*Khái niệm "truyện cổ tích":
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người
*Nội dung truyện cổ tích:
Nội dung của truyện cổ tích Việt Nam thường bao gồm các điểm sau đây
Phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình: Ăn khế trả vàng hay Sự tích cây khế, Hầm vàng hầm bạc, Sọ Dừa, Chàng Dê, Tấm Cám, Thạch Sanh, Trầu cau, Ba ông Bếp, Sao hôm - Sao mai, Đá vọng phu. Những xung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trung hơn. Cái cân thuỷ ngân, Của trời trời lại lấy đi, Diệt mãng xà...
Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân: Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Trong cổ tích, tác giả dân gian đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng, họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương.
Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân: tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức. Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làm nền tảng: Đứa con trời đánh, Giết chó khuyên chồng
* Phân loại:
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại.
Truyện cổ tích về loại vật: chuyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng...; nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa...
Truyện cổ tích thần kỳ: chuyện thần thoại chCổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội (Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ...). Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằn). Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt...)
Truyện cổ tích thế tục: Truyện tiếu lâm Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ. Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Em bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...); nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc được kiện, Làm theo vợ dặnNàng bò tót...)