rồi còn như ông ngư nữa
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
Lục vân tiên từng cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp Phong Lai , chàng cướp chỉ vì " thấy chuyện bất bình chẳng tha " chớ không có lợi lộc gì cả. Chàng chỉ là 1 người thư sinh nho nhã vậy mà vẫn không cầm lòng trước truyện bất bình . Ông ngư thì gia cảnh nghèo khổ, khó khăn , vậy mà khi gặp Vân Tiên sa cơ vẫn ra sức cứu giúp , cho dù thân thể vân tiên như " trai mùi trên cây " . Cả 3 hình tượng ấy đều giống nhau . Đều ra sức giúp ích cho đời để cuối cùng không mang lại lợi lộc gì . Nhưng riêng với ánh trăng thi khác . Trăng sẽ mãi mãi chung thủy , không bao giờ đổi thay . Du lòng người thây đổi thì trăng vẫn vây . Trăng sẽ không chấp người vô tình , sẽ im phăng phắc ... hành động đó , cử chỉ đó là 1 nghĩa cử cao đẹp . Nó sẽ là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo . Nhưng chính điều đó đã làm cho người lính từng quên đi vầng trăng đó, từng sa cơ vào lối sống phồn hoa nơi đô thị , từng quên 1 thời gắn bó chia ngọt sẻ bùi phải " giật mình " . Giật mình vì tính chung thủy của vầng trăng , giật mình vì sự khoan dung độ lượng . Chắc hẳn người lính trẻ này sẽ có 1 bài học quý giá về đạo lí làm người . Luôn luôn ghi nhớ công ơn người đi trước và nhưng người làm ơn với mình . " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " " uông nước nhớ nguồn " . Chình là những câu tục ngữ đúc kết từ nhiều kinh nghiệm sống ấy
Ánh trăng của Nguyễn Duy là 1 thể thơ hay . Nguyễn Duy thật tài tình khi vận dụng thể thơ 5 chữ 1 cách sáng tạo tài hoa . Nếu như trong bài thơ " Tre Việt Nam " cau thơ lục bát có khi đưựoc tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng mấy thì trong bài thơ này lại có 1 nét mới . Chữ đầu của dòng thơ câu thơ không viết hoa . Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của thơi gian kỉ niệm . Phải chăng tác giả muôn đền đáp lỗi lầm của mình đối với vầng trăng quá khổ cuối của bài....
 
C

ckiu.style

Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt :
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thậtấy đc tác giảlàm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nc.

Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong wá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngn6 từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ wá khứ đc tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của ngân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lủa trong bài thơ: lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành ; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bêp lửa gắn chặt với hinh ảnh người bà, bếp lửa của 1 thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Chàu thương bà biết mấy nắng mưa"
Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn lửa ko định hìnhm khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những z đã wa, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợil ên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ "một bếp lửa" đc lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tương xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" ko chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!
Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.
"Lên 4 tuổi....
...còn cay !"
Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thừong sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe khô rạc ngưạ gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất v gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại" khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn đc mội chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. "Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ BV có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật. giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thưc, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.
"Tám năm ròng....
...trên những cánh đồng xa."
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuệyn cỏ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu tròng hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tươbg đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẽ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, BV wả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" đc lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" són đôi gợi sắc đêịu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc laòi chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà ko đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nõi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thưong yêu, xót xa của nhà thơ trc nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.

Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm kháng chiến.
"Năm giặc ...
.... bình yên!".
Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền cững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu, mênh mông. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. "Bố ở chiến khu bố còn việc bố - Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ ." Gian khổ, thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa đc yên lòng. Tấm lòng người bà thương con thương cháu ân cần, chu đáo biết bao.
"Rồi sớm rồi chiều....
...dai dẳng."
Trong những câu của khổ thơ này, hình ảnh "bếp lửa" đã chuyển thành "ngọn lửa" trong ý nghĩ tượng trưng, khái quát. "Bếp lửa" với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sáng, trường tồn.

Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã trường thành đối với người bà trong hiện tại.
"Lận đận ....
....bếp lửa!"
Chiến tranh đã đi wa, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen "thói quen dậy sớm", bếp lửa của bà vẫn "ấp iu nồng đượm" nhuw ngày nào. Điệp từ nhóm đc nhắn lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Nếu trc đây, đó là ngọn lửa nồng đươm nhóm niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác nữa. "Nhóm mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn bếp lửa ấp iu nồng đượm" ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. "Nhóm niềm yêu thương" có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui" hay cũng chính là bà và cách sống. Âm đệiu trong đạon thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ?Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cam nhớ thương nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn BV. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng ngôn từ.

Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình.
"Giờ cháu đã ....
....bếp lửa lên chưa?..."
Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay ngừoi bà. Đaứ cháu ấy đã đc mở rộng tầm mắt để nhìn thấy "khói trăm tàu" , "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả". Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn ko nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, tậht hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc (tui chưa bị ám:33 . Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thân của đứa cháu ở phưong xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc.

"Bếp lủa ấp iu nồng đượm" đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong "Bếp lửa" đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng... Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
NGUỒN : bài of mem @iloveyou247_tintin.
 
L

love_tro_lai

bài tập làm văn số 7

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thậtấy đc tác giảlàm sống dậy trong bài thơ "Bếp lửa". Bài thơ đc viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập xa đất nc.

Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong wá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngn6 từ bị cuốn theo dòng hoài niệm. Một thờ wá khứ đc tái hiện lại trong tâm tưởng với những chi tiết rất cụ thể. Tác giả nâng niu từng mảnh ký ức ký ức hiện về. Theo diễn biến tâm tư của ngân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lủa trong bài thơ: lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành ; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay.

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bêp lửa gắn chặt với hinh ảnh người bà, bếp lửa của 1 thời thơ ấu với nhiều kỷ niệm khó phai.
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Chàu thương bà biết mấy nắng mưa"
Trong mấy câu thơ mở đầu có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh "chờn vờn sương sớm" thật sống động, gợi lên ngọn lửa ko định hìnhm khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Sử dụng hình ảnh ấy rất thích hợp với trạng thái tâm lý hồi tưởng những z đã wa, đã rời ra nhưng lại có sức ám ảnh day dứt. Từ láy "ấp iu" bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợil ên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ "một bếp lửa" đc lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỷ niệm sâu lắng trong ký ức tác giả. Nó trở thành hình tương xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa của quê hương, cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Đọng lại trong 3 dòng thơ đầu có lẽ là chữ "thương" và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi "biết mấy nắng mưa". Hai chữ "nắng mưa" ko chỉ để nói đến nắng mưa của thiên nhiên mà còn gợi cho ta nghĩ đến nắng mưa cuộc đời. Biết bao tình cảm xúc động mà nghẹn ngào trong câu thơ ấy!
Từ tình thương và nỗi nhớ da diết tràn đầy đã đánh thức tác giả sống lại với những năm tháng ấu thơ.
"Lên 4 tuổi....
...còn cay !"
Lẽ thường, vui thì người ta cũng nhớ, nhưng những kỷ niệm buồn thừong sâu đậm hơn nhiều. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn, đau buồn của nạn đói năm 1945. Đó là năm "đói mòn đói mỏi", "bố đi đánh xe khô rạc ngưạ gầy". Đứa trẻ đã sớm có ý thức tự lập và phải sống trong sự cưu mang của người bà. Cảm nhận về nỗi vất v gián tiếp tác giả bộc lộ thời thơ ấu của mình. "Mùi khói" rồi lại" khói hun nhèm", có thể nói nhà thơ đã chọn đc mội chi tiết thật chính xác, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, vừa biểu hiện những tình cảm da diết, bâng khuâng, xót xa, thương mến. "Hình ảnh "khói hun nhèm mắt" cũng gợi cho ta nghĩ đến sự cay cực, vất vả tỏa ra từ 1 bếp lửa của gia đình nghèo khổ. Câu thơ "nghĩ lại .... cay" tô đậm nỗi niềm thổn thức của tác giả. Thơ BV có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, ngôn từ chân thật. giản dị như thế. Cái bếp lửa kỷ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói ... mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thưc, thấm đậm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Từ sau sương khói mịt mờ của tuổi thơ, tác giả đã thổi phồng lên những kỷ niệm của tuổi thiếu niên khi quê hương đất nước có chiến tranh.
"Tám năm ròng....
...trên những cánh đồng xa."
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần. Giọng thơ như thể giọng kể trong 1 câu chuệyn cỏ tích, có thời gian, không gian, có sự việc và các nhân vật cụ thể. Nếu tròng hồi ức, lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tươbg đậm nét nhất của đứa cháu là "mùi khói", thì đến đây, xuất hiện 1 ấn tượng khác là "tiếng tu hú". Lúc mơ hồ, vắng lặng "trên những cánh đồng xa"., lúc gần gũi, nghẹn ngào "sao mà tha thiết thế", tiếng tu hú như than thở, sẽ chia những nỗi nhớ xa cách, trông ngóng mỏi mòn. Đưa tiếng tu hú, một âm thanh rất đồng nội ấy vào thơ, BV wả là có 1 tâm hồn gắn bó sâu nặng với quê hương.

