Không biết bạn đã nộp bài chưa, nhưng ở đây mình trả lời luôn vậy:
I Giải thích:
Bi kịch của người phụ nữ là những biến cố xảy ra đối với họ. Hiểu theo một nghĩa khác nữa, "i kịch là khi chúng ta nhìn quanh mình không thấy một bóng dáng tri âm" (Lê Hoàng) . Bi kịch của lẻ loi, cô đơn và buồn tủi. Ở đây, người phụ nữ rơi vào bi kịch là do sự ý thức được về nhân cách, nhân phẩm của chính mình.
+ Ở Độc Tiểu Thanh Ký: 1 ng` phụ nữ tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Vợ cả tình hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt là Phần dư --> Bi kịch là đây.
+ Ở Tình cảnh lẻ loi của người Chinh phụ: Ng` phụ nữ khắc khoải từng canh để chờ chồng đi chinh chiến trở về. Một nỗi cô đơn trống vắng mà bước đi của thời gian thì rất vô tình, dửng dưng trước một con người đang ngồi buồn tủi trước đèn --> Bi kịch.
+ Ở Cung oán ngâm khúc: Lúc còn xuân sắc, ng` cung nữ được đưa vào cung và trọng dụng. Nhưng đến khi nhan sắc tàn phai, vua chúa bỏ mặc lẻ loi ở cung quế. Ng` cung nữ ấy ý thức rất rõ nhân phẩm của mình. Một sự bế tắc trong tư tưởng. Đi cũng không được mà ở cũng không xong. --> Bi kịch.
II. Chứng minh.
- Làm rõ tính những điểm chung của bi kịch ở mỗi bài:
+ Cả 3 bài đều viết về người phụ nữ sắc tài vẹn toàn mà bạc mệnh (Ở CPN, CON, ng` chinh phụ, ng` cung nữ cũng có tài gảy đàn.
+ Họ phí tuổi xuân của mình cho một khát vọng chân chính của con người: Khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
- Tìm ra những nét riêng về bi kịch:
+ Ở CPN, cuộc sống vật chất an nhàn, sung sướng, địa vị xả hội được tôn trọng nhưng đời sống nội tâm đầy bi kịch. Đó là nỗi khát khao đc sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Một nỗi khổ khó có thể giãy bày (Phân tích một sô đoạn thơ để làm rõ)
+ Ở CON, đó là nỗi ai oán, thương thân, và niềm bi phẫn, cùng ước muốn "dứt tơ hồng", "muốn đạp tiêu phòng" của người cung nữ (đỉnh điểm của bi kịch) bị nhà vua bỏ rơi đang chôn vùi tuổi xuân của mình nơi vách quế lầu nương quạnh hiu.
+ Ở ĐTTK, bi kịch về một kiếp người bạc mệnh, "đến văn chương còn sót lại mà cũng bị đốt dở". Bước đi của thời gian có thể biến vườn uyển thành gò hoang, có thể biến nương dâu thành đất trống. Nỗi khát khao được hạnh phúc ở đời giờ đây đã không còn nữa. Giờ đây "trâm gãy bình rơi", số phận nàng Tiểu Thanh chỉ còn đọng lại đây qua từng tập Dư phần trơ trọi,
III. Đánh giá:
- So sánh - đối chiếu về tính bi kịch của người phụ nữ trong 3 văn bản.
- (Có thể nói về giá trị nhân đạo của các tác giả khi đã thể hiện 1 cách sâu sắc nét bi kịch của người phụ nữ)