Bài viết số 6 có ai làm chưa????

A

anhphuong387

S

samaya

Đề 3 : Giải thích câu tục ngữ : thất bại là mẹ thành công

Đây là một vài dẫn chứng này :) :

THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG

Câu ngạn ngữ này chỉ đúng khi người ta có thái độ đúng đắn khi xem xét những nguyên

nhân dẫn đến thất bại, từ đó rút ra bài học sâu sắc.

thanh-cong.jpg


Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình

sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất

nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1%

kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.

Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có

một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể

gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhanh

chóng lấy được chứng chỉ loại A.

Bạn có thể kể đến rất nhiều sự thành công lớn lao khác được khởi nguồn từ sự thất bại.

Columbus đã thất bại khi ông bắt đầu lên đường để tìm một con đường mới đến Ấn Độ.

Thay vì tìm được con đường đó, ông ta lại tìm ra châu Mỹ (và bởi vì ông ta nghĩ đó là Ấn

Độ nên đã gọi vùng đất này là quê hương của Ấn Độ).

Rượu sâm-banh do một thầy tu tên là Dom Perignon phát minh ra sau khi nếm thử một

chai rượu bỗng nhiên bị nhiễm khuẩn và lên men.

Tập đoàn 3M đã phát minh ra keo dán, đã từng vấp phải thất bại khi sản xuất ra thứ

không dính được. Nhưng nó lại trở thành nguồn gốc cho ý tưởng phát minh ra giấy

sticker sau này trở nên rất thành công.

Các nhà khoa học tại Tập đoàn dược phẩm Pfizer đã thử nghiệm một loại thuốc có tên là

Viagra để làm giảm những cơn cao huyết áp. Những người đàn ông trong nhóm thử

nghiệm đã báo cáo kết quả cho thấy thử nghiệm không làm giảm huyết áp mà lại mang

đến cho họ một lợi ích khác. Các nhà sản xuất Pfizer đã tiến hành điều tra xem cái lợi ích

mà những người đàn ông đó đã bí mật không nói ra là gì và phát hiện ra loại thuốc này

có tác động tạo ra hưng phấn tình dục ở họ. Viagra trở thành một trong số những thất

bại thành công nhất của mọi thời đại.

Thậm chí, nếu thất bại không trực tiếp mang đến sự thành công, thì nó cũng có thể được

xem như bạn đã bước một bước trên con đường đi đến sự thành công. Thái độ của nhà

bác học nổi tiếng Edison đối với sự thất bại rất đặc biệt và hữu ích với bạn. Khi được hỏi

tại sao ông lại có nhiều thí nghiệm thất bại đến như vậy, ông đã giải thích rằng, đó

không phải là thất bại. “Đó là tôi đang khám phá ra một phương pháp nhưng nó chưa

làm việc”.
 
L

langtu_giangho_yeunang

Bài Viết Số 6 Đề 1 & 2 nha

Có Ai Biết Viết Bài Viết Số 6 hem?8-| Trợ giúp Zới :((Ai muốn Giúp Thì Nhấn Ctr+A nha mà đề 1 zới đề 2 @-)
Hu huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuuuuuuuuuuuuuuuuuThứ 5 Ngày 18 là nộp nha nhớ giúp nhanh nhanh nhanhớ đób-(
khi%20(174).gif
:mad:
 
Q

qazwse

Mở đề:
Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua 2 câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Và: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thỳ thương nhau cùng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận 2 câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.
II, Khai triển ý:
+ Câu tục ngữ: bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
- Nghĩa đen: Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.
- Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh của bầu và bí tác giả dân gian muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
+ Câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không được treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo ra sau này, chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và được đặt trên cái giá bằng gỗ. Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhưng cũng có những cái giá chỉ được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí là khác. Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng gỗ quý, nhưng bây giờ trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái gương. ===>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo
+ Nghĩa bóng: cũng như thế mà câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau. Bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã biết rất rõ ý nghĩ của câu ca dao này. nhưng với một lớp nghĩ rộng hơn thì đã là con người thì ai cũng cần có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất quan trọng trong cuộc sống để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt rơi xuống vì những vấn ngại của cuộc sống. Dù có là ai đi chăng nữa, dù có bị gì đi chăng nữa thì con người vẫn là con người vẫn cần có tình thương của nhân loại và vẫn cần có tình yêu. Đồ vật, con vật còn có cảm xúc, còn có tính bầy đàn, chăm sóc lẫn nhau... thì cớ gì con người lại không được như vậy. vì thế câu ca dao này còn lên án những con người không có được sự hòa hiếu, yêu thương đồng loại, san sẻ tình cảm, vật chất cho cuộc sống của người khác. nếu đất nước ta không có được sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau thì biết đâu được ngày hôm nay sẽ ra sao? Đất nước này có còn nữa hay chăng ? Câu tục ngữ này cũng thúc đẩy những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. hãy để những tình cảm đẹp đẽ như tấm lụa điều ấy đi lên cũng là vì bảo vệ sự trong sáng và đẹp đẽ tiềm ẩn của tình người trong cuộc sống!
+ Bình luận và mở rộng: Tự làm nhé :MatCuoi (8):
III, Kết thúc vần đề.
Nêu suy nghĩ về câu ca dao trên
Kêu gọi mọi người đoàn kết, iu thương nhau
 
G

germany11

Thất bại là mẹ của thành công, nghĩa là: Thất bại "sinh ra" thành công. Tại sao người ta lại nói như vậy?
Ta nên đi từ nguyên nhân của thành công. Nguyên nhân của thành công có nhiều yếu tố nhưng chủ yếu nó bao gồm:
- Có năng lực
- Chớp được thời cơ

Vậy thử xem Thất bại có sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành công thì người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và tự mãn, điều này giết chết thành công.
- Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín để thực hiện chưa (chớp thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy, đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Do đó thất bại sinh ra thành công là vậy.
- Con người thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy.

Ý NGHĨA của nó như thế nào? như ở trên tôi đã trình bày.
- Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để nhận ra vì sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được.
- Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.

Câu nói trên chỉ có tác dụng đối với người có ý chí và lòng đam mê mà thôi.
 
Top Bottom