Bài viết số 6, 2 đề, cần giúp dàn ý

  • Thread starter haitacden869
  • Ngày gửi
  • Replies 6
  • Views 6,731

H

haitacden869

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1 : Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Đề 2 : Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc Lược ngà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Quang Sáng

Em mong mọi người giúp em cái dàn ý, ai có lòng hảo tâm làm luôn bài văn rồi . . . em chép lại (giỡn thôi, nhưng mà giúp được cứ giúp nhé)

Cám ơn trước.
 
G

glasstear_154

giúp dc đề 2.dàn ý thôi
luận điểm thứ nhất:
-đoạn trích"Chiếc lược ngà"nêu lên một hiện thực đau lòng mà những j chiến tranh đã gây ra:
+chia cắt hai cha con ông Sáu và bé Thu
+làm mặt ông Sáu bị sẹo làm bé Thu ko nhận ra cha mình
+ông Sáu phải lên đường chiến đấu khi vừa nhận dc con
+ông Sáu hi sinh mà chưa kịp trao tận tay chiếc lược cho con gái
Luận điểm thứ hai:
-đoạn trích đã thể hiện một tình cha con sâu sắc và cảm động
+ông Sáu vô cùng mừng rỡ khi dc về thăm con(dẫn chứng minh hoạ)
+ông vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi bé Thu gọi mình là ba
+ông Sáu kì công tẩn mẩn làm chiếc lược để tặng bé Thu
+trước luk hi sing ông vẫn cố gắng trao tay món quà gửi lại cho con
+bé Thu ko nhận ra ba mình vì trong tâm trí cô luôn có hình bóng trước kia của ông sáu(vết sẹo)
+níu kéo ko cho ông Sáu đi luk vừa nhận lại ba mình
Luận điểm thứ ba:
-nghệ thuật của truyện
bạn tự làm

