bài viết số 6

  • Thread starter meohenhocbai
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 1,256

B

baby_lucky69

Bài này bạn chia phần thân bài làm 2 phần chính:
1- Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Ông Hai là người có tình yêu làng đặc biệt
+ Ông yêu đến mức say đắm vào luôn tự hào về nó
+ Khi phải tản cư, xa làng, lúc nào ông cũng nhớ và hỏi thăm về làng
+ Ngồi đâu cũng khoe gặp ai cũng kể về làng( Phân tích việc ông kể về làng trước và sau cách mạng có d j khác nhau)
- Tình yêu làng gắn liền với tình yêu đất nước
+ Nỗi đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc
+ Niền vui sướng khi nghe tin làng CD là làng kháng chiến
2- Đánh giá nhân vật
- là nhân vật trung tâm của tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc
- Đặt nhân vật điển hình vào hoàn cảnh điển hình
- Nghệ thuật tạo hình chi tiết chân thực, nghệ thuật miêu tả tinh tế. Ông Hai là hình ảnh người dân VN thời bấy h.
=> Kim Lân:
- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày l tháng 8 năm 192 l, quê làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm kiếm sống. Ông vừa làm thợ (sơn guốc, khắc tranh bình phong), vừa viết văn....
=> eBook: Làng-Kim Lân:
-- Tối nào cũng vậy, cứ đến lúc con bé lớn ông Hai thu thủ que đóm cháy lập lòe trong chiếc nón rách tất tả đi từ nhà bếp lên, và bà Hai ngồi ngây thuỗn cái mặt trước đĩa đèn dầu lạc, lầm bầm tính toán những tiền cua, tiền bún, tiền chuối, tiền kẹo… thì ông Hai vùng dậy, sang bên bác Thứ nói chuyện. Không hiểu sao cứ đến lúc ấy ông Hai lại thấy buồn................
=> Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai:
a. Trước khi nghe tin xấu về làng:
? Trước khi nghe tin xấu về làng ,tâm trạng Ông Hai được miêu tả như thế nào ?Tìm các chi tiết diễn tả điều đó(khi ở nhà ,ra đường ,ở phòng tin)?
? Tâm trạng của ông thể hiện ra sao?
Ông hay nghĩ về làng ,nhớ làng da diết :
Ông nghe được nhiều tin hay
-> ruột gan ông cứ múa cả lên,vui quá .
Rất vui vẻ ,thoải mái,náo nức
** Những biểu hiện tâm lí ấy cho em thấy được gì về nét tính cách nổi bật ở nhân vật Ông Hai?
=> Ông yêu làng ,yêu nước tha thiết mãnh liệt ; tình cảm ấy luôn thường trực trong ông.Đó cũng là niềm vui và niềm tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng của làng quê .Tình cảm đó thật đáng trân trọng

b, Khi nghe tin làng theo Tây:
?Thái độ của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được bộc lộ ra sao?
*Thái độ : sững sờ,bàng hoàng vì tin đến bất ngờ ,đột ngột :
+ Cổ nghẹn ắng,da mặt tê rân rân
+ Ông lặng đi
+ Đánh lảng, cúi gằm mặt mà đi
+Nằm vật ra giường ,tủi thân ,khóc.
** Qua thái độ trên em cảm nhận được tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào?
=> Cảm xúc bị xúc phạm ,đau đớn tái tê ,dằn vặt .
? Vì sao ông lại có tâm trạng đó?
=> Có lẽ nếu ông Hai không yêu làng, không tự hào về làng đến mức tôn thờ thì ông không đau đớn đến thế .Ông đau bởi vì tình yêu làng của ông quá lớn .Tin làng theo giặc khiến thần tượng trong ông như sụp đổ.Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh day dứt cả tâm hồn ông.
Em hãy đọc thầm đoạn " Nhìn lũ con ...này chưa '
?Em có nhận xét gì cách diễn đạt trong đoạn văn này ?Cách kể ấy có tác dụng gì trong việc bộc lộ tâm lí nhân vật ?
* Hàng loạt câu hỏi,câu cảm thán diễn tả tâm trạng, những cung bậc cảm xúc của ông:
? Những cảm xúc chất chứa trong lòng có thể gọi tên là những cảm xúc gì ?
+ Nỗi ám ảnh day dứt
+ Nỗi nhục nhã ê chề
+ Nỗi đau đớn tái tê
+ Sự ngờ vực chưa tin
+ Sự bế tắc vào cuộc sống phía trước

