bài viết số 5

V

vitcon10

(sum tam)
Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi[1]. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật:

Thành ngữ: Một đập ăn quan - hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn.
Trích bài thơ "Chơi Ô ăn quan" của Lữ Huy Nguyên:
Bên rìa hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi màu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con.
Sỏi nằm là giặc Mỹ
Sỏi tiến là quân mình
Đã hẹn cùng nhau thế...
Tán bàng nghiêng bóng xanh...
Trích bài thơ "Thời gian trắng" của Xuân Quỳnh:
Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ...
ban tham khao nhe
 
V

vitcon10

(sum tam)
Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi[1]. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá.
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.
Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật:

Thành ngữ: Một đập ăn quan - hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn.
Trích bài thơ "Chơi Ô ăn quan" của Lữ Huy Nguyên:
Bên rìa hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi màu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con.
Sỏi nằm là giặc Mỹ
Sỏi tiến là quân mình
Đã hẹn cùng nhau thế...
Tán bàng nghiêng bóng xanh...
Trích bài thơ "Thời gian trắng" của Xuân Quỳnh:
Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô
Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa
Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ...
ban tham khao nhe
 
H

huyduc2910

Mình tìm được bài này nè
Một trong số các món ăn dân tộc rất ngon và được khách du lịch rất thích đó là món nem rán hay còn gọi là chả giò theo cách gọi của Sài Gòn. Nem rán phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu, nhưng cách làm thì không khó. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã từng trổ tài chế biến món nem. Nhân dịp ngày nghỉ cuối tuần,monngonhanoi xin giới thiệu với các bạn phương pháp chế biến món nem rán theo lối truyền thống (nói như vậy vì còn có nhiều loại nem khác). Chúc các bạn thành công.

Nguyên Liệu:
- Nấm hương, mộc nhĩ, hành củ, hạt tiêu, chanh, đường, trứng

- Các loai rau có thể làm nhân: cà rốt, củ đậu, giá, su hào

- Các loại gia vị : rau mùi, hành tươi

- Miến

- Thịt băm (ngoài ra bạn có thể thêm một số loại thịt sau: tôm tươi băm, hoặc có thể dùng thịt cua biển)

Cách làm:

Miến ngâm nước lạnh, rồi sau đó đem cắt nhỏ

Nấm hương thái nhỏ, mộc nhĩ thái chỉ thật nhỏ rồi băm vụn.

Hành củ đập dập, băm vụn, tỏi băm nhỏ

Trong các loại rau để làm nhân cùng thì bạn có thể chọn hai trong số các loại được liệt kê ở trên, thông thường nên chọn cà rốt, củ đậu hoặc giá, vì cà rốt có màu đỏ sẽ làm cho màu sắc phong phú hơn (nên cho một chút cà rốt thôi vì vị cà rốt rất hay át các vị khác). Củ đậu có vị ngọt tự nhiên làm cho nem có vị lạ, giá có thể cho vào để ăn mát hơn, nếu không có củ đậu thì chọn giá, tuy nhiên giá nếu cho nhiều sẽ làm cho nem bị ỉu. Và không thể quên hành lá tươi thái nhỏ. Những loại rau đệm này sẽ làm cho món nem có màu sắc phong phú, ăn đỡ ngán hơn.

Trộn tất cả các loại nguyên liệu đã băm nhỏ vào, thịt, nấm hương, mộc nhĩ, miến, tỏi, hành, ... các loại rau đã băm nhỏ, cho 1 chút gia vị, trộn tất cả vào và băm lại một lần nữa cho các loại nguyên liệu quyện vào nhau, sau đó cho trứng vào, đảo đều 1 lần nữa. Điều này sẽ làm cho nhân không bị rời, không khô và nem dễ cuốn hơn.

Một số bí quyết khi cuốn nem
Pha 1 chút nước chanh hoặc một bát nước đường (áp dụng 1 trong 2 cách)

Vỏ nem trải ra bát. Tùy theo sở thích, bạn có thể chọn cách gói nem to (khi ăn cắt ra) hoặc nem nhỏ. Thông thường mình hay gói nem bằng 1/4 hoặc nửa vỏ nem Bạn có thẻ quết 1 chút (chú ý 1 chút thôi nhé) lên vỏ nem để khi rán nem giòn hơn.

Cho nhân nem vào vỏ cuốn, khi cuốn xong, để vỏ nem dính lại, bạn có thể quét nước đường lên.

Rán nem

Đổ dầu vào chảo, đợi cho dầu nóng già thỉ bỏ nem vào rán. Khi rán, bạn có thẻ cho 1 chút nước chanh vào cho nem thơm và lạ vị hơn. (Nếu đã áp dụng nước chanh ở bước cuốn nem thì thôi bước này. Yêu cầu của nem rán là nem vàng, không cháy, mùi thơm của hành, tỏi và các loại gia vị.

