Bài viết số 5 - Đề 3

J

jenniferyone

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 3: VN tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tai các cuộc thi quốc tế về toán, lí, hóa,... Năm 2004, sinh viên VN lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng đó.
Ngày mai mình làm bài rồi, tìm trên Google mãi không thấy! Giúp mình với!!! Thanks nhìu!!!

Chú ý :Tên tiêu đề bài viết : Văn 9 + Tên tiêu đề...
Thân!
 
Last edited by a moderator:
H

huynh_lovely

Điều kiện phát triển kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển nhưng không có nghĩa cách giáo dục cũng là hạn chế...Chính vì cách giáo dục nhân cách một con người mà có thể những thế hệ sinh viên, học trò chúng ta mới hiểu được cái đạo đức, lòng biết ơn đất nước. Được sinh ra trên đất nước Việt Nam, được nhà nước tạo điều kiện cho chúng ta học tập, vui chơi...vì vậy, điều biết ơn Tổ quốc cũng là điều mà mỗi công dân đều phải có...
Có thể nói, Việt Nam không phải là một đất nước lớn hay giàu có nhưng chúng ta cũng có những bô óc vượt trội, chúng ta không ngu ***, chúng ta có đạo đức, hiểu biết mọi chuẩn mực xã hội và chúng ta cũng biết giáo dục như thế nào để mỗi một công dân lại được sống để làm nên sự nghiệp lớn...
 
E

entei

Điều kiện phát triển kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển nhưng không có nghĩa cách giáo dục cũng là hạn chế...Chính vì cách giáo dục nhân cách một con người mà có thể những thế hệ sinh viên, học trò chúng ta mới hiểu được cái đạo đức, lòng biết ơn đất nước. Được sinh ra trên đất nước Việt Nam, được nhà nước tạo điều kiện cho chúng ta học tập, vui chơi...vì vậy, điều biết ơn Tổ quốc cũng là điều mà mỗi công dân đều phải có...
Có thể nói, Việt Nam không phải là một đất nước lớn hay giàu có nhưng chúng ta cũng có những bô óc vượt trội, chúng ta không ngu ***, chúng ta có đạo đức, hiểu biết mọi chuẩn mực xã hội và chúng ta cũng biết giáo dục như thế nào để mỗi một công dân lại được sống để làm nên sự nghiệp lớn..
 
E

entei

Chiều 11/09, Đội FXR lại một lần nữa khẳng định khả năng và khát vọng chiến thắng của mình khi đại diện cho Việt Nam tham dự và giành chức Vô địch châu Á-Thái Bình dương tại cuộc thi Robocon 2004 diễn ra ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Tin cập nhật về sự kiện nóng hổi này.

Robot Ngưu Lang của FXR đã chinh phục toàn bộ nhà thi đấu bằng một chiến thắng tuyệt đối trước đại diện cực mạnh của Trung Quốc khi trao món quà vàng tận tay "nàng Chức Nữ". Và khi món quà vừa được trao vào tay người đẹp, cả khán đài dậy lên những tiếng hô vang "Việt Nam", "Việt Nam"... của đông đảo sinh viên Việt Nam du học tại Hàn Quốc lẫn những người bạn nước ngoài yêu mến Việt Nam!

Cu dup FXR Vo dich Robocon 2004 VN va khu vuc
Đội Robocon Việt Nam (FXR) nhận giải vô địch châu Á-Thái Bình dương (Ảnh: Nguyên Thu)

Tại vòng đấu bảng, Việt Nam nằm cùng bảng với Sri Lanka, và Nhật Bản - đối thủ "nặng ký" cho chức vô địch. Trước khi gặp FXR, đội robot của Nhật Bản đã dễ dàng có được chiến thắng 28-0 trước đội Sri Lanka. Tuy nhiên, họ đã phải chịu thua trong lượt trận gặp Việt Nam và chấp nhận vị trí nhì bảng, vì FXR có được chiến thắng tuyệt đối, mặc dù điểm số ít hơn Nhật Bản (27 điểm). Trong trận đấu này, robot cản đường của FXR đã hoạt động rất tốt và không cho robot bắc cầu của Nhật Bản phát huy lợi thế, đồng thời vô hiệu hóa được robot cản đường của đội Nhật Bản.

Sau trận đấu này, Việt Nam bước vào trận đấu quyết định với Sri Lanka để bảo vệ suất vào vòng hai. Ngay từ đầu, robot của đội Sri Lanka đã bị trục trặc, vì thế tuy chưa kịp trao quà cho "Chức Nữ" trong thời gian thi đấu chính thức, FXR vẫn giành chiến thắng với 18 điểm, có mặt tại vòng hai cùng các đội Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ.


