Bài viết số 7

B

be_mum_mim

Bạn đưa đề lên mọi người mới giúp được chứ.

Không có đề hay dạng bài không ai có hướng làm đâu.:)
 
H

hinatabeauti

trả lời

Ai làm văn hay giúp mình làm bài viết số 7 với? Mình thank cho. Nhớ viết hay lên nha và nhó kèm theo dàn bài.
mình làm dàn bài thôi nha!
đề 1:(sgk)
MB: Sinh thời Bác đề cao vai trò của tuổi trẻ với tương lai của đất nước. Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác gửi thư cho học sinh trong cả nước, trong thư viết rằng:"Non sông Viêt Nam có trở nên tươi đẹp hay không?.....nhờ vào công học tập của các cháu."
TB:
*Giải thích nội dung câu noi:
-Bác dung từ ngữ, hình ảnh đẹp, trang trọng: "tươi đẹp, đại, vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu." để nhấn mạnh vai trò ý nghĩa học tập của hoc sinh nói riêng và tuổi trẻ tươi lai đất nước nói chung.
-Không đề cao việc học tập Bac còn động viên, khuyến khích các cháu học tốt.
-Việc học tập của thế hệ trẻ có vai trò vô cùng quan trọng
-Thanh niên, học sinh hôm nay là thế hệ trẻ tiếp tục bảo vệ tổ quốc sau này
-Muốn xây dựng bảo vệ Tổ quốc, việc học để có kiến thức cơ bản là vô cùng quan trọng
-Thế giới ngày càng phát triển do đó muốn sánh vai với các cường quốc năm châu thì đất nước cần phát triển khoa học, kĩ thuật. Do đó con đương duy nhất để tiến tới mục đích chỉ có học tập
*Trong thực tế: lịch sử đã được kiểm chứng nhiều tấm gương học tập đúng đắn
-Nhiều tài năng suất chúng như Lí Công Uẩn trong việc dời đo từ Hoa Lư về Thăng Long để đất nước trương tồn
-Trần Hưng Đạo với bài Hịch tướng sĩ, ca ngợi tinh thần bảo vệ và muốn xây dựng đất nước
-Nguyễn Trãi, Bác Hồ(bạn tự phân tích nhé!)
*Ngày nay: Tâm gương sáng là Bác(tự Phân tích lấy ví dụ dẫn chứng)
-Để thực hiện lời dạy của bác chúng ta cần phải
+Phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức tốt
+Có ý chí, quyết tam, xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh
KB: Thể hiện vai trò trách nhiệm của học sinh với quê hương đất nước, từ đó thôi thúc chúng ta ko ngừng phấn đấu học tập.
 
B

boboiboydiatran

Đề 2 (SGK)

Văn học và tình thương
Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Thật vậy, văn học và tình thương là hai khái niệm đan xen, không thể tách dời.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống. Các nhà văn, nhà thơ cũng dùng ngôn ngữ để diễn tả tự tưởng, tình cảm của mình với cuộc sống, đặc biệt là tình yêu thương luôn được các nhà văn đề cập đến ở nhiều phương diện. Tóm lại, các cung bậc tình cảm yêu thương đều được phản ánh rất sinh động trong các tác phẩm văn học. Còn tình thương là những biểu hiện tình cảm của người với người, là sự thương mến, xót xa, đồng cảm của những tấm lòng nhân ái, là thứ tình cảm trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, toan tính.
Trước tiên, văn học thể hiện phong phú các cung bậc tình cảm yêu thương của con người. Khởi nguồn cho mọi tình yêu, đó là tình cảm gia đình – một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Trong đó, tình mẫu tử là cao quý hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày ấu thơ”, đã cho ta thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Cậu phải sống trong cảnh mồ côi, người cha nghiện ngập rồi chết, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Ấy vậy mà cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ, cũng đã vượt qua những dị nghị, những sự mặc cảm để trở về bên đứa con bé bỏng của mình. Không chỉ ở những tác phẩm văn học, mà ca dao tục ngữ cũng nói về tình cảm mẫu tử :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Cho dù ta đã lớn khôn, trưởng thành, nhưng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh ta, theo ta đến suốt cuộc đời này. Mẹ ở bên ta để chia sẽ với ta những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, và mỗi khi ta vấp ngã, mẹ sẽ là người động viên, cổ vũ để ta có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tiếp theo, văn học còn cho ta thấy một thứ tình cảm cũng vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng.Ví dụ như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Không chỉ vậy, chắc hẳn trong chúng ta không ai có thể quên được câu truyện cảm động “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài. Hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau đẫm nước mắt. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Đọc câu truyện này, chúng ta thấy rơi nước mắt vì tình cảm yêu thương nhau của hai anh em. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình.
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữa những con người không cùng máu mủ, nhưng văn học vẫn đề cập đến, đó tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. Người xưa luôn nói đến tình cảm yêu thương đồng bào qua câu ca dao :
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Bầu và bí là hai loại cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất, thường leo chung một giàn tre. Nó trở nên thân thiết, gần gũi, cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận. Chính vì thế, dân gian đã mượn hình ảnh cây bầu, cây bí, qua đó nhắc nhở con người phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Hay như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một người tri thức nghèo nhưng có lòng yêu thương người vô bờ bến. Khi lão Hạc phải xa con, rằn vặt vì không lo nổi đám cưới cho con mình, khi lão Hạc khổ sở vì bán con chó, thì chính ông giáo là người xoa dịu cái nỗi đau của lão Hạc. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Không chỉ vậy, ông giáo còn tìm mọi cách để giúp khi biết lão Hạc đã nhiều ngày không ăn gì.
Lòng yêu thương đất nước còn được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Trước tiên, Trần Quốc Tuấn thể hiện lòng yêu nước của mình ở lòng căm thù giặc. Ông vạch trần tội ác của giặc bằng lời lẽ sinh động, coi chúng như loài cầm thú : “cú diều”, “dê chó”, “hổ đói”. Trạng thái căm uất sục sôi, hận thù bỏng rát, chất chứa cảm xúc lớn về vận mệnh đất nước. Không chỉ Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tường yêu nước, mà ngay cả Nguyễn Trãi cũng thể hiện lòng yêu nước của mình qua văn bản “Nước Đại Việt ta”. Nguyễn Trãi đã có tư tưởng tiến bộ, ông đề cao sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.Không những thế, ông còn cho ta thấy tất cả các yếu tố của một quốc gia có độc lập tự chủ : nền văn hoá lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng.
Tình thương trong văn học còn thể hiện ở các nhà văn phê phán thái độ sống ích kỷ, độc ác của con người trong xã hội. Ví dụ như trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu truyện đã lên án gay gắt : những kẻ ác phải bị trừng phạt. Không chỉ trong truyện cổ tích dân gian, mà chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ ,đầu trần chân đất ,bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm. Em lang thang trên khắp mọi nẻo đường, nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô chết trong một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Qua câu chuyện này, tác giã đã lên án thái độ sống thờ ơ của những con người trong xã hội.
Tình yêu thương gia đình, yêu thương đồng loại, phê phán những tội ác to lớn, tất cả đều được phản ánh trong văn học. Văn học chính là yếu tố quan trọng trong việc lưu giữ lịch sử của thế hệ trước cho đời sau. tham khao nhe