Nước chấm

Làm dưa góp: Su hào hoặc đu đủ, cà rốt đem thái mỏng, bỏ vào ngâm nước muối có pha 1 chút chanh hoặc dấm. Để ráo nước rồi cho vào trộn với đường, chanh, gia vị, trộn nhạt vừa để khi cho vào nước chấm , nước chấm không bị mặn quá.

Pha Nước chấm. Mỗi món ăn lại phải có một loại gia vị riêng. Không có một công thức nhất định, miễn là ăn vừa miệng. Nhưng nhìn chung có thể thực hiện theo cách sau:

Tỏi đập giập, ớt cay cắt thành lát nhỏ, nước mắm, gia vị (bột canh), hạt tiêu, đường, dấm, nước đun sôi còn ấm pha lẫn với nhau. Các bạn chú ý độ mặn, chua, ngọt sao cho vừa miệng. Thông thường bạn nên pha ít nước mắm và dùng nhiều gia vị hơn.

Khi ăn, bày rau sống xuống đĩa, cà chua, dưa chuột xếp hai bên, cho nem vào đĩa, ăn cùng nước chấm và bún.
 
H

huyduc2910

Mình tìm được bài này nè
Một trong số các món ăn dân tộc rất ngon và được khách du lịch rất thích đó là món nem rán hay còn gọi là chả giò theo cách gọi của Sài Gòn. Nem rán phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu, nhưng cách làm thì không khó. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã từng trổ tài chế biến món nem. Nhân dịp ngày nghỉ cuối tuần,monngonhanoi xin giới thiệu với các bạn phương pháp chế biến món nem rán theo lối truyền thống (nói như vậy vì còn có nhiều loại nem khác). Chúc các bạn thành công.

Nguyên Liệu:
- Nấm hương, mộc nhĩ, hành củ, hạt tiêu, chanh, đường, trứng

- Các loai rau có thể làm nhân: cà rốt, củ đậu, giá, su hào

- Các loại gia vị : rau mùi, hành tươi

- Miến

- Thịt băm (ngoài ra bạn có thể thêm một số loại thịt sau: tôm tươi băm, hoặc có thể dùng thịt cua biển)

Cách làm:

Miến ngâm nước lạnh, rồi sau đó đem cắt nhỏ

Nấm hương thái nhỏ, mộc nhĩ thái chỉ thật nhỏ rồi băm vụn.

Hành củ đập dập, băm vụn, tỏi băm nhỏ

Trong các loại rau để làm nhân cùng thì bạn có thể chọn hai trong số các loại được liệt kê ở trên, thông thường nên chọn cà rốt, củ đậu hoặc giá, vì cà rốt có màu đỏ sẽ làm cho màu sắc phong phú hơn (nên cho một chút cà rốt thôi vì vị cà rốt rất hay át các vị khác). Củ đậu có vị ngọt tự nhiên làm cho nem có vị lạ, giá có thể cho vào để ăn mát hơn, nếu không có củ đậu thì chọn giá, tuy nhiên giá nếu cho nhiều sẽ làm cho nem bị ỉu. Và không thể quên hành lá tươi thái nhỏ. Những loại rau đệm này sẽ làm cho món nem có màu sắc phong phú, ăn đỡ ngán hơn.

Trộn tất cả các loại nguyên liệu đã băm nhỏ vào, thịt, nấm hương, mộc nhĩ, miến, tỏi, hành, ... các loại rau đã băm nhỏ, cho 1 chút gia vị, trộn tất cả vào và băm lại một lần nữa cho các loại nguyên liệu quyện vào nhau, sau đó cho trứng vào, đảo đều 1 lần nữa. Điều này sẽ làm cho nhân không bị rời, không khô và nem dễ cuốn hơn.

Một số bí quyết khi cuốn nem
Pha 1 chút nước chanh hoặc một bát nước đường (áp dụng 1 trong 2 cách)

Vỏ nem trải ra bát. Tùy theo sở thích, bạn có thể chọn cách gói nem to (khi ăn cắt ra) hoặc nem nhỏ. Thông thường mình hay gói nem bằng 1/4 hoặc nửa vỏ nem Bạn có thẻ quết 1 chút (chú ý 1 chút thôi nhé) lên vỏ nem để khi rán nem giòn hơn.

Cho nhân nem vào vỏ cuốn, khi cuốn xong, để vỏ nem dính lại, bạn có thể quét nước đường lên.