Tại vòng đấu tiếp theo, Việt Nam gặp Malaysia, một đối thủ hết sức "khó chịu". Cả hai đội phải giành giật nhau từng điểm một để vươn lên. Đội Việt Nam ghi được 3 điểm đầu tiên, sau đó Malaysia vượt lên bằng cách ghi luôn 6 điểm. Khi Việt Nam ghi thêm 1 điểm thì Malaysia lại ghi thêm 2 điểm nữa, nới rộng khoảng cách điểm số thành 4-8. Tuy nhiên, FXR đã xuất sắc ghi liên tiếp 6 điểm nữa, nâng điểm số ghi được lên 10, trong khi Malaysia "dẫm chân tại chỗ". Việt Nam giành quyền vào tứ kết.


Ở vòng tứ kết, đội Việt Nam gặp đội Hàn Quốc, còn đội Trung Quốc gặp đội Mông Cổ. Đội Việt Nam nhanh chóng giành thế áp đảo và chiến thắng ngoạn mục trước những chú robot Xứ sở Kim chi với tỷ số chung cuộc là 15-3. Trong trận bán kết còn lại, đội Trung Quốc vượt qua Mông Cổ với tỉ số 18-3.

Và trong trận đấu cuối cùng, Việt Nam đã chứng tỏ mình xứng đáng với ngôi vô địch bằng chiến thắng tuyệt đối trước đội Trung Quốc. Bên cạnh đấy, FXR còn "ẵm" luôn giải thưởng giành cho Ý tưởng xuất sắc nhất.
 
E

entei

Tin nóng: Chiều nay, tại Seoul (Hàn Quốc), Đội Robocon Việt Nam đã xuất sắc giành ngôi vô địch, cùng giải Ý tưởng của cuộc thi Robocon 2004 châu Á-Thái Bình dương. Tin, ảnh do CTV TS vừa chuyển về...
Robocon Viet Nam Vo dich chau A Thai Binh duong
Đài truyền hình Nhật bản NHK phỏng vấn Đội Robocon Việt Nam sau chiến thắng tuyệt đối trước Đội Nhật Bản.

Khi robot Ngưu Lang của Đội FXR (đại diện cho Việt Nam) hoàn tất việc trao quà cho "Chức Nữ" để giành chiến thắng tuyệt đối trước đội Robocon của Trung Quốc trong trận chung kết cuộc thi Robocon 2004 tại Hàn Quốc, các cổ động viên liên tục hô to hai tiếng “Việt Nam”. Trên khán đài, rực một màu cờ đỏ sao vàng và tràn ngập băng rôn với các dòng chữ “Tôi yêu Việt Nam”, “Việt Nam vô địch”... do các cổ động viên được Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VNKR) tổ chức rất "chuyên nghiệp".

Để tiến vào trận chung kết với đội Trung Quốc vào chiều nay 11/9 tại Seoul (Hàn Quốc), Đội FXR Việt Nam đã giành chiến thắng trước Sri Lanka với tỷ số 18-0, chiếm vị trí nhất bảng D. Cũng ở vòng bảng, đội Việt Nam đã thắng tuyệt đối (nốc ao) trước đội Nhật Bản với 27 điểm. Trận bán kết, Việt Nam cũng đã "nốc-ao" đội Hàn Quốc.
Robocon Viet Nam Vo dich chau A Thai Binh duong
Vô địch! Đội Robocon Việt Nam giành cúp vô địch Robocon châu Á-Thái Bình dương.

Bên cạnh việc xuất sắc giành ngôi vô địch, đội tuyển Việt Nam còn giành giải Ý tưởng của cuộc thi Robocon khu vực châu Á-Thái Bình dương.

Qua ba kỳ thi Robocon khu vực châu Á-Thái Bình dương, đây là lần thứ hai đội Robocon Việt Nam giành chức vô địch (lần đầu, vào năm 2002 ở Nhật Bản). Ở cả hai lần vô địch (2002 và 2004), đội Robocon Việt Nam do sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM đại diện. Tại giải Robocon 2003 ở Thái Lan, đội tuyển Robocon Việt Nam, gồm các sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đoạt giải Ba.

Năm nay, đội Robocon Việt Nam là Đội FXR gồm sáu sinh viên K1999, Khoa Điện tử, ĐH Bách khoa TP.HCM (Trịnh Quý Ngọc, Lê Viết Phong, Hồ Quang Dũng, Lê Trương Khang, Phạm Duy Minh và Nguyễn Hải Linh), sau khi đã giành chức vô địch cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2004 vào tối 15/5/2004 ở Hà Nội.
 
