Bài viết số 7

  • Thread starter lon_con_un_in_haycuoi
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 1,742

S

sam_biba

Game online - từ ý tưởng ban đầu như là một thú tiêu khiển để giải trí, giết thời gian và giảm stress, đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa đang tương tác với những loại hình nghệ thuật khác và các loại phương tiện truyền thông khác. Không thể phủ nhận những mặt tích cực từ game online như: luyện cho người chơi khả năng quan sát nhạy bén, khả năng phản ứng nhanh nhạy, khả năng tập trung cao độ… Nhưng, bên cạnh đó là những tác hại khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy, suy nghĩ của giới trẻ. Thời gian dành cho công việc học tập đã bị "chiếm đoạt" bởi những trò game. Thêm vào đó, “những cuộc chiến bạo lực” trong game đã ảnh hưởng khá lớn đến hành động của tuổi trẻ. Các "fan game" ham chơi không kể ngày đêm, bán sức lực và tiền của đổ vào những trò chơi “vô bổ”. Khá nhiều tay Game máu “bá chủ” đã không ngần ngại bỏ tiền thật để mua vũ khí ảo, áo giáp ảo… thậm chí bỏ số tiền không nhỏ để thuê một game thủ “cày” giúp mình. Số tiền này ở đâu mà ra nếu không nói dối cha mẹ hoặc ăn trộm, ăn cắp, thậm chí người cướp của. Đặc biệt, khi cuộc chiến trên thế giới ảo trở thành cuộc chiến thật ngoài cuộc sống thì thú chơi này thật sự trở thành một nguy cơ đối với xã hội.

Đã đến lúc toàn xã hội phải vào cuộc để ngăn chặn mặt trái của game online đang hàng ngày, hàng giờ tác động không tốt đến sự phát triển tâm lý thế hệ trẻ. Trước hết, các nhà quản lý cần có những quy định, biện pháp kỹ thuật khắt khe hơn đối với lĩnh vực kinh doanh game online. Thực tế cho thấy, game online đối với các doanh nghiệp là hướng kinh doanh mới, có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, phát triển đến mức độ nào là điều cần bàn. Đối với các doanh nghiệp, thiết nghĩ cần có ý thức hơn trong việc tạo dựng văn hóa kinh doanh loại hình trò chơi này.

Không vì lợi nhuận mà liên tiếp sử dụng các "chiêu", các mánh khóe kinh doanh để làm sao vắt được các con "bò sữa" game thủ càng nhiều càng tốt, như nhiều người đã lên án. Về phía các bậc cha mẹ, nên siêng "để mắt" đến chuyện học hành của con cái, nhất là quản lý chặt chẽ thời gian vui chơi. Hãy một, hai lần "vi hành" đến các điểm kinh doanh game online để xem các cậu ấm, cô chiêu của mình đang làm gì. Vấn đề cuối cùng là trách nhiệm của nhà trường và các tổ chức Đoàn, Đội trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho tuổi trẻ hiểu rõ cả mặt tích cực và tác hại của game online thông qua các buổi tọa đàm hoặc nói chuyện ngoại khóa. Có thể phát động phong trào "Tuổi trẻ nói không với game bạo lực" kết hợp với tổ chức có chất lượng các hoạt động trò chơi dân gian trong nhà trường nằm trong kế hoạch xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà ngành giáo dục- đào tạo đang phát động.
 
S

sam_biba

Thuốc lá - bạn đồng hành của bệnh tật và nghèo đói


Hút thuốc lá là thói quen ở nhiều nước kém phát triển.
Nếu mỗi ngày bạn ở trong phòng với người hút thuốc lá một giờ, nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn sẽ cao gấp 100 lần so với những người sống 20 năm trong một toà nhà chứa thạch tín (asen). Món hàng độc hại này còn là thủ phạm khiến 1,3 triệu người Việt Nam rơi xuống mức đói nghèo.

Mỗi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển.

Ông Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, cho biết, một nửa số người thường xuyên hút thuốc sẽ chết sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá; họ phải chấp nhận mất đi 12-25 năm tuổi thọ. Thuốc lá phải chịu trách nhiệm trong 87% tổng số ca ung thư phổi, 80-90% số ca bệnh COPD. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư lên 10-15 lần.

Thuốc lá cũng gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Với hơn 400 chất độc, nó làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng bạch cầu trong tinh dịch, giảm khả năng phóng tinh. Tỷ lệ mắc bệnh liệt dương tăng gấp đôi ở những người hút thuốc. Đối với phụ nữ, thuốc lá gây mãn kinh sớm, giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sẩy, sinh con thiếu tháng, nhẹ cân, thai chết lưu.

