bài viết số 3

C

congchualolem_b

cái này đòi hỏi bn có vốn ca dao phong phú, trong này có 1 topic có nhiều bài ca dao lắm bn có thể tham khảo, để làm đề này trước tiên bn giới thiệu ca dao Vn rất phong phú và thể hiện đc số phận của ng phụ nữ trong xã hội xưa, sau đó đưa ra 1 số câu ca dao và đồng thời phân tích làm rõ nội dung đc thể hiện trong từng bài, sau đó là nói tóm lược lại cảm nghĩ cùng số phận những ng phụ nữ đó, kết bài sẽ là tóm tắt nội dung ở phần thân bài
 
D

duongchua

nếu bạn là girl thì bạn thấy mình ra sao thì bạn cứ kể vào.Thêm vào vài chi tiết mắm muối nữa là xong.ok
 
P

phonglado187

trời, bạn nói như vậy không được đúng lắm, ban có biết bạn phuongthao610 thế nào đâu mà lại bảo áp dụng mình vào để kể, mà ngưòi phụ nữ bây giờ cũng khác phụ nữ thời xưa đó.
Theo mình thfi phần thân bài bạn nên triển khai ra các ý sau:
- Trước hết hình ảnh phụ nữ trong ca dao là hình ảnh quen thuộc.
- Số phận của người phụ nữ
- Vẻ đẹp của người phụ nư
- liên hệ, mở rộng
 
S

seagirl_41119

Tốt nhất là so sánh ng phụ nữ ngày nay và ngày xưa để làm nổi bật điều cần nói.
Giống:về vẻ đẹp tâm hồn,bề ngoài
Khác:Hiện nay:Đc quyết định hạnh phúc của bản thân,đc tham gia công việc XH,tự do,đc coi trọng,nhiều khi còn đc coi trọng hơn nam giới
Ngày xưa:Lệ thuộc,hp hok do mình quyết định,luôn bị coi rẻ,khinh thường,nhiều khi chỉ là một món hàng
 
C

catinh_cute

trời ơi , hình như mấy bạn hiểu sai đế à ,theo mình hiểu là viết về phụ nữ TRONG CA DAO cơ mà.theo mình bạn nên đưa ra những đức tính ,vẻ đẹp ,số phận...của người phụ nữ được đề cập trong ca dao.vd: chăm chỉ cần cù,bao dung ,vẻ đẹp tâm hồn,thân phận nhỏ nhoi,.....à mà cả 1 phần nhỏ phê phán thói xấu nữa chứ (cũng phải công bằng chứ,coi trọng sư thật mà ).rồi với mỗi ý dẫn chứng ca dao .vd:
''thân em như.........''
''lỗ mũi mười tám.....''
...............................chúc bạn làm bài tốt.
 
S

seagirl_41119

uhm,đề bài hok yêu cầu so sánh,thế nhưng ta có thể lấy những chi tiết nhỏ liên wan đến việc so sánh để làm nổi bật nỗi bất hạnh của ng phụ nữ xưa.Những thói hư tật xấu thì theo mình chỉ nói wa thui,nếu hok sẽ mất hình ảnh đẹp của ng phụ nữ xưa đấy........,sau khi nói về việc phê phán đó,cần nói rằng đó chỉ là tiếng phê phán nhẹ nhàng của nhân dân,có phần nói quá ,vì thế tiếng phê phán mang lại tiếng cười,.......nói chung là ca ngợi cái đẹp nhiều hơn.
Mà có khi hok kể ra cũng hok sao,vì cái đề này nó hay nói về số phận và vẻ đẹp của ng phụ nữ thui,sợ nó ra sau khi học xong ca dao yêu thương tình nghĩa,nếu thêm phần hài hước lại thành ra lạc đề
 
C

congchualolem_b

cảm nghĩ về ng phụ nữ trong ca dao thì ta chỉ đề cập tới ca dao thôi,dựa vào các câu ca dao đã đc học mà phân tích làm rõ nội dung thông qua đó nói lên số phận của ng phụ nữ ở thời xưa
 
S

seagirl_41119

Vậy việc nói đên sự phê phán của nhân dân trong ca dao hài hước có cần thiết để đưa vào hok ???????????
Nếu nói đến những hình ảnh trong chùm ca dao than thân,y thương tình nghĩa sẽ bị mất đi vẻ đẹp.Vậy rốt cuộc phải làm sao?????????
 