E

entei

Tiếp tục cập nhật: Để giành ngôi vô địch khu vực châu Á-Thái Bình dương, Đội Robocon Việt Nam (FXR) đã tự chuẩn bị ra sao từ TP.HCM? Ghi nhận của PV TS.

FXR: Từ vô địch Robocon 2004 ở Việt Nam... (Ảnh: TTXVN)

20g30 ngày 11/9, qua điện thoại, cô Phan Thị Lan - giáo viên dạy Văn trường Chu Văn An, Q.11, TP.HCM, mẹ của bạn Hồ Quang Dũng - một thành viên của Đội FXR hào hứng thốt lên: "Đội đoạt giải là hoàn toàn xứng đáng!". Và cô cho biết: Cả đội đã mất ăn mất ngủ cho những chú robot này trong suốt ba tháng qua...

Theo cô Lan, từ Hà Nội trở về sau chiến thắng tại cuộc thi chung kết Robocon 2004 vào giữa tháng 5, Đội đã lao vào cải tiến robot liên tục cho đến tận... lúc xe đến nhà đón ra sân bay sang thi đấu ở Hàn Quốc! Các bạn đã thể hiện tinh thần làm việc nhóm rất cao. Do hoàn cảnh riêng, nhà của mỗi người trong Đội đều ở xa nhau. Người ở quận 7, người ở Bình Chánh, Tân Bình,... nên tất cả đã thống nhất chọn nhà Dũng để cùng làm việc. Bốn cây đèn và ba chiếc quạt ở nhà Dũng đã được huy động liên tục. Các bạn hầu như ngày nào cũng đến đây để cùng hội ý, lao động,...
... đến tham gia "đấu trường" khu vực châu Á-Thái Bình dương. Trong ảnh: Các đội Robocon đến từ các quốc gia trong khu vực. (Ảnh: Nguyên Thu, từ Seoul)

Cô Lan kể: Liên tục trong nhiều ngày, ai phụ trách robot nào thì phải lo cho "con" đó, có những lúc làm việc đến 1-2 giờ sáng. Có khi mệt quá, mỗi tên mỗi kiểu nằm trên... đống nhôm mà ngủ. Có lần khoảng 2 giờ sáng, mọi người đang ngủ ngon giấc chợt bị đánh thức bởi âm thanh chát chúa. Hóa ra Dũng đang đêm tỉnh giấc, nghĩ ra được một ý tưởng nên làm luôn. Vậy là lúc cùng thức giấc vào 2g sáng, cả nhóm lại... loay hoay cưa, đục để bắt đầu một ngày mới. Cứ thế, năm "con" robot mang đi thi đấu đã được gia công sửa chữa nhiều đến mức gần như làm lại hoàn toàn. Robot vừa phải mạnh hơn lại, phải chỉnh sữa, gọt dũa những phần thô cho đẹp hơn. Thậm chí, nhóm đã mua một máy tập thể dục Perfect Tình yêu chỉ để lấy một cái... bánh xe cho robot ôm quà vàng! Robot cản phá phải làm đi làm lại rất nhiều lần.Thậm chí, robot xách tay đã gởi đến Hàn Quốc rồi song Đội vẫn chưa yên tâm, làm thêm một "con" khác cho an tâm...
FXR vô địch Robocon 2004 châu Á-Thái Bình dương. (Ảnh: Nguyên Thu, từ Seoul)

Vừa làm robot vừa học, các bạn đã phải cố gắng rất nhiều. Trịnh Quý Ngọc, đội trưởng, phải xin lùi việc làm luận văn tốt nghiệp để toàn tâm dành cho robot. Còn Dũng, anh chàng bị... trượt vài môn vì cái tội " mê robot". Để đoạt được vòng nguyệt quế chiều nay 11/9, thành viên nào cũng đã sụt vài ba ký. Cá biệt, Dũng bị sụt mất... 6kg: từ 63kg trước khi làm robot, đến lúc lên máy bay sang hàn Quốc chỉ còn 56kg!

TS Lê Hoài Quốc, chủ nhiệm Bộ môn Tự động hóa (Khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa TP.HCM), cho biết: Sau khi đoạt chức vô địch cuộc thi Robocon Việt Nam 2004, đội hình robot FXR đã được chỉnh sửa, cải tiến để có thể thi đấu linh hoạt theo từng chiến thuật. Robot vừa có thể "lấy quà", vừa "cản phá" lại vừa có thể ghi điểm nhanh. Robot điều khiển bằng tay cũng được gia cố cứng cáp hơn để va chạm vẫn không bị hỏng.