mình chỉ giúp dc chừng đó.good luck
 
W

wait4you_95

Đề số 1 mình đã từng làm rồi, mình được 8 điểm, không được tốt cho lắm, nhưng mình cũng post lên cho bạn tham khảo nha:
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện đại, có cái nhìn đặc sắc về đời sống nông thôn Việt Nam, đặc biệt là vùng Kinh Bắc quê ông. Một trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông là truyện ngắn "Làng" được sáng tác vào đầu thời kì kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng" có nhân vật chính là ông Hai, là một lão nông dân hiền lành, chân chất, có tình yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến của dân tộc.
Nét đầu tiên và được thể hiện rõ nhất ở ông Hai là tình yêu cảm sâu sắc của ông đối với quê hương của mình, cụ thể là làng Chợ Dầu. Đó là nơi mà tổ tiên ông sinh sống, là nơi chôn rau cắt rốn của ông, là nơi gắn bó máu thịt của gia đình ông một thời. Ông tự hào biết bao! Tự hào lắm, vì nó không chỉ là quê hương ông mà nó còn là nơi nuôi dưỡng những ý chí đấu tranh, căm thù bọn xâm lược, quân bán nước. Vì thế mà khi tản cư đi nơi khác sinh sống, dù không còn thấy cái làng Chợ Dầu thân yêu đó nữa nhưng ông vẫn luôn nhớ về làng, hướng về làng. Bởi vậy mà có nhiều lúc, ông vẫn thường hay đem chuyện làng Chợ Dầu của ông để nói với mọi người. Ông khoe, ông tự hào vì làng đẹp và tinh thần lắm, từ cán bộ cho đến nhân dân, ai ai cũng một lòng vì nước. Hình ảnh khi ôngconf ở làng, làm đường, đắp ụ cùng anh em xóm giềng luôn thường trực trong long ông, càng khiến ông có khao khát trở về làng. Ông mong sao thằng Tây chóng rút quân để về với làng, về với tình yêu luôn rực cháy trong lòng ông, về với niềm tự hào lớn nhất của người làng Chợ Dầu lúc bấy giờ.
Đúng, ông Hai là người yêu làng, yêu kháng chiến và rộng lớn hơn cả là tình yêu đất nước. Luôn đau đáu trong lòng sự khao khát trở về nlàng nhưng bao giờ ông Hai cũng dành riêng một tình cảm nồng cháy cho đất nước. Điều đó được chứng minh bởi thói quen đi nghe ngóng tin tức của ông. Những tin thắng trận khiến cho ông cmả thấy hồ hởi biết mấy! Chúng như nhảy nhót trong lòng khiến ông hoan hỉ, và hơn thế nữa, chúng đã đem lại niềm tin về sự đoàn tụ của làng đối với ông. Ông tin rằng, rồi một ngày không xa nữa thôi, sau khi thằng Tây bước khỏi đất nước này, ông sẽ được trở về với làng.
Nhưng rồi một cơn ác mộng đã ập xuống đầu ông khi ông hay tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc bán nước. Dù không muốn tin vào tai mình nhưng ông không thể phủ nhận bởi nó quá rõ ràng và ai cũng biết. Nỗi nhục nhã và sợ hãi bao trùm lên khuôn mặt ông, "cổ họng ông nghẹn ứng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng người đi trông thấy". Vì ông quá yêu làng, ông quá hãnh diện về nó trước đây cũng như bây giờ và có thể là mãi mãi nên ông không đủ can đảm để đối diện vớ cái tin kinh hoàng đó. Lòng ông đau thắt lại khi chứng kiến những đứa con ông vẫn hồn nhiên, ngây thơ như không có chuyện gì xảy ra. " Chúng nó cũng là người làng Việt gian đấy ư?"- câu hỏi đó cứ bám riết lấy ông, rồi chúng sẽ ra sao, bị rẻ rúngm hắt hủi như những người dân làng Chợ Dầu khác? Tất cả, tất cả cứ dồn dập khiến ông đau khổ và lo sợ. Gia đình ông, con cái và vợ chồng ông sẽ đi đâu, làm gì bây giờ? Nhất là mụ chủ nhà, mụ sẽ không để yên cho gia đình ông, bởi thế mà ngay sau đó, mụ cũng lên tiếng đuổi khéo ông đấy thôi! "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù!", ý nghĩ đó cho thấy lòng yêu nước của ông vượt lên trên tất cả. Ông sẵn sàng vứt bỏ tình yêu làng, lòng hãnh diện lâu nay của ông về làng để theo kháng chiến, theo cụ Hồ. Nhưng quả thật, bỏ làng là một thử thách chẳng dễ dàng gì đối với ông, bởi ông yêu làng Chợ Dầu đến thế kia mà! Ông chẳng biết chia sẻ với ai ngoài tâm sự với đứa con trai thơ dại. Từng câu nói ngây thơ của con ông đều như những mũi kim cắm vào tâm can ông khiến làng ông đau nhói.
Tuy nhiên, một sự thật mà ông chẳng ngờ nó có thể xảy ra chính là làng Chợ Dầu của ông không theo giặc. Lần đầu tiên và có lẽ là duy nhất trong đời ông cảm thấy vui mừng đến thế, khi biết tin nhà của ông bị giặc đốt cháy rụi. Bị mất của cải, chẳng những ông không xót xa, tiếc nuối mà ông còn cảm thấy như mở cờ trong bụng. Bởi nó đã chứng minh ông là người vô tội, và làng của ông vẫn còn theo kháng chiến. Ngay sau khi nghe ông chủ tịch cải chính tin đồn làng theo giặc, ông đã chạy đi koe với mụ chủ nhà - người mà chính ông cũng không ưa một chút nào trước kia, vậy mà cũng chia vui với ông và cả bất cứ ai mà ông gặp, ông biết nữa.
Trong truyện ngắn "Làng", ta không thể phủ nhận sự tài tình của tác giả Kim Lân trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và nhân vật. Nhờ vậy mà truyện được hưởng ứng nông nhiệt từ người đọc thể hiện rõ và đúng tính chất của người nông dân thời bấy giờ.
Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn "Làng" được thể hiện sinh động, chân thực dưới ngòi bút của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là đại diện của người nông dân thật tà nhưng có tấm lòng sâu sắc, luôn hướng về quê hương và độc lập dân tộc, rất đáng tôn trọng.
 
N

nhoxkute15

chán thế sao củng ai pík đề 2 hết dzậy chài

có ai giúp mình làm bài văn này ko mình đang cần gấp lắm híc hic :(
 
T

toi0bix

Đề 1 : Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Đề 2 : Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc Lược ngà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Quang Sáng

Em mong mọi người giúp em cái dàn ý, ai có lòng hảo tâm làm luôn bài văn rồi . . . em chép lại (giỡn thôi, nhưng mà giúp được cứ giúp nhé)

Cám ơn trước.

Thật ra cái đề 2 này nói ko đc rõ ràng ... Cảm nhận về đoạn trích , nhưng cảm nhận ở khía cạnh nào ? Về tình cha con hay về nhân vật hay là tình huống???
 
D

daihocxaydung2792

ai gup toi tra loi bài này với?
tinh tich phân:tích phân từ o-pi/2của sinx/((sin x)^3+(cos X)^3)dx giúp tôi với nha
 
Top Bottom