bai viet so 6 : nghi luan van hoc

T

tuyetroimuahe_vtn

+ Cảm nhận về cái đẹp: thiên nhiên mơn mởn đẹp đẽ ấy không phải do thi sĩ làm nên, mà có từ bao đời nay, nhưng chỉ khi “nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non” thì con người mới phát hiện ra vẻ đẹp huy hoàng ấy. Cặp mắt xanh non ấy là của thi sĩ Xuân Diệu, người đã hóa thân thành cái tôi trữ tình trong bài thơ. Bài thơ mở ra với sự hiện diện của một cái tôi trữ tình đang đứng giữa đất trời trong buổi thanh xuân của cuộc đời, trong buổi thanh tân của thiên nhiên mùa thứ nhất trong năm. Nhân vật trữ tình ngơ ngác và sung sướng phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Cảm nhận về thời gian: cảm nhận về thời gian luôn là mối rung động xôn xao nhất của Xuân Diệu, thể hiện rõ trong 4 câu đầu trong bài thơ Vội vàng. Nhân vật trữ tình xuất hiện với một ý muốn ngông cuồng: muốn dừng thời gian lại: tắt nắng, buộc gió. Trước cảnh đẹp say lòng và cảm thức về thời gian đang trôi, nhân vật trữ tình thể hiện sự băn khoăn tiếc nuối đầy nhạy cảm: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa; Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Chú ý phân tích cú pháp bất thường của câu thơ và âm hưởng hẫng hụt của ý thơ trong 2 câu cuối này.

- Hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh cái tôi trữ tình hòa quyện vào nhau, thấm đẫm chất Xuân Diệu: nồng nàn đắm say, nặng lòng với trần thế.
 
L

lehoaithu_90

có ý kiến cho rằng vội vàng là bản tin ngắn về nhân sinh quan mớimer tích cực của xuân diệu bằng sự hiểu biết về bài thơ anh chj hãy làm rõ điều đó
 
N

nguyen15

ai giúp mình bài này với đề: phân tích quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu qua bài "Xuân hương lưu biệt" để làm rõ điểm giống và khác nhau về quan niệm chí làm trai so với các nhà thơ trung đại
 
Last edited by a moderator:
9

9uyen4

Quan niệm làm trai của Phan Bội Châu trong "Lưu biệt xuất dương":
Theo Phan Bội Châu "làm trai phải lạ ở trên đời"(giống với lí tưởng làm trai của Nguyễn Công Trứ :"Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông) nhưng tư tưởng của Phan Bội Châu có phần tiến bộ hơn trước : gắn với hoàn cảnh cụ thể (nước mất nhà tan) ông cho rằng sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có"nấu sử sôi kinh" cũng trở nên vô nghĩa hay nói cách khác ông đã đặt sự nghiệp giải phóng đất nước lên hàng đầu và kêu gọi mọi người xếp bút nghiêng, cầm gươm, súng giành lai nước nhà.
 
Top Bottom