Ngoài ra, Đội FXR cũng lên mạng để tìm hiểu robot và chiến thuật các đội bạn trong cùng bảng thi đấu. Nhờ có kinh nghiệm thi đấu trong nước, Đội đã có sự chuẩn bị rất chu đáo về mặt tâm lý. Sự chuẩn bị chu đáo ấy, cùng với chiến thuật linh hoạt, sáng tạo cuối cùng đã làm nên chiến thắng: Không chỉ đoạt giải Nhất, Đội FXR còn ẵm luôn cả giải Ý tưởng của Robocon 2004 khu vực châu Á-Thái Bình dương.
 
E

entei

Đêm 15/5, vòng chung kết của cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2004 (Robocon) đã diễn ra sôi động tại Cung thể thao Tổng hợp Quần Ngựa. Được Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trực tiếp trên cả nước, đêm chung kết đã thực sự trở thành một đêm hội của sinh viên khối kỹ thuật và những người say mê robot.

"Nóng" tựa... SEA Games!
Sau tran thang KO FXR vo dich Robocon 2004
Không khí "SEA Games"!

Mặc dù đến tận 20g30, trận đấu đầu tiên của đêm chung kết mới được mở màn nhưng ngay từ 18g30, hai cổng ra vào của Cung thể thao Quần Ngựa đã chật cứng bởi những dòng người cứ ùn ùn đổ tới. Dù đã đoán trước là lượng khán giả đêm chung kết sẽ đông hơn những vòng ngoài song số người đến xem quá đông vẫn vượt quá dự tính của Ban tổ chức, gây nên một số lúng túng nhất định cho lực lượng làm công tác bảo vệ vòng ngoài.

Bên trong Cung thể thao, không một chỗ ngồi nào còn trống. Tiếng hát, tiếng gõ trống, tiếng reo hò cổ động cùng những làn sóng tay liên tục được tạo ra đã khiến cho cả nhà thi đấu như sôi lên. Chính Đài Truyền hình Việt Nam, đơn vị tổ chức cuộc thi, cũng phải thừa nhận rằng không khí sôi động này "chỉ có ở SEA Games mà thôi"!

Những trận đấu kịch tính

Đêm chung kết hứa hẹn cống hiến cho khán giả những trận đấu giàu kịch tính, bởi vì tám đội còn lại sẽ chia thành cặp đấu với nhau, và kết quả thắng thua sẽ được phân định ngay trong một trận duy nhất.
Sau tran thang KO FXR vo dich Robocon 2004
Cản phá quyết liệt...

Trong số tám đội lọt được vào tận đêm chung kết, Học viện Kỹ thuật Quân sự (HKQ) chiếm đến ba đội, trong đó có đấu thủ cực mạnh là ADN. Và trước sự cổ vũ nhiệt tình của những chàng trai áo lính ngồi gần kín một khán đài, ADN đã khởi đầu hết sức suôn sẻ khi giành được chiến thắng tuyệt đối trước đối thủ được đánh giá là "dưới cơ" VHP4 thuộc trường Cao đẳng Kỹ thuật Vinhem Pich (TP.HCM). Tuy nhiên, chiến thắng của họ có phần hơi may mắn, bởi vì VHP4 đã nhanh chóng ghép được cầu để cho robot mang "quà vàng" xuất phát lên cầu trước. Chỉ có điều đội robot đến từ phương Nam đã không thể vượt qua được robot cản phá của ADN nên đành chấp nhận làm "kẻ đến sau".

Trong ba trận tứ kết còn lại, chỉ có duy nhất trận đấu giữa S300 (HKQ) và BKHTS1 (ĐH Bách khoa Hà Nội) là phải phân thắng bại bằng điểm số. Lẽ ra trận đấu này cũng sẽ được kết thúc nhờ một chiến thắng tuyệt đối, nếu như "chiếc cầu Ô Thước" của cả hai bên đều không bị những con robot cản phá "cực kỳ khó chịu" làm tắc nghẽn. Với 3/4 trận đấu có số điểm tối đa, cả bốn đội giành chiến thắng để lọt vào vòng bán kết đều chứng tỏ được bản lĩnh của mình trong cuộc đua giành vé đến Seoul mùa thu năm nay.

Trận bán kết thứ nhất đã chứng tỏ rằng Robocon cũng chứa đựng nhiều bất ngờ không kém gì... bóng đá. Bởi vì ADNứng cử viên cho chức vô địch, đội được đánh giá là "không có điểm yếu nào đáng kể", đã phải thúc thủ trước đại diện duy nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội là BKHTS1. Trong khi robot tự động tặng "quà vàng" của ADN còn chưa kịp khởi động thì BKHTS1 đã ghép xong cầu để cho "Ngưu lang" đoàn tụ với "Chức nữ", hiên ngang bước vào trận chung kết.

