bài viết số 6 ngữ văn 9 júp mình nha mấy bạn

H

hongtuyen70

Có những quyển sách gấp lại rồi ta lại quên ngay đã học hay chưa và đến khi cầm lại ta mới chợt nhớ là dã đọc rồi.Nhưng cũng có cuốn sách như dòng sông chay qua tâm hồn ta để lại ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm.Hình ảnh ngươi nông dân trong văn học cách mạng làm ta ko thể quên dc nó cứ ám ảnh ta mãi.Tiêu biểu là hình ảnh ông Hai trong tác phẩm làng của Kim Lân ra đời 1948.

Trong xã hội đương thời ông hiện lên là một lão nông chất phác hiền lành không kém phần hoạt bát.CÒn nhớ khi ở làng ông cùng anh em chiến đấu vui biết bao.Ngay cả ở nơi tản cư ông cũng ko nguôi nuỗi nhớ làng.Nôi nhớ ây vượt qua không gian thời gian đến với người đọc bằng niềm xúc động khó tả.Ông yêu cái làng của ông lắm,lúc nào ở đâu ông đều khoe làng khoe những truyện trên trời dưới đất và kie niệm sâu sắc khi ông cùng anh em đào mương dựng nhà... Người bạn tâm tình của ông lúc nhớ làng là bác thứ.Lúc nào rảnh ông cũng ghé qua gian bác thứ để "khoe" làng.Ta thấy ông hồn nhiên lắm .Ngươi ta nói: khi ai nhớ về những kỉ niệm đẹp đều hồn nhiên ,suy nghĩ ko chút ưu tư.Thật vậy ông Hai hiện lên với cái tính cách rất đỗi "mộc mạc" mà không thô của mình khiến ta hình dung rõ về người nông dân giản dị thời ấy.Có lẽ,ông tiêu biểu cho người nông dân yêu làng đậm sâu trong cách mạng thời kì những năm 1945 đó.Tình
yêu làng khiến ông bảo vệ làng hơn bao giờ.Nào ông có thể tin ngôi làng chợ Dầu theo Tây,nào ông có thể tin thằng chánh Bệu lại là Việt gian.Và ông đã "từng" tin như thế trong một nỗi xót xa, tủi hổ,ko thể bày tỏ cùng ai. Khi tình cờ nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo Việt gian,ông vô cùng bàng hoàng ,thấy khó tin sửng sốt và kinh ngạc.Tâm lí ấy biến chuyển theo dòng cảm xúc của một con người nặng mối ân tình với làng xóm và theo lẽ tự nhiên.Da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại tưởng chừng như khó thở.Và dường như khi nghe tin dử ấy ông ko thể thở dc ,với một nỗi sợ u ám vô hình.Làng ông theo Việt Gian ư? ko ,ko thể thế dc ông tin cái làng mình lắm ,yêu cái làng mình lắm.Lẽ nao niềm tin yêu ấy dặt nhầm chỗ ư?.Những giằng xé trong cảm xúc tâm hồn ông diễn ra vô cùng phức tạp.Về đến nhà ông im lặng, sự im lặng đến khso hiểu so với mọi ngày .
Tâm can ông bứt rứt ko yên,ông mang nặng một nỗi buồn u uất.Và ta tự hỏi,người nông dân hoạt bát mọi khi đâu rồi? Cái tin dử ấy ảnh hưởng sâu sắc tới ông lắm sao?Tại sao ông buồn đến thế?......Liệu có phải cái lang vô cùng quan trong đối với ông hay ko?Mà sao ngôi làng bị bôi xấu danh dự ông lại thấy như chính danh dự của mình bị tổn thương
Ta cảm nhận dc từng tiếng thở dài của người cha con khi chưa nhận ra cha và ta cũng cảm nhận dc hơn lúc nào hết tiếng rên khe khẽ và thở dài đánh thượt của người nông dân trong giấc ngủ của mình như thế.Nỗi lo lắng cho làng của ông ko tài nào tả dc.Phải là người yêu làng ông mới có những diến biến tâm trang phức tạp đến vậy.