Rán nem

Đổ dầu vào chảo, đợi cho dầu nóng già thỉ bỏ nem vào rán. Khi rán, bạn có thẻ cho 1 chút nước chanh vào cho nem thơm và lạ vị hơn. (Nếu đã áp dụng nước chanh ở bước cuốn nem thì thôi bước này. Yêu cầu của nem rán là nem vàng, không cháy, mùi thơm của hành, tỏi và các loại gia vị.

Nước chấm

Làm dưa góp: Su hào hoặc đu đủ, cà rốt đem thái mỏng, bỏ vào ngâm nước muối có pha 1 chút chanh hoặc dấm. Để ráo nước rồi cho vào trộn với đường, chanh, gia vị, trộn nhạt vừa để khi cho vào nước chấm , nước chấm không bị mặn quá.

Pha Nước chấm. Mỗi món ăn lại phải có một loại gia vị riêng. Không có một công thức nhất định, miễn là ăn vừa miệng. Nhưng nhìn chung có thể thực hiện theo cách sau:

Tỏi đập giập, ớt cay cắt thành lát nhỏ, nước mắm, gia vị (bột canh), hạt tiêu, đường, dấm, nước đun sôi còn ấm pha lẫn với nhau. Các bạn chú ý độ mặn, chua, ngọt sao cho vừa miệng. Thông thường bạn nên pha ít nước mắm và dùng nhiều gia vị hơn.

Khi ăn, bày rau sống xuống đĩa, cà chua, dưa chuột xếp hai bên, cho nem vào đĩa, ăn cùng nước chấm và bún.
 
H

huyduc2910

Đây là bài trò chơi thả diều
Từ xa xưa , dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với nhiều trò chơi dân gian. Và bây giờ , với thời đại tiếng bộ của khoa học kĩ thuật , người người bị cuốn vào dòng bận rộn của nhịp sống xã hội thì những thú vui này trở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian được ông cha ta áp dụng vào đời sống từ nghìn đời nay. Đó là một thú vui tao nhã , một thú tiêu khiển tinh tề đã góp phần hình thành nên một bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Việt chúng ta.

Diều được làm từ những chất liệu khác nhau (như giấy , vải , nilon...) nhưng được ưa chuộng nhất hiện nay là diều làm bằng vải. Với nhiều kích thước và màu sắc đa dạng , cộng thêm những hình ảnh đặc trưng người chơi sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một con diều vừa ý.
Thả diều là trò chơi dựa theo sức nâng của gió , bởi thế để thực hiện được một trào thả diều , trước tiên, ta phải lựa chọn địa điểm. Địa điểm lí tưởng để thả diều đó có thể là một bãi cỏ hoặc đồng ruộng - nơi có đất bằng rộng rãi ; không vướng cây cối ; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt , nơi đó phải có gió nhẹ.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân , người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như qui trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.

Cách làm diều đơn giản nhất qua các bước sau:

- vuốt hai nan tre dài khoảng 40-50 cm.
- cắt một miếng giấy hình vuông khoảng 20 x 20 cm hoặc hơn.
- cắt hai dải giấy có đầu nhọn dài khoảng 30-30 cm làm cánh hay tai, đầu to chỉ khoảng 2-3 cm.
- cắt dãi và làm 2 dải giấy dài khoảng 200-300 cm để làm đuôi. Bề ngang khoảng 2-3 cm.
- đặt miếng giấy hình vuông lên bàn; dùng một nan tre làm xương sống đúng bằng cạnh xéo của hình vuông; dùng giấy nhỏ dán xương sống đó vào giấy.
- hai bên xương sống có hai đầu vuông, gấp hai bên lại một ít và bôi hồ vào.
- dùng nan tre còn lại làm hình cung; bẻ hình cung cho khéo và hai đầu cung đó dán vào hai phần đã gấp ở trên; giữ phần gấp đó cho đến khi khô.
- dùng các miếng giấy nhỏ dán lại nan hình cung vào miếng giấy vuông.
- cột cọng dây phía dưới bụng vào xương sống và nối vào sợi dây dài để neo chiếc diều khi bay.
- dán hai dải hai tai vào 2 đầu của nan hình cung.
- dán hai dải đuôi vào phía đuôi.

Thả diều là một trò chơi bổ ích và lí thú đối với mỗi người chúng ta.


Theo mình thì đó là những ý bạn nên đưa vào bài thuyết minh của mình. Chúc bạn thành công.
 
H

heocon9559

Tớ cảm ơn các cậu nhìu nhiu`nhju`lắm ak'.^^ thanks nhju`nhoak ko thui po' tay vs ca'j ba`j nay` ru`j
 
Top Bottom