Trong những câu thơ ấy, ta thấy từ "bà" đc lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" són đôi gợi sắc đêịu tình cảm xoắn xuýt, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Tác giả như trách móc laòi chim tu hú vô tình chỉ gợi sự cô đơn đến vắng vẻ mà ko đến san sẻ với bà. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm của tác giả đối với bà. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu. Nõi nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi. Ẩn chứa đằng sau những câu chữ ấy là tình cảm thưong yêu, xót xa của nhà thơ trc nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.

Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm kháng chiến.
"Năm giặc ...
.... bình yên!".
Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền cững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu, mênh mông. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. "Bố ở chiến khu bố còn việc bố - Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ ." Gian khổ, thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa đc yên lòng. Tấm lòng người bà thương con thương cháu ân cần, chu đáo biết bao.
"Rồi sớm rồi chiều....
...dai dẳng."
Trong những câu của khổ thơ này, hình ảnh "bếp lửa" đã chuyển thành "ngọn lửa" trong ý nghĩ tượng trưng, khái quát. "Bếp lửa" với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sáng, trường tồn.

Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã trường thành đối với người bà trong hiện tại.
"Lận đận ....
....bếp lửa!"
Chiến tranh đã đi wa, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen "thói quen dậy sớm", bếp lửa của bà vẫn "ấp iu nồng đượm" nhuw ngày nào. Điệp từ nhóm đc nhắn lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Nếu trc đây, đó là ngọn lửa nồng đươm nhóm niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác nữa. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. "Nhóm niềm yêu thương" có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui" hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống. Âm đệiu trong đạon thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ?Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cam nhớ thương nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn BV. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng ngôn từ.

Đoạn thơ cuối cùng vẫn tiếp tục mạch cảm xúc nhớ thương khôn nguôi thể hiện kín đáo tình cảm biết ơn sâu nặng của tác giả đối với người bà đã từng cưu mang, đùm bọc mình.
"Giờ cháu đã ....
....bếp lửa lên chưa?..."
Giờ đây, tác giả đã sống xa xứ, đã trưởng thành, đã rời xa vòng tay ngừoi bà. Đaứ cháu ấy đã đc mở rộng tầm mắt để nhìn thấy "khói trăm tàu" , "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả". Cuộc sống đầy đủ vật chất hơn, nhưng vẫn ko nguôi ngoai tình cảm nhớ thương bà. Tình cảm ấy đã trở thành thường trực trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo, tậht hay, có sức ám ảnh day dứt tâm trí người đọc (tui chưa bị ám:33. Nhà thơ hỏi nhưng cũng là nhắc nhở chính mình phải luôn nhớ tới ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà đã trở thành chỗ dựa tinh thân của đứa cháu ở phưong xa. Đó là nỗi nhớ tha thiết, da diết. Hình ảnh bếp lửa cứ trở đi trở lại trong bài thơ, vừa là 1 hình ảnh rất cụ thể, vừa có sức khái quát sâu sắc.

"Bếp lủa ấp iu nồng đượm" đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong "Bếp lửa" đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng... Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.
__________________
 
H

heo_way_sua_kute

trình bày suy nghĩ về khổ thơ cuối bài anh trăng của ng~duy
ai giúp tui zs
 
Top Bottom