Ta ko thể ko biết đến tinh yêu làng của ông Hai nên ta càng ko thể ko biết dc tinh thần kháng chiến rất hiện đại cua một lão nông chân trần.Tin dữ đối với ôngh là một niềm tủi hổ, xót xa, đau đớn .Nhưng càng đẩy đến cao hơn khi tâm trạng trong ông phức tạp thật sự ,giằng xé giữa hai tư tưởng.Một bên là về làng cũng có nghĩa là theo giặc còn một bên là theo cách amngj theo kháng chiến.Ta ấn tượng và xúc đobgj khi một nông dân như ông đã gạt phắt đi cái tư tưởng theo giặc để ủng hộ cụ Hồ.Người nông dân đã ko ngần ngại theo tư tưởng mới :"làng thì yêu thật nhwung làng theo tây thì phai thù"Ông ko muốn về làng vi ko muôn làm nô lệ cho Tây, cho kẻ thù của dân tộc.
Mỗi khi buồn ohieenf ông đều tâm sự với đứa con nhỏ :con là con ai, con ở đâu, con theo ai?.Những lời đứa con nói như là lời tự đấy lòng ông.Con và ông sẽ theo cụ Hồ Chí Minh .Niềm tin son sắt với kháng chiến với Bác Hồ thể hiện rõ hwon tấm lòng thuỷ chung với Cm của hai bố con ông cũng như những người nông dân .Lời nói độc thoại nội tâm như là lời thề của ông.Dù ra sao ông sẽ tin yêu theo sự lãnh đạo của Bác.QUả là niềm tin mà Người mong đợi ở mỗi con dân đất Việt.

Khắc hoạ thành công hình ảnh ông Hai,Kim lan đã cho ta thấy tấm lòng yêu nước yêu làng của nguwoif nông dân trước CM.Bằng nghệ thật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo có chiều sâu ,ngôn ngữ truyện đặc sắc mộc mac giản dị đúng chất làng quê,nhà văn đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một ông Hai mới, mọt nông dân mới trong tư tưởng.Đất nước ở thời đó rất cần nhwungx con người như thế để kháng chiến có thể thắng lợi nhanh chóng.Độc thoại nội tâm,đưa nhân vật vào tình huống đặc sắc ,Truyện Làng đã thể hiện dc cái tài và cái tâm của tác giả.Đồng thoi cho thấy Kim Lân am hiểu sâu sắc về đời sông sinh hoạt của ngươi nông dân.Ông đã ghi lại được nét thần tình của người nông dân mà hiếm nhà văn nào biết dc.

Kim Lân đã ghi tên mình vào trang văn h Việt Nam với nét mộc mạc giản dị của nguwoif nông dân trước CM. Ong Hai trở thành người tiêu biểu cho vẻ đẹp của Nông dân trước cách mạng.Ông sống đặt lợi ích của dân tộc đất nước trên lwoij ích của làng quê, cá nhân>ông xứng đáng hiện thân cho phẩm chất cao đẹp của con người làng

--------------------------------------------------------------------------------
 
G

girlxinh_dethuong_foreverloveyou

mấy bạn giỏi văn giúp mình zới đề bài hãy phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn CHIẾC LƯỢC NGÀ
giúp mình zới ngày 9/3 là mình phải nộp òy
 
N

nguyenkimnhung95

Giúp mình làm đề này với pà con ơi!
Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong truyện ngắn "chiếc lược ngà"của Nguyễn Quang Sáng
ai biết thì cố giúp nha.Cảm ơn nhiều...
 
M

miko_tinhnghich_dangyeu

A.Mở bài

Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân

- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B- Thân bài

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.

+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

+ Qua đó, ta thấy rõ:

Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).

Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

C- Kết bài:

- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.

- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
 
W

wait4you_95

Bài này mỳnk cũng vừa mới viết cách đây 1 tuần, được 8 điểm!Theo mỳnk thỳ cũng không quá khó đâu, chỉ cần bạn đọc kĩ đề bài và tác phẩm "Làng" kết hợp với những gì thầy cô phân tích trên lớp là ổn thôi! Chúc bạn thành công!
 