Trận bán kết thứ hai diễn ra giữa hai đấu thủ cực mạnh đến từ TP.HCM là FXR (ĐH Bách khoa TP.HCM) và Action (ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM). Với kỷ lục năm trận thắng tuyệt đối từ vòng sơ loại đến tận đêm chung kết, FXR đã không gặp khó khăn gì đáng kể khi vượt qua "đối thủ đồng hương" với 26 điểm cầu và quà, trong khi Action chỉ ghi được vỏn vẹn 3 điểm.

Đêm của những kỹ sư bách khoa

Có thể nói rằng đêm 15/05 là đêm của những chàng kỹ sư trẻ bách khoa, bởi cả hai đội gặp nhau ở trận chung kết đều thuộc trường ĐH Bách khoa ở hai phía Bắc, Nam. Và những gì họ cống hiến cho khán giả chỉ trong 3 phút ngắn ngủi của trận chung kết đã chứng tỏ rằng họ là những kỳ phùng địch thủ thực sự: các chú robot của hai đội đã phối hợp với nhau rất nhịp nhàng trong việc ghép cầu, tặng quà. Trận đấu kết thúc với phần thắng nghiêng về FXR khi trao được quà vàng cho "Chức nữ", nhưng bản thân BKHTS1 cũng không phải hổ thẹn bởi chỉ chậm hơn đối thủ đúng... 3 giây. (Một hành động hết sức fair-play là cả hai đội đã vui mừng ôm nhau chạy vòng quanh sân khi trận đấu kết thúc!)
Sau tran thang KO FXR vo dich Robocon 2004
Các tác giả của FXR đăng quang. Đích ngắm của họ: Vô địch tại Seoul!

Giành chiến thắng khi thời gian thi đấu vẫn còn thừa hơn 100 giây, FXR hoàn toàn xứng đáng đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Robocon tại Hàn Quốc năm nay.

Với thành tích "đáng nể" sáu trận thắng "knock-out", một lần nữa FXR lại thể hiện được sự ổn định trong đấu pháp và tâm lý - điều hết sức quan trọng trong bất cứ trận đấu nào. Cùng với giải nhất cuộc thi Robocon (kèm theo mười triệu đồng tiền thưởng), FXR còn được Ban tổ chức công nhận là "Đội có giải pháp thi đấu hay nhất".

Điều đáng lưu ý là trong thời gian du đấu ở Hà Nội, FXR đã kịp "tậu" cho mình một chú robot cản phá để bổ khuyết cho điểm yếu của mình trong phòng ngự.

Phỏng vấn chớp nhoáng với bạn Lê Trương Khang, thành viên của đội FXR, chuyên về lĩnh vực mạch điện tử và lập trình:

Chúc mừng bạn! Khang có thể cho biết FXR đã "đầu tư" vào những con robot của mình như thế nào?

Số robot mang đi thi đấu đã ngốn của chúng tôi hết khoảng 20 triệu đồng. Rất may là chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ chu đáo của nhà trường nên không phải băn khoăn lắm về chuyện tiền bạc.

Để trở thành đội có giải pháp thi đấu hay nhất, các bạn tự mình vạch ra đấu pháp hay có ai giúp đỡ không?

Mỗi thành viên trong đội đều tham gia xây dựng kế hoạch thi đấu. Bên cạnh đấy, chúng tôi còn tham khảo ý kiến của các thầy cô và các bạn trong trường. Đặc biệt, chúng tôi còn được hỗ trợ rất nhiều từ những người đã từng tham gia các kỳ Robocon lần trước, nhất là thành viên của đội Telematic giành huy chương vàng ở Nhật Bản.

Các bạn mua vật liệu chế tạo robot ở đâu, có gặp khó khăn gì không?

Chúng tôi mua tại hai khu chợ của TP.HCM là Tạ Uyên và Nhật Tảo. Rất may là khi thiết kế robot, chúng tôi đã tính kỹ đến phần vật liệu nên hầu như không gặp khó khăn gì cả.

Các bạn có sử dụng robot cản phá khi thi đấu bao giờ không?

Chúng tôi không tán thành chủ trương dùng robot cản phá nên chỉ "thủ" sẵn một con để "phòng thân". Nếu đội bạn dùng robot cản phá thì chúng tôi cũng dùng để "tự vệ", còn nếu không thì thôi.