ĐỀ 3 (SGK)


hãy nói KHÔNG với các tệ nạn

Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.

Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái,không đúng với chuẩn mực xã hội,vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm,phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,tiến bộ,lành mạnh.Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất,không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới. Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.Ma tuý tồn tại ở rất nhiều dạng như hồng phiến,bạch phiến,thuốc,lắc … dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau như uống,chích,kẹo…


Chúng ta cần bài trừ ma tuý vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị,xã hội.Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê,tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật,từ 1 đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư hỏng,từ 1 công dân tốt của xã hộitrở thành đối tượng cho luật pháp.Khi đói thuốc,con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác:cướp giật,trộm cắp,giết người… Thậm chí ngưòi thân trong gia đình cũng trở thành nạn nhân của những con nghiện khi đói thuốc.Bởi vậy ma tuý đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hướng to lớn đến xã hội.Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần,không có khả năng lao động,trở thành gánh nặng cho gia đình,lxã hội. Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan như:HIV/AIDS,lao phổi... Tác hại của ma túy là rất lớn, nó khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt:an ninh,quốc phòng…Khi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được.

Chúng ta hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội. Nhà nước luôn có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý.

Đồng thời chúng ta cần phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ, giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ.Ngoài ra, các bạn nên tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội.

"Nói Không với các tệ nạn xã hội"
cuộc sống ngày càng hiện đại, xã hội ngày càng phát triển thì tiêu cực cũng không ngừng gia tăng. Đó là mội sự gia tăng của những tệ nạn xã hội như: ma túy. rượu chè... Những thứ mà bất cứ lúc nào cũng cần diệt trừ ngay. Muốn góp sức trong việc làm trong sạch xã hội, thế hệ trẻ chúng ta phải nói " không" với các tệ nạn xã hội.Trước hết ta phải hiểu thế nào là tệ nạn xã hội. Đó là những hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật. Điều này đang gây hậu quả xấu đến đời sống xã hội. Và còn những tệ nạn nguy hiểm đã xuất hiện và len lỏi trong giới học sinh, sinh viên chúng ta như: nghiện hút, văn hoá phẩm đồi trụy, đua xe trái phép... Ngần ấy thứ cũng đủ khiến chúng ta nhận thức và tránh xa nó.Vậy còn thế nào là nói "không" với ma túy. "Không" là từ chối, không hợp tác, phản đối. Phải chăng nó đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết về các tác hại khôn lường để không tham gia, không tổ chức, không lôi kéo và sa vào các tệ nạn. Phải biết kiềm chế bản thân để đừng tự hủy hoại bản thân, gia đình, xã hôi. Bản thân ta phải hiểu sâu sắc về các tác hại của nó. Tệ nạn có hại về mọi mặt cho cả xã hội và bản thân. Các tệ nạn này làm suy thoái giống nòi dân tộc, rối loạn trật tự cuộc sống. Chúng còn ngày nào thì còn đe dọa đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến đến tinh thần, sức khỏe và đạo đức của xã hội ngày đó. Hơn thế nữa, nó đưa con người tới bước đường cùng, ngõ cụt, dần đến tội ác khó lường. Mất mát và đau thương cho các gia đình xã hội cũng bắt đầu từ đó.
Tác hại của ma tuý nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung thật là to lớn, nó gây hậu quả to lớn đối với gia đình của họ và còn ảnh hưởng đến xã hội quanh ta. Vì vậy, chúng ta hãy kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội và nhất là tệ nạn ma tuý.

___________________________________________________
nguồn

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=96096
 
Top Bottom