Bài viết số 5

P

pengoc_dethuong_97

2. Thuyết minh về một danh làm thắng cảnh:


Nói đến Bắc Ninh, ta không thể không nói đến chùa Bút Tháp. Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.

Chùa toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá...

Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ.




Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến một công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà "cửu phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù được làm từ mấy thế kỷ!Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Báo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.
=========================
Tham khảo nha bạn... chúc bạn học tốt!!
( nhớ thanks nha )
 
N

nhoc_bettyberry

Sr nhé tớ chỉ có thể cho cậu dàn ý thôi cậu phải tự triển khai chứ ?
MB: Giới thiệu đền Đức Hoàng.
TB:
1. Vị trí địa lí:
Thôn Diệu Ốc, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
2. Cảnh quan:
Đền nằm ở một địa thế đẹp, ven hồ Diệu Ốc (còn gọi là Diệu ốc Liên Đàm, Đầm Ô, Bàu ác). Người xưa đã liệt nơi đây là một trong những “Đông Thành bát cảnh” tức là một trong 8 cảnh đẹp của đất Đông Thành.
3. Lịch sử hình thành:
Tương truyền, nơi đây là 1 trong 8 cảnh đẹp nổi tiếng của Đông Thành nhị huyện xưa. Đền được xây dựng từ thời nhà Trần để thờ vị tướng đã có nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Ông là Hoàng Tá Thốn, tự Hoàng Minh, hiệu Tô Đại Liêu, quê làng Vạn Phần (nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu). Thời niên thiếu, ông có sức khỏe hơn người, rất giỏi võ và đặc biệt có tài bơi lội. Khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, ông được sung vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần, được Hưng Đạo Đại Vương chiêu làm nội thư gia, giúp việc binh thư dưới trướng. Ông đã có nhiều công lao trong đánh giặc ngoại xâm, lừng lẫy nhất là cuộc chiến trước sông Bạch Đằng năm Mậu Tý 1288. Ông được cấp ấn phủ, thống lĩnh hàng vạn quân cùng tàu thuyền, dùng chiến thuật đục thuyền địch nên quân Nguyên bị đại bại, tướng giặc Thoát Hoan phải chạy về nước, ô Mã Nhi bị bắt sống. Sau chiến dịch Bạch Đằng, vua Trần Nhân Tông sắc phong ngài là Sát hải đại vương.

Sau khi đánh tan quân Nguyên Mông, ngài tiếp tục thống lĩnh các đạo thủy quân coi giữ 12 cửa biển. Trong một lần đi tuần ven biển, ngài bị bệnh và qua đời vào đúng ngày mùng một Tết Nguyên đán tại Cửa Trào (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), triều đình đã đưa thi hài của ngài về an táng tại quê nhà.

Theo các sử liệu, Hoàng Tá Thốn không những có tài thao lược trong đánh giặc mà còn có công lớn trong việc chiêu dân, mở đất, lập làng... nên được nhân dân nhiều địa phương tôn làm Thành hoàng. Tại đền còn phối thờ thần rắn, Bạch Y công chúa và Mẫu Liễu Hạnh.
4. Quy mô, cấu trúc:
Đền Đức Hoàng có 3 tòa: thượng, trung và hạ điện, quy mô kiến trúc không lớn nhưng cổ kính, linh thiêng, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, đậm đà bản sắc văn hóa của vùng quê xứ Nghệ.
5. Lễ hội:
Lễ hội đền Đức Hoàng được tổ chức vào ngày 30/01 - 01/02 (âm lịch) hằng năm, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương đến tri ân, thăm viếng.
KB: Cảm nghĩ về đền Đức Hoàng
 
P

pengoc_dethuong_97

:D
Đó là một bài văn hoàn chỉnh rồi mà bạn :D
Tớ ko biết nhìu nên bài đó cũng hơi sơ xài ấy nhỉ :D
 