? Điều đó chứng tỏ tin xấu đó ảnh hưởng đến ông Hai như thế nào ?
=>Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông ,cùng nỗi đau xót tủi hổ của ông
Em có nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn ở đoạn truyện này ?
=> Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể ,tinh tế ,sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật
* Cuộc đấu tranh nội tâm buộc ông phải lựa chọn :
? Cuộc đấu tranh nội tâm ấy đã diễn ra như thế nào?Kết quả ra sao?
+ Về làng hay ở lại ?
+ Về làng hay là bỏ kháng chiến ,bỏ Cụ Hồ?
+ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
?Tại sao trước đây ông rất muốn về làng mà bây giờ ông lại dứt khoát như vậy ? Phải chăng ông không yêu làng nữa ?

?Qua đó em cảm nhận được nét đẹp nào nữa trong tâm hồn, tình cảm của ông Hai?
=> Tình yêu nước rộng lớn hơn ,bao trùm lên tình cảm với làng quê nhưng không vì thế mà bỏ tình cảm với làng . Càng đau xót ,tủi hổ bao nhiêu ông càng yêu sâu nặng làng Chợ Dầu của mình bấy nhiêu.

** ?Trong những lúc tưởng chừng như bế tắc ấy ông đã tâm sự cùng ai ?Mục đích của việc tâm sự là gì ?

* Tâm sự với con để giãi bày lòng mình:
Em hãy đọc diễn cảm đoạn văn ông Hai tâm sự trò chuyện với đứa con.
?Đây là đoạn văn diễn tả cảm động ,sinh động nỗi lòng sâu xa ,bền chặt của ông Hai - một người nông dân - với quê hương ,đất nước ,với cách mạng ,với kháng chiến.Vậy qua lời tâm sự ấy em cảm nhận được điều gì về nhân vật ông Hai?

+ Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu của ông( ông muốn đứa con nhớ câu " Nhà ta ở làng Chợ Dầu )
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến ,với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ ( Anh em đồng chí biết cho bố con ông .Cụ Hồ trên đầu..soi xét cho bố con ông ...đơn sai )
=> Tình yêu sâu nặng ,bền vững và thiêng liêng đối với làng,và Tổ quốc.

c, Khi nghe tin xấu được cải chính:
Khi nghe tin xấu của làng được cải chính tâm trạng ông Hai thể hiện ra sao ,thông qua chi tiết đặc sắc nào ?

+ Vui sướng háo hức
+ Khoe :" Tây đốt nhà tôi rồi ! "
=> Tình yêu làng đã hoà quyện với tình yêu Tổ quốc ,cách mạng ,vì thế khi nghe tin căn nhà mình bị giặc đốt ông không xót của mà trái lại ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người .Nét tâm trạng này không bình thường nhưng lại hoàn toàn chân thực .Vì đó như là một chứng cớ hùng hồn chứng tỏ làng ông không theo giặc .Điều đó cho thấy ông rất hạnh phúc khi làng mình là làng yêu nước.

? Qua đó em thấy tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai có quan hệ với nhau như thế nào ?
=>Tình yêu làng quê gắn bó,thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến .
? Qua phân tích nhân vật ông Hai em cảm nhận được gì ở con người này?Tác giả muốn nói gì thông qua nhân vật ông Hai?

* Ông Hai làng Dầu là con người thuần phác ,đôn hậu ,có bản chất tốt đẹp .Trong trái tim ông tình yêu quê hương đất nước hài hoà, nồng thắm .Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam yêu nước trong buổi đầu chống Pháp ,tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao ,tha thiết yêu quê hương , đất nước .
 