C

congchualolem_b

ở đây chỉ nói đến thân phận ng phụ nữ trong xã hội xưa chứ k đề cập tới ca dao yêu thương tình nghĩa, đó là phạm vi lớn hơn và rộng hơn, đề yêu cầu thế nào thì làm thế thôi k nên đi quá xa và quá rộng
 
S

seagirl_41119

ở đây chỉ nói đến thân phận ng phụ nữ trong xã hội xưa chứ k đề cập tới ca dao yêu thương tình nghĩa, đó là phạm vi lớn hơn và rộng hơn, đề yêu cầu thế nào thì làm thế thôi k nên đi quá xa và quá rộng

mình đồng ý là nên mở rộng kiến thức nhưng cũng phải tuỳ từng ban mới cần mở rộng,những ban tự nhiên hok yêu cầu wa' cao,nhưng bn vẫn chưa trả lời vấn đề mình đặt ra là có cần nói đến cái xấu,phê phán phụ nữ hok???????Rất mất hình ảnh đấy
 
C

congchualolem_b

ng phụ nữ trong xã hội cũ trong các bài ca dao chỉ có nỗi khổ, còn về cái phê phán là mặt khác của xã hội nữa,ở đây đề yêu cầu nói về ng phụ nữ tức nói về nỗi khổ mả trong ca dao ta vẫn thấy,còn về cái xâu là nằm ở ca dao châm biếm rồi, đó là 2 phạm trù khác nhau mà
 
S

seagirl_41119

uhm,vậy thì chắc chắn oy,hướng làm là hok có phần ca dao châm biếm.
Bn làm bài tốt nha!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
L

linhthu_baby

Theo mình là bài văn này cần có 2 luận điểm chính như sau:
1. Vẻ đẹp của người phụ nữ xưa (phẩm chất, tâm hồn...)
2. số phận của họ (số phân bất công, vất vả làm lụng kiếm sống nuôi chồng con...)
OK!!!
 
Q

quinhmei

>>> Trả lời phuongthao610

Đề bài là Cảm nghĩ của em về người phụ nữ trong ca dao Việt Nam, vì thế ngoài việc phân tích hình tượng người phụ nữ trong ca dao bạn cần tích cực nêu ra những ý kiến của mình. Trong phần biểu điểm của thể loại bài cảm nghĩ luôn có từ 1 đến 2 điểm cho những đoạn văn tổng kết đánh giá và nêu suy nghĩ của bản thân (yêu cầu của đoạn văn này: Người viết xưng tôi, nêu được những cảm xúc suy nghĩ phù hợp với logic bài viết, đoạn dài từ 9 đến 15 câu là tối đa).

Còn về phần phân tích, đề bài không giới hạn phạm vi dẫn chứng nên bạn phân tích có thể rộng hơn, ngòai những câu ca dao đã học. Tuy nhiên, ở mỗi câu, cần phân tích để làm sáng ý chính.

Dưới đây là một bài mẫu, (ghi chú: không phải của mình) bạn có thể tham khảo:

Trong cái bóng văn hoá phong kiến, thân phận người phụ nữ khổ nhục vì hủ nho
Những ngày tháng cũ nơi quê xưa, trai tráng làng tôi rất muốn làm theo mấy ý thơ của Nguyễn Xuân Sanh: "Cô gái Việt Nam ơi, từ buổi sơ sinh lận đận rồi. Tôi muốn nạm muôn vàn khổ cực, cho lòng cô gái Việt Nam vui".

Cách mạng bùng lên, nước nhà độc lập, thân phận người phụ nữ được giải phóng, bình đẳng cùng nam giới, đứng lên “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Giờ đây, nhìn những gương mặt rạng rỡ của người phụ nữ trên mọi cương vị, trên các diễn đàn đây đó nơi các chân trời xa xứ, trên từng góc cạnh nhỏ của quê hương, tôi không khỏi chạnh lòng, bùi ngùi nhớ lại cảnh ngộ của bà, mẹ, cô, dì, vợ và em gái hay những người yêu ta xưa, sao mà tội tình thế. Thử hồi tưởng lại qua ca dao, hò vè, nói về thân phận nữ giới.




Trong cái bóng văn hoá phong kiến cổ hủ từ phương Bắc chụp xuống theo sau các đội quân xâm lược, thân phận người phụ nữ khổ nhục vì hủ nho: "trọng nam khinh nữ"; truyền khẩu tục ngữ như: “nữ sinh ngoại tộc” tức con sinh ra là gái thì kể như bị đặt ra ngoài giòng họ, hay hôn nhân sinh con thì “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, sinh đến 10 con gái cũng kể như không sinh. Cũng vì tư duy áp đặt này đã tạo nