bài viết số 7- Nhật kí trong tù

S

sbellgem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 3: Nhân được học một số bài thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy biết bài văn bàn về ý chí và nghị lực của con người.
Hãy gơi ý dùm e dàn bài, hướng làm hay một số bài văn mẫu nha, cám ơn mọi người nhiều!
 
N

niemkieuloveahbu

Các nhà nghiên cứu văn học, văn hoá trong và ngoài nước đều có chung cảm nhận về chất thép toát lên từ toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ. Chất thép của lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản, chất thép của một nghị lực phi thường, một tinh thần lạc quan ngời sáng, và chất thép toát lên từ chất thơ bay bổng trong chốn ngục tù. Nhà thơ Tố Hữu trong bản trường ca “Theo chân Bác” đã viết: “Lại thương nỗi đoạ đày thân Bác. Mười bốn trăng tê tái gông cùm. Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc, mà thơ bay, cánh hạc ung dung”.Cổ nhân có câu “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” (một ngày tù, nghìn thu ở ngoài), chúng ta mỗi khi nghĩ về những khó khăn gian khổ mà Hồ Chí Minh đã trải qua đều không khỏi xót xa, đau đớn. Trong bài thơ “Bốn tháng rồi”, Người viết: “Sống khác loài người vừa bốn tháng. Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời... Răng rụng mất một chiếc. Tóc bạc thêm mấy phần. Gầy đen như quỉ đói. Ghẻ lở mọc đầy thân”. Song với nghị lực phi thường, Người đã “Kiên trì và nhẫn nại-Không chịu lùi một phân-Vật chất tuy đau khổ-Không nao núng tinh thần”. Đó là sự hiện thực hoá quan niệm “Muốn nên sự nghiệp lớn-Tinh thần càng phải cao” mà Người đã viết trong bài mở đầu của tập thơ.Trong mười bốn tháng bị giam cầm, lính Quốc dân đảng đã áp giải Chủ tịch Hồ Chí Minh đi khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây. Làm sao nói hết những gian khổ trên những chặng đường áp giải vô tận ấy: “Năm mươi ba cây số một ngày-Áo mũ dầm mưa rách hết giày-Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ...”; “Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh-Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình”; “Đi đường mới biết gian lao-Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”; “Gió sắc tựa gươm mài đá núi-Gió như dùi nhọn chích cành cây”... Thật là “Trăm cay nghìn đắng’’, một “ác mộng”... Thế nhưng, với suy nghĩ “Gian nan rèn luyện tinh thần thêm hăng”, Hồ Chí Minh đã vượt qua tất cả. Gian khổ chỉ càng mài sắc ý chí, quyết tâm và nghị lực của Người, như hạt gạo qua bao đau đớn hiện lên “trắng tựa bông”, phẩm cách Hồ Chí Minh toả sáng rực rỡ từ trong gian khổ tột cùng. Đường chuyển lao tuy gian khổ, hoàn cảnh tuy ngặt nghèo, nhưng Hồ Chí Minh vẫn tràn trề thi hứng, dạt dào tình cảm lạc quan; ngòi bút của Người đã ghi lại những vần thơ đẹp, thấm đẫm tình yêu tha thiết với cuộc sống, con người: “Làng xóm ven sông đông đúc thế-Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh”; “Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng”; “Hơi ấm bao la trùm vũ trụ-Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”. Trong song sắt nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn bầu bạn, chia sẻ với vầng trăng, vẫn đến với trăng bằng đôi cánh hồn thơ lãng mạn:“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ-Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Lên đến đỉnh Tây Phong bằng nỗ lực phi thường của một thể chất hầu như đã kiệt quệ, hồn thơ Người vẫn vô cùng thanh thoát, trong sáng: “Núi ấp ôm mây, mây ấp núi-Lòng sông gương sáng bụi không mờ”. Trong những hoàn cảnh ấy, mà vẫn có thể làm thơ, lại là những bài thơ hay, đó là chất thép của một tâm hồn cộng sản vĩ đại.Tuy nhiên, ở Hồ Chí Minh, cái vĩ đại lại được thể hiện trong phong cách hồn nhiên tự nhiên, và trong những biểu hiện ấy, chúng ta lại càng thấm thía hơn sự vĩ đại của Người. Đọc Nhật kí trong tù, chúng ta không thể nào quên những nụ cười của tác giả. Bị ghẻ lở khắp người, có nỗi khó chịu nào hơn, thế mà Người vẫn đùa: “Đầy mình đỏ tím như hoá gấm-Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn-Mặc gấm, bạn tù đều khách quí-Gảy đàn trong ngục thảy tri âm”. Đúng là “Người lấy cái vui của cuộc đời đánh bạt mọi đau thương” (Chế Lan Viên).Nhiều bài thơ của tập nhật kí cho thấy tình yêu thương mênh mông của Hồ Chí Minh đối với con người. “Thân anh da bọc lấy xương-Khổ đau đói rét hết phương sống rồi”. Khi vợ người bạn tù đến thăm chồng, trước cảnh “gần nhau trong tấc gang, mà biển trời cách mặt” của họ, Người đau đớn, ngậm ngùi: “Tình cảnh đáng thương thật!”. Trái tim Người thắp thỏm với nỗi lo của người nông dân “Nghe nói năm nay trời đại hạn-Mười phân thu hoạch chỉ vài phân”. Tình cảm nhân đạo của Hồ Chí Minh đã vượt qua biên giới quốc gia, đạt đến một tầm cao hiếm có. “Bác ơi tim Bác mênh mông thế-Ôm cả non sông, mọi kiếp người” (Tố Hữu). Tập thơ “Nhật kí trong tù” không chỉ là một “văn kiện lịch sử vô giá” mà còn là một di sản tinh thần vô giá, góp phần giáo dục lí tưởng cộng sản, nhân cách cho con người Việt Nam hôm nay và mai sau.

Nguồn: tintuc.xalo.vn
 
Top Bottom