B

b3_mjn

Sao ho0k aI giỐng đỀ mỲnh thẾ .... Đề bÀi vIết sỐ 6 cỦa mỳNh nÀ : Phân Tích tỲnh mẪu tỬ trOng Truyện Ngắn " TrOng lÒng Mẹ " kủA nHà văn NguYên Hồng ( đề 1 SGK ) ...aI giúP E vỚi....:( ..........:khi (76): ai LàM Đc giÚp p3' Nhanh đC ho0k
 
B

bec0n94

ai làm bài tập làm văn só sáu chua đề bài là : cảm nhận về đoạn trích chiếc luoc ngà
 
B

baby_lucky69

ai làm bài tập làm văn só sáu chua đề bài là : cảm nhận về đoạn trích chiếc luoc ngà
tham khảo nha:
Có câu nói:”Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!”Vì lòng yêu cha,một cô bé nhỏ mới tám tuổi nhưng nhất quyết không nhận người khác làm bố,cho dù bị đánh.Vì lòng thương con,một người chiến sỹ dù ở sa trường vẫn luôn cặm cụi làm một chiếc lược để tặng đứa con gái bé bỏng.Có người nhận xét rằng “tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử”.Song nếu đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,có thể bạn sẽ phải có cái nhìn khác mới mẻ và chân thực hơn.Câu chuyện khắc họa hình ảnh một nhân vật bé Thu đầy ấn tượng và tinh tế, hơn thế lại ca ngợi tình cha con thiêng liêng,vĩnh cửu dù trong chiến tranh.

Nguyễn Quáng Sáng sinh năm 1933 ở An Giang.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.Sau năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết vănn.Có lẽ vì sinh ra va hoạt động chủ yếu ở miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.Các tác phẩm chính là Chiếc lược ngà(1968),Mùa gió chướng(1975),Dòng sông thơ ấu(1985),…Nguyễn Quang Sáng có lỗi viết văn giản dị,mộc mạc nhưng sâu sắc,xoay quanh những câu truyện đời thường nhưng ý nghĩa.Chiếc lược ngà viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ chống Mỹ ,là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng, khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc,xây dựng tình huống bất ngờ và ca ngợi tình cha con thắm thiết.Vẫn viết về một đề tài dường như đã cũ song truyện mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Câu truyện xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.Khi ông Sáu đi kháng chiên chống Pháp,lúc đó bé Thu chưa đầy một tuổi.Khi ông có dịp thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi.Song bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má.Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một tiếng “Ba”. Đến khi bé Thu nhận ra cha mình thì cũng là khi ông Sáu phải ra đi. Ông hứa sẽ mang về tặng con một cái lược ngà.Những ngày chiến đầu trong rứng, ông cặm cụi làm chiếc lược cho con gái.Chiếc lược làm xong chưa kịp trao cho con gái thì ông đã hi sinh.Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con mình.

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống,cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước ra khỏi mâm”.Có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi?Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang ,khua thật to,rồi lấy dầm bơi qua sông”.Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý.Có lẽ co bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi ,mà chạy ra vỗ về,dỗ dành.Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu,giữa một bên là sự cứng cỏi,già giặn hơn tuổi,nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.Song khi “Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”,cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả

_____________________________________________________________________
Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gởi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Người đàn bà đức hạnh”, “Vẽ lại bức tranh xưa”…
Các tiểu thuyết “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu” được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng “Một thời để nhớ một thời để yêu”. Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truỵên ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích SGK đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử .
“Chiếc lược ngà ” được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha , trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi. Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau .Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi “Ba…ba!..” và hẹn “Ba mua cho con một cây lược nghe!”. Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.
Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.
Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng ?’’. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và má. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẳng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước găp bố.
 
P

p3ngoknghek

Hay quá ak.Ngưỡng mộ chị ghê vậy đó ~^^~ ............................................................................
 
Top Bottom