Nguyên nhân chính là do chế độ thực dân nửa phong kiến mà chủ yếu là chế độ nhà tù thực dân đã đẩy người nông dân đến tha hoá cùng cực
Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Chí Phèo trước lúc vào tù
- Đứa trẻ bị bỏ rơi lớn lên nhờ vào sự cưu mang của những người dân lương thiện.
- Lớn lên làm anh canh điền cho gia đình Bá Kiến.Ôm ấp ước mơ rất giản dị có một mái ấm gia đình, chồng làm thuê cuốc mướn..
- Bị bà Ba sai làm việc nhơ bẩn chỉ thấy nhục nhã chứ yêu thương gì..-> người rất có lòng tự trọng.
- Bị giải lên huyện rồi tống vào tù không rõ nguyên cớ.
b. Chí Phèo sau khi ra tù
- Ngoại hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt đen...mắt gườm gườm...đầy những nét chạm trỗ rồng phượng...
- Nhân tính: vạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm thuê, chém mướn-> Con quỷ dữ của làng Vũ Đại
+ Hắn vừa đi vừa chửi...chửi trời...chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại... chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn...chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn...
->Cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại, đó chính là sự vật vã tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ, phản ứng của y với toàn bộ cuộc đời và sự khát khao giao tiếp hoà đồng với mọi người.
-> tiếng chửi, bài chửi...-> một trong vô vàn âm thanh vô nghĩa lý trong xã hội, đáp lại lời hắn “chỉ có ba con chó dữ”-> kiếp sống cô độc, lẻ loi tột độ của CP, cách biệt với thế giới loài người.
+ Đến nhà Bá Kiến và trở thành tay sai đắc lực cho Bá kiến gây tai hoạ cho nhân dân.
=> Bá Kiến và nhà tù thực dân đã huỷ diệt nhân hình lẫn nhân tính của chí, biến con người lương thiện thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ
-> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước CM.
-> Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ, độc đáo.
c. Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
* Bất ngờ gặp TN...Thế rồi nửa đêm, CP đau bụng nôn mửa, TN dìu hắn vào trogn lều-> Trận ốm: góp phần thay đổi hắn về sinh lý và tâm lý:
- bâng khuâng và mơ hồ buồn.
- Nghe những âm thanh của cuộc sống xung quanh “ Tiếng chim hót...tiếng cười nói...anh thuyền chài gõ mái..”. Đó là những âm thanh hàng ngày vẫn có nhưng đây là lần đầu Chí cảm nhận được.
-> Âm thanh của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống.
- Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhớ lại những ước mơ giản dị. Ý thức về hiện tại buồn vì mình đã ở nưả dốc bên kia của cuộc đời. Nghĩ về tương lai, sợ sự cô độc.
-> Lần đầu tiên trở lại làm người, suy nghĩ như người nông dân lương thiện và cũng là lúc nhận ra cái tình trạng bi đát của mình.
* Bát cháo hành của Thị Nở: Chí Phèo đi từ ngạc nhiên đến xúc động “mắt hình như ươn ướt”-> giọt nước mắt của sự cám ơn, trả ơn, kết quả của sự cô đơn, khổ đau lâu ngày, giọt nước mắt vui sướng của một kẻ chưa biết vui sướng là gì -> dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi và làm sống dậy bản chất lươgn thiện vốn ẩn sâu trong tiềm thức Chí.
-> Chí thèm lương thiện, thèm làm hoà với mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong mỏi được nhận trở lại với xã hội loài người, tin tưởng Thị Nở sẽ mở đường.
* Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt vọng...”ôm mặt khóc rưng rức” và “luôn thấy thoảng mùi cháo hành”(lặp)
-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.
- Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.
- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.
- Cái chết của Chí: thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát manh động-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân.
=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.