Người hút thuốc không chỉ gây bệnh tật cho mình mà còn làm hại người khác, nhất là thân nhân, vì việc hút thuốc lá thụ động cũng đem lại hậu quả nghiêm trọng không kém so với hút chủ động. Khói thuốc đặc biệt có hại cho trẻ em. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi, làm bệnh hen trở nên nặng nề hơn.

Ở Việt Nam, do tỷ lệ người hút thuốc rất cao (56% nam giới) nên số người bị phơi nhiễm khói thuốc cũng rất lớn. Trên 50% số người không hút phải tiếp xúc với khói thuốc ít nhất 30 phút/ngày. Theo khảo sát ở 5 tỉnh đại diện cho 5 vùng kinh tế, cứ 10 học sinh thì có 6 em bị phơi nhiễm khói thuốc tại nhà.

Bệnh tật sẽ trầm trọng hơn ở những người làm trong ngành công nghiệp thuốc lá. Phần lớn trong số họ bị bệnh xanh thuốc lá do chất nicotin thấm dần qua da sau những ngày tiếp xúc với lá thuốc. Các triệu chứng thường thấy gồm buồn nôn, nôn oẹ, ốm yếu, nhức đầu chóng mặt, thậm chí co thắt vùng bụng, khó thở, rối loạn huyết áp và nhịp tim.

Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.

Cũng như xu hướng chung của thế giới, số người hút thuốc tại Việt Nam tập trung nhiều nhất ở nhóm thu nhập thấp. Tiền chi cho thuốc lá chiếm một phần không nhỏ trong ngân quỹ vốn đã eo hẹp của họ và ảnh hưởng đến các chi tiêu về quần áo, giáo dục, y tế. Một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ.

Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Với việc tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, Việt Nam đang cố gắng tiến dần tới mục tiêu này.
 
T

tuanvy0808

Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải biết được tác hại của chúng, biết để không hút và giúp người thân của bạn từ bỏ thuốc lá.
Chúng ta có thể viết ra được không biết bao nhiêu là trang giấy để nói về tác hại thuốc lá. Mỗi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển. Thuốc lá được tạo nên từ những gì mà lại gây hại đến vậy?
Trong khói thuốc lá có hơn 4000 hóa chất trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện , các chất gây độc và 43 được biết là nguyên nhân gây ung thư. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.….Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm khả năng lưu thông của máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ của bạn, dẫn đến nhiều bệnh ung thư khác như ung tư miệng, đại tràng, vòm họng, thực quản, gan, thận…Các nhà khoa học đã khảo sát và tìm ra đc rằng tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm, tức là khi hút 1 điếu thuốc tự ta đã làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Thế thì có phải chỉ có người hút mới chịu những tác hại xấu do thuốc lá ?
Ngoài con đường hút thuốc trực tiếp, thuốc lá còn có thể gây hại qua việc ta hít phải khói thuốc của người khác. Trẻ em và người lớn, những người không hút thuốc nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chụi rủi ro cao hơn hoặc bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có mang mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai cao hơn, sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ có cha không bao giờ hút thuốc. Đó là những ảnh hưởng ko nhỏ tí nào.
Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ.Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải chịu những chi phí điều trị chăm sóc, tốn kém thời gian. Thế là từ chuyện hút thuốc nảy sinh ra nhiều vấn đề khác.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lá mang nhãn mác phương Tây, nhiều người cứ nghĩ rằng người phương Tây hút thuốc nhiều. Thực ra không phải như vậy. Tại Hoa Kỳ và Canada, tỷ lệ người hút thuốc lá đang giảm một cách nhanh chóng. Ở nhiều nước phương Tây, giờ đây việc hút thuốc lá ở những nơi công cộng như nhà hàng, bệnh viện và trường học là phạm pháp. Vì thuốc lá đang bị tẩy chay tại những nước này, các công ty thuốc lá đã để mắt tới những nước đang phát triển như đất nước chúng ta chẳng hạn. Các công ty thuốc lá muốn chúng ta tin rằng hút thuốc là “cao sang”. Thực ra hút thuốc là một thói quen của người nghèo. Người nghèo dễ dẫn tới hút thuốc nhất và cũng là người có ít khả năng tiền bạc để mua thuốc nhất. Số tiền mà người ta dùng để mua thuốc lá thay vì mua những đồ vật cần thiết cho cuộc sống là mối hiểm hoạ nghiêm trọng tới tài sản của mình và gia đình. Tiền tiêu tốn vào thuốc lá thay vì những thứ cần thiết cơ bản khác cho cuộc sống như thực phẩm, đồ dùng gia đình …Và còn nhiều nghịch cảnh khác ko kể ra hết được.
Đã biết được những điều trên, chúng ta – những người đã nghiện thuốc lá và những người chưa cần phải làm gì? Trước hết, đối với những người chưa hút , đừng hút thuốc và hãy động viên bạn bè mình không dùng thuốc lá! Áp lực phụ cũng có thể tích cực! Tiếp đó bạn có thể động viên họ hàng và bạn bè cai thuốc và giúp đỡ họ trong quá trình này.
Còn với những người đã nghiện hút, phải tìm được nguyên nhân vì sao mình lại hút thuốc, để từ đó tìm cách làm sao cho mình bỏ được. Và quan trọng nhất, ta phải quyết tâm cai thuốc: trước khi cai thuốc, ta phải quyết định thật sự mình muốn gì chứ không phải chỉ gia đình, bạn bè của mình muốn gì.Hãy lên kế hoạch cho tương lai, đưa ra các mục tiêu cho mình và lập kế hoạch để thực hiện và hãy tập trung vào các mục tiêu đó hút thuốc có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một trong những cách hữu hiệu nhất là nhai kẹo cao su mỗi khi muốn hút thuốc. Tập dần thói quen này dần sẽ thay thế hẳn luôn việc nghiện thuốc lá. Và sau khi ta đã bỏ được, đôi khi những cơn “ghiền” vẫn quay lại. Hãy sẵn sàng để đối phó nếu tình huống đó xảy ra. Cai thuốc không phải là việc dễ dàng nhưng nhiều người vẫn làm được !
Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng. Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.​
 
T

tuanvy0808

Game online - từ ý tưởng ban đầu như là một thú tiêu khiển để giải trí, giết thời gian và giảm stress, đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa đang tương tác với những loại hình nghệ thuật khác và các loại phương tiện truyền thông khác. Không thể phủ nhận những mặt tích cực từ game online như: luyện cho người chơi khả năng quan sát nhạy bén, khả năng phản ứng nhanh nhạy, khả năng tập trung cao độ… Nhưng, bên cạnh đó là những tác hại khó lường, ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy, suy nghĩ của giới trẻ. Thời gian dành cho công việc học tập đã bị "chiếm đoạt" bởi những trò game. Thêm vào đó, “những cuộc chiến bạo lực” trong game đã ảnh hưởng khá lớn đến hành động của tuổi trẻ. Các "fan game" ham chơi không kể ngày đêm, bán sức lực và tiền của đổ vào những trò chơi “vô bổ”. Khá nhiều tay Game máu “bá chủ” đã không ngần ngại bỏ tiền thật để mua vũ khí ảo, áo giáp ảo… thậm chí bỏ số tiền không nhỏ để thuê một game thủ “cày” giúp mình. Số tiền này ở đâu mà ra nếu không nói dối cha mẹ hoặc ăn trộm, ăn cắp, thậm chí người cướp của. Đặc biệt, khi cuộc chiến trên thế giới ảo trở thành cuộc chiến thật ngoài cuộc sống thì thú chơi này thật sự trở thành một nguy cơ đối với xã hội.
Đã đến lúc toàn xã hội phải vào cuộc để ngăn chặn mặt trái của game online đang hàng ngày, hàng giờ tác động không tốt đến sự phát triển tâm lý thế hệ trẻ. Trước hết, các nhà quản lý cần có những quy định, biện pháp kỹ thuật khắt khe hơn đối với lĩnh vực kinh doanh game online. Thực tế cho thấy, game online đối với các doanh nghiệp là hướng kinh doanh mới, có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, phát triển đến mức độ nào là điều cần bàn. Đối với các doanh nghiệp, thiết nghĩ cần có ý thức hơn trong việc tạo dựng văn hóa kinh doanh loại hình trò chơi này.
Không vì lợi nhuận mà liên tiếp sử dụng các "chiêu", các mánh khóe kinh doanh để làm sao vắt được các con "bò sữa" game thủ càng nhiều càng tốt, như nhiều người đã lên án. Về phía các bậc cha mẹ, nên siêng "để mắt" đến chuyện học hành của con cái, nhất là quản lý chặt chẽ thời gian vui chơi. Hãy một, hai lần "vi hành" đến các điểm kinh doanh game online để xem các cậu ấm, cô chiêu của mình đang làm gì. Vấn đề cuối cùng là trách nhiệm của nhà trường và các tổ chức Đoàn, Đội trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho tuổi trẻ hiểu rõ cả mặt tích cực và tác hại của game online thông qua các buổi tọa đàm hoặc nói chuyện ngoại khóa. Có thể phát động phong trào "Tuổi trẻ nói không với game bạo lực" kết hợp với tổ chức có chất lượng các hoạt động trò chơi dân gian trong nhà trường nằm trong kế hoạch xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà ngành giáo dục- đào tạo đang phát động.
 
Top Bottom