P

pengoc_dethuong_97

á àk
Có bài mới nè
1 đoạn sưu tầm và 1 đoạn tớ viết ấy nhé
Bạn tham khảo nha
---------------------------------------------------------
Đà Lạt là một trung tâm du lịch có 1 cảnh đẹp mà tôi cảm thấy là tuyệt vời nhất vì nó gắn bó với tôi mỗi ngày trên con đường đi học, nó gắn bó với mọi hoạt đông của ngừoi dân quanh đây đó chính là hồ Xuân Hương .
..."" Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu.
Đó là những vần thơ mà thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử đã viết về hồ Xuân Hương - một viên ngọc xanh giữa lòng thành phố Đà Lạt.
Hồ Xuân Hương có chu vi 5.000m, rộng khoảng 38 ha. ngày trước, nơi đây vốn là dòng suối và ruộng lúa của tộc người Lạch. năm 1919, trong chương trình xây dựng Đà lạt, kỹ sư công chánh Labbé xây đập từ nhà Thủy tạ đến đoàn quán HƯỚNg đạo. năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. tháng 3. 1932, một cơn bão lớn làm cãc hai đập bị vỡ. năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng KHoa lại thiết kế, xây dựng một đệp lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn). Năm 1973, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Thực tế, trong hơn trăm năm qua, hồ Xuân Hương đã gắn liền với cuộc sống của cư dân Đà Lạt, gắn liền với những thăng trầm, biến động của thành phố Hoa. Vào mùa nắng và những ngày đẹp trời, mặt hồ Xuân Hương xanh biếc, gợn sóng lăn tăn. những ngày mưa lớn, nước đỏ ngầu làm người ta chạnh nhớ đến Hồng Hà của Hà Nội. tuy nhiên vẻ đẹp của Xuân Hương không giống với vẻ đẹp Hoàn Kiếm của kinh thành Thăng Long hay Tịnh Tâm của cố đô Huế. nước hồ Hoàn Kiếm có màu xanh lục soi bóng tháp Rùa, tháp Bút - ghi dấu ấn anh hùng của một giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống ngọai xâm. còn Tịnh Tâm ngát hương sen hình như lúc nào cũng thâm trầm và lặng lẽ như tính cách của người dân xứ Huế. còn hồ Xuân Hương lại có nét kiều diễm của phương Tây. nước xanh soi bóng những cây anh đào rực hồng mỗi độ xuân về, không e lệ ngại ngần, luôn bặt thiệp với khách trong nước cũng như nước ngòai. có ai ngờ rằng chỉ cách đây 105 năm, đáy hồ còn là ruộng lúa của các dân tộc bản địa Lang bian. Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về hồ Xuân Hương lại như tươi trẻ hơn, rực rỡ hơn bởi ngàn hoa anh đảo đua nở và mặt hồ xanh trong soi rõ mây trời.
Hồ Xuân Hương không những là một thắng cảnh của Đà Lạt mà còn là niềm tự hào của người dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng. đó còn là niềm cảm hứng bất tận cho biết bao thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam để sáng tác ra những áng văn, thơ tuyệt mỹ."

..."Nằm ngay trung tâm thành phố, ở độ cao 1477m, Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu.
Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Đến năm 1923 lại xây thêm một đập nữa ở phía dưới tạo thành hai hồ.
Do ảnh hưởng của cơn bão tháng 3 năm 1932, cả hai đập đều bị vỡ. Mãi đến năm 1934-1935 một đập lớn bằng đá mới được kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế xây dựng phía dưới hai đập cũ tạo thành một hồ lớn - người Pháp gọi là Grand Lac. Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo", còn tồn tại đến ngày nay.
Hồ có chu vi 5000m, rộng 25ha với hình dạng trăng lưỡi liềm. Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương soi bóng những tán tùng già cỗi, những hàng liễu rũ thướt tha, và sẽ được hơn khi mùa xuân về, lúc những cành anh đào nở rộ một màu hồng rực rỡ khiến mặt hồ bừng lên như đôi má cô gái Đà lạt tuổi xuân thì.
Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương."
Lịch sử
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Bây giờ, Đà Lạt- Quê hương của tôi đã mỗi ngày trở nên xinh đẹp hơn, cũng có rất nhiều người để ý đến, tôi tin rằng, sau này, quê hương tôi sẽ càng phát huy được vẻ đẹp tự nhiên của mình...^^
 
Last edited by a moderator:
P

pengoc_dethuong_97

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt Nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.
-----------------------:D------------------------
Thấy bài nào đó được được thì tham khảo nha
Chúc bạn làm bài thật tốt ^^
 
Top Bottom