Các bạn đã có kế hoạch gì để sử dụng số tiền thưởng của mình chưa?

Hiện giờ thì chưa, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào đội robot để tham gia thi đấu tại Hàn Quốc được tốt hơn!

Chúc các bạn thành công!
 
E

entei

Khuya 12/9, phóng viên TS đã liên lạc với anh Nguyễn Ninh Thụy, phụ trách nhóm tình nguyện viên (TNV) Việt Nam tại Hàn Quốc tham gia cổ vũ Đội Robocon Việt Nam (Đội FXR). Anh Thụy trước là giảng viên trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hiện đang học cao học tại ĐH Yeungnam, TP Daegu (Hàn Quốc).
Ke tu Daegu Han Quoc Tuyet voi nhung tran noc ao
Khai mạc chung kết Robocon 2004 châu Á-Thái Bình dương. (Ảnh: Nguyên Thu, từ Seoul)

Chat với phóng viên TS, anh Thụy cho biết: Vừa từ Seoul trở về Daegu, du học sinh Việt Nam ai cũng sung sướng và tự hào. Những người bạn vì bận học không đi được thì tỏ ra rất nuối tiếc, bắt anh phải kể đi kể lại cuộc thi... Mặc dù đang bị khàn tiếng vì gào thét nhưng anh và một số bạn khác vẫn hăng say kể: "Người kể và người nghe đều say sưa quên cả ăn, mặc dù đang ngồi trong... nhà ăn!" - anh Thuỵ viết.

Nhóm do anh phụ trách gồm 12 TNV, được ngồi gần khán đài để tiện... chăm sóc các thành viên thi đấu. Còn lại khoảng hơn 60 bạn là cổ động viên (CĐV) ngồi cổ vũ ở khán đài. Anh Thụy kể: Trước đó, đã thống nhất với các TNV và CĐV là sẽ đếm nhịp: "1-2-3, Việt Nam cố lên! 1-2-3 Việt Nam vô địch!". Thế nhưng khi vào cuộc, không cần theo nhịp, mọi người say sưa bị cuốn đi, lắm khi chỉ còn gào mãi có hai tiếng: Việt Nam!...

Thắng, nhờ chiến thuật tốt

Ngay trận thi đấu đầu tiên, đội Việt Nam đã phải gặp đội Nhật. Cùng với hai đội Hàn Quốc và Trung Quốc, đội Nhật cũng là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Vì vậy, trước khi trận đấu này diễn ra, các CĐV và TNV rất lo lắng do Nhật là đội rất mạnh, lại vừa thắng đậm đội Sri Lanka 28-0.
Ke tu Daegu Han Quoc Tuyet voi nhung tran noc ao
Người đứng giữa, đeo túi là thầy Huỳnh Văn Kiểm, chụp ảnh cùng một số thành viên FXR. Bên trái, từ ngoài vào: Hồ Quang Dũng, Trịnh Quý Ngọc, Lê Trương Khang và Phạm Duy Minh (Minh là người bị sót tên trong danh sách Đội FXR).

Trận đấu bắt đầu, phía đội Nhật đã sử dụng một con robot tự động di chuyển đến gần bàn tay "Chức Nữ" rồi... che bàn tay lại. Với chiến thuật này, cả hai đội đều không thể trao quà cho "Chức Nữ", tức sẽ không có đội nào có thể thắng nốc ao (knock out) mà chỉ có thể thắng nhau bằng cách ghi điểm. Sau đó, họ dùng hai robot tự động khác, cực kỳ chính xác, ghi điểm rất nhanh chóng ở điểm một và điểm hai. Còn robot bằng tay thì nối với "cầu Ô Thước" để có thể ghi ba điểm. Chính chhiến thuật này đã giúp họ dễ dàng đè bẹp Sri Lanka 28-0. Bên cạnh đó, khi thi đấu với Đội FXR, đội Nhật còn dùng robot bằng tay cản đường robot bằng tay của FXR, không cho di chuyển về phía "cầu Ô Thước". Phải mất hơn nửa phút, robot bằng tay của FXR mới lừa và thoát qua được robot của Nhật để tiến về "Ô Thước". Đồng thời, FXR đã điều khiển một robot tự động tấn công vào robot của Nhật chế ngự tay "nàng Chức Nữ", trao được quà cho "Chức Nữ" để hạ knock out đội Nhật!