W

wait4you_95

Đây chính là bài làm của mình:
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện đại, có cái nhìn đặc sắc về đời sống nông thôn Việt Nam, đặc biệt là vùng Kinh Bắc quê ông. Một trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông là truyện ngắn "Làng" được sáng tác vào đầu thời kì kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng" có nhân vật chính là ông Hai, là một lão nông dân hiền lành, chân chất, có tình yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến của dân tộc.
Nét đầu tiên và được thể hiện rõ nhất ở ông Hai là tình yêu cảm sâu sắc của ông đối với quê hương của mình, cụ thể là làng Chợ Dầu. Đó là nơi mà tổ tiên ông sinh sống, là nơi chôn rau cắt rốn của ông, là nơi gắn bó máu thịt của gia đình ông một thời. Ông tự hào biết bao! Tự hào lắm, vì nó không chỉ là quê hương ông mà nó còn là nơi nuôi dưỡng những ý chí đấu tranh, căm thù bọn xâm lược, quân bán nước. Vì thế mà khi tản cư đi nơi khác sinh sống, dù không còn thấy cái làng Chợ Dầu thân yêu đó nữa nhưng ông vẫn luôn nhớ về làng, hướng về làng. Bởi vậy mà có nhiều lúc, ông vẫn thường hay đem chuyện làng Chợ Dầu của ông để nói với mọi người. Ông khoe, ông tự hào vì làng đẹp và tinh thần lắm, từ cán bộ cho đến nhân dân, ai ai cũng một lòng vì nước. Hình ảnh khi ôngconf ở làng, làm đường, đắp ụ cùng anh em xóm giềng luôn thường trực trong long ông, càng khiến ông có khao khát trở về làng. Ông mong sao thằng Tây chóng rút quân để về với làng, về với tình yêu luôn rực cháy trong lòng ông, về với niềm tự hào lớn nhất của người làng Chợ Dầu lúc bấy giờ.
Đúng, ông Hai là người yêu làng, yêu kháng chiến và rộng lớn hơn cả là tình yêu đất nước. Luôn đau đáu trong lòng sự khao khát trở về nlàng nhưng bao giờ ông Hai cũng dành riêng một tình cảm nồng cháy cho đất nước. Điều đó được chứng minh bởi thói quen đi nghe ngóng tin tức của ông. Những tin thắng trận khiến cho ông cmả thấy hồ hởi biết mấy! Chúng như nhảy nhót trong lòng khiến ông hoan hỉ, và hơn thế nữa, chúng đã đem lại niềm tin về sự đoàn tụ của làng đối với ông. Ông tin rằng, rồi một ngày không xa nữa thôi, sau khi thằng Tây bước khỏi đất nước này, ông sẽ được trở về với làng.
Nhưng rồi một cơn ác mộng đã ập xuống đầu ông khi ông hay tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc bán nước. Dù không muốn tin vào tai mình nhưng ông không thể phủ nhận bởi nó quá rõ ràng và ai cũng biết. Nỗi nhục nhã và sợ hãi bao trùm lên khuôn mặt ông, "cổ họng ông nghẹn ứng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng người đi trông thấy". Vì ông quá yêu làng, ông quá hãnh diện về nó trước đây cũng như bây giờ và có thể là mãi mãi nên ông không đủ can đảm để đối diện vớ cái tin kinh hoàng đó. Lòng ông đau thắt lại khi chứng kiến những đứa con ông vẫn hồn nhiên, ngây thơ như không có chuyện gì xảy ra. " Chúng nó cũng là người làng Việt gian đấy ư?"- câu hỏi đó cứ bám riết lấy ông, rồi chúng sẽ ra sao, bị rẻ rúngm hắt hủi như những người dân làng Chợ Dầu khác? Tất cả, tất cả cứ dồn dập khiến ông đau khổ và lo sợ. Gia đình ông, con cái và vợ chồng ông sẽ đi đâu, làm gì bây giờ? Nhất là mụ chủ nhà, mụ sẽ không để yên cho gia đình ông, bởi thế mà ngay sau đó, mụ cũng lên tiếng đuổi khéo ông đấy thôi! "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù!", ý nghĩ đó cho thấy lòng yêu nước của ông vượt lên trên tất cả. Ông sẵn sàng vứt bỏ tình yêu làng, lòng hãnh diện lâu nay của ông về làng để theo kháng chiến, theo cụ Hồ. Nhưng quả thật, bỏ làng là một thử thách chẳng dễ dàng gì đối với ông, bởi ông yêu làng Chợ Dầu đến thế kia mà! Ông chẳng biết chia sẻ với ai ngoài tâm sự với đứa con trai thơ dại. Từng câu nói ngây thơ của con ông đều như những mũi kim cắm vào tâm can ông khiến làng ông đau nhói.
Tuy nhiên, một sự thật mà ông chẳng ngờ nó có thể xảy ra chính là làng Chợ Dầu của ông không theo giặc. Lần đầu tiên và có lẽ là duy nhất trong đời ông cảm thấy vui mừng đến thế, khi biết tin nhà của ông bị giặc đốt cháy rụi. Bị mất của cải, chẳng những ông không xót xa, tiếc nuối mà ông còn cảm thấy như mở cờ trong bụng. Bởi nó đã chứng minh ông là người vô tội, và làng của ông vẫn còn theo kháng chiến. Ngay sau khi nghe ông chủ tịch cải chính tin đồn làng theo giặc, ông đã chạy đi koe với mụ chủ nhà - người mà chính ông cũng không ưa một chút nào trước kia, vậy mà cũng chia vui với ông và cả bất cứ ai mà ông gặp, ông biết nữa.
Trong truyện ngắn "Làng", ta không thể phủ nhận sự tài tình của tác giả Kim Lân trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và nhân vật. Nhờ vậy mà truyện được hưởng ứng nông nhiệt từ người đọc thể hiện rõ và đúng tính chất của người nông dân thời bấy giờ.
Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn "Làng" được thể hiện sinh động, chân thực dưới ngòi bút của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là đại diện của người nông dân thật tà nhưng có tấm lòng sâu sắc, luôn hướng về quê hương và độc lập dân tộc, rất đáng tôn trọng.
 
Top Bottom