Với trận đấu cùng đội Sri Lanka, đội Việt Nam ít gặp khó khăn hơn bởi ngay từ đầu, robot của đội bạn đã trục trặc và không hoạt động được. Chỉ sau 3 phút, robot của ta đã bắt được "cầu Ô thước" nhưng không kịp trao quà. Không hào hứng như trận thi đấu với Nhật Bản, đội Việt Nam thắng với số điểm 18 ghi được. Trận này chiến thắng có phần dễ dàng nên không khí cổ động có phần yếu đi. Giờ nghỉ giữa hiệp, các CĐV đội bạn có thắc mắc tại sao CĐV Việt Nam... "xìu" đi. Tuy nhiên, chuyện "xìu" tạm thời ấy chính là chuẩn bị cho một cơn bão cổ động cho trận tiếp theo...

Trận Việt Nam-Malaysia: "Vỡ tim"!

Đây thật sự là trận đấu làm vỡ tim các CĐV mặc dù trước đó, đội Malaysia không được đánh giá cao như các đội Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Dù vậy, trên thực tế, lối chơi của đội Malaysia hết sức khó chịu. Họ vừa dùng robot cản đường, vừa dùng robot bằng tay tấn công trực diện robot điều khiển bằng tay của FXR. Do hai robot của ta đều bị liên tục tấn công nên không thể nối "cầu Ô Thước". Cuối cùng, Việt Nam thắng Malaysia 16-8 bằng hai robot ghi điểm tự động ở ô một điểm và ô hai điểm. Kết quả của trận Việt Nam-Malaysia là 14-8, chứ không phải là 10-8 như một số báo chí đã đưa tin. Vì ở 10 giây cuối cùng, FXR còn bỏ được vào hai ô - mỗi ô 2 điểm.

Đúng như dự kiến, trận này đúng là xuất hiện "cơn bão" của CĐV Việt Nam và cả Malaysia (nước bạn có lực lượng CĐV hùng hậu xếp thứ ba trong giải đấu (sau nước chủ nhà và Việt Nam). Do đó, nếu trên sân là sự thi đấu giữa hai đội thì trên khán đài là sự "thi hét" của CĐV hai nước. Nhưng cuối cùng, Việt Nam đã toàn thắng cả trên sàn đấu lẫn trên khán đài!

Trận Việt NamHàn Quốc: Đấu pháp đã tính sẵn...

Đây là trận đấu đã khiến các CĐV "nghẹt thở". Vì gặp đội tuyển nước chủ nhà ngay trên sân thi đấu tranh suất vào bán kết, chúng ta đã phải chịu sức ép rất lớn từ lực lượng cổ động áp đảo của Hàn Quốc. Trước đó, các CĐV Hàn Quốc ủng hộ Việt Nam rất nhiệt tình. Nhưng khi đội ta thi đấu với đội của họ, 80 CĐV Việt Nam phải "chiến đấu" bằng cách... gào thét ghê gớm để mong khỏi "lép vế" trước hàng ngàn CĐV Hàn Quốc.

Vừa qua, hầu hết các báo đều lấy lại thông tin của một tờ báo nào đó, mà tờ báo này lại sai đăng sai tên các thành viên Đội FXR. Ngày 12/9, bà Phạm Thị Anh Thơ, phụ huynh của sinh viên (SV) Phạm Duy Minh đã đề nghị đến các báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ tìm hiểu lại danh sách đội tuyển.

Công văn số 172/CV-KG của Đài Truyền hình Việt Nam gửi hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa TP.HCM và giám đốc ĐHQG TP.HCM, thông báo: Danh sách không có SV Nguyễn Xuân Minh Quang như các báo đã đưa, trong khi lại... thiếu mất tên của SV Phạm Duy Minh, Khoa Điện-Điện tử, ĐH Bách khoa TP.HCM.

Theo bà Anh Thơ, trước đó SV Xuân Quang có tham gia nhưng đã bỏ từ sớm. Bạn Duy Minh thay thế và đã có mặt ngay từ cuộc thi Robocon 2004 tại Hà Nội vào tháng 5 vừa qua.

Gia đình SV Hồ Quang Dũng, thành viên tham gia Đội FXR cũng cho biết: Một số tờ báo đã... tặng thêm họ Nguyễn trước họ Hồ cho Dũng. Trong khi đó, tên chính xác khai sanh của Dũng là Hồ Quang Dũng chứ không phải là Nguyễn Hồ Quang Dũng như các báo, đài đã đưa.

Nhờ vậy, Đội FXR thi đấu trong sân vẫn nghe được tiếng thét của CĐV: "Việt Nam vô địch! Việt Nam cố lên!"... Đến lúc... hết hơi, các bạn CĐV chỉ còn hét nổi: Việt Nam! Việt Nam!... Bài quốc ca Việt Nam cũng được các CĐV hoà ca rất hùng tráng. Trước sự cổ động mạnh mẽ như vậy, các thành viên đội tuyển đã mỉm cười và tự tin điều khiển robot.

Trong trận này, Hàn Quốc sử dụng một robot tự động để di chuyển đến "cầu Ô Thước" hòng gác một thanh chắn kẹp chặt ngang qua "cầu", ngăn không cho đối thủ di chuyển đến "Chức Nữ". Con robot của đội Hàn Quốc này di chuyển cực kỳ chính xác, và rất hiệu quả để loại các đối thủ khác, song lại có nhược điểm là xê dịch rất... chậm. Vì vậy, FXR đã tận dụng điểm yếu duy nhất này để loại con robot ấy ra khỏi cuộc chơi: Ngay khi xuất phát, FXR đã dùng một robot tự động, di chuyển đến... chắn ngang đường đi của robot Hàn Quốc. Vì vậy, robot này của đội bạn đã không tiếp cận được "cầu Ô Thước". Nhờ vậy, FXR đã ung dung đến trao quà cho "Chức Nữ" sau khi đã nối liền nhịp cầu "Ô Thước". Hạ knock out đội Hàn Quốc, CĐV Việt Nam hứng chí gào lên "Việt Nam chiến thắng" trong sự im lặng đột ngột đến tội nghiệp của các CĐV Hàn Quốc!

Trận chung kết: Con bài "cảm tử quân"!

Trong trận chung kết, tương tự như phương án của đội Hàn Quốc, đội robot của Trung Quốc đã dùng một robot tự động để chắn ngang "cầu Ô Thước" của đội đối phương. Điểm đáng ngại là robot này di chuyển rất nhanh ngay sau khi vào cuộc, lại có tầm hoạt động rất mạnh: nó không cần phải đến gần để tiếp cận "Ô Thước" như robot của Hàn Quốc, mà có thể tấn công "Ô Thước" của đối phương từ xa bằng một thanh nhôm dài khoảng....hơn 2m!
Ke tu Daegu Han Quoc Tuyet voi nhung tran noc ao

Từ trái sang: Lê Trương Khang, Trịnh Quý Ngọc, Hồ Quang Dũng, Lê Viết Phong.

Trước tình huống nguy cấp đó, FXR đã phải dùng một robot tự động làm "cảm tử quân", lao thẳng vào robot tự động này của Trung Quốc. Không chỉ hy sinh một-một, con robot "cảm tử" này còn cản đường đi xây "cầu Ô Thước" của đội Trung Quốc. Trong chiến thuật này, robot nào nhanh và chính xác hơn sẽ thắng. Và chiến thắng đã nghiêng về FXR. "Cây cầu Ô Thước" do FXR xây đã không bị cản phá, nên robot FXR lại một lần nữa ung dung tặng quà cho "Chức Nữ" trước khi thời gian kết thúc, trong cái nhìn tiếc nuối của đội Trung Quốc. Lần thứ ba tại sàn đấu khu vực châu Á-Thái Bình dương, robot của đội FXR lại knock out đối thủ. (Trước đó, FXR cũng đã có sáu trận knock out đề giành ngôi vô địch Robocon Việt Nam.)

Sau khi trận đấu kết thúc, các CĐV tràn ra sân chúc mừng và chụp ảnh chung với những nhà vô địch. Riêng anh Thụy phải đứng "canh me" mấy con robot vì sợ "kẻ lạ" cay cú đến phá phách. Các thành viên của đội Trung Quốc và Hàn Quốc quay phim và chụp hình rất kỹ các con robot của FXR, có lẽ để về nước sẽ nghiên cứu tại sao robot của Việt Nam lại hoạt động... hiệu quả đến thế: vừa "nhẹ", lại vừa di chuyển nhanh, chính xác...

Anh Thuỵ kể tiếp: Những ngày này, hai tiếng Việt Nam bắt đầu được nhiều bạn trẻ Hàn Quốc quan tâm hơn. Trước đây, rất nhiều bạn hầu như chẳng biết gì về nước Việt Nam, chỉ có một số ít bạn biết rằng Việt Nam có... vịnh Hạ Long. Một số người chỉ biết rằng nước Việt Nam... chậm phát triển hơn Hàn Quốc! Anh cho biết thêm: Tối qua (12/9), chính những CĐV Hàn Quốc từng có mặt trên sân vận động trong trận chung kết chiều 11/9 ở Seoul khi gặp lại anh đã luôn miệng nói: "Chúc mừng! Chúc mừng! Việt Nam tuyệt vời!".
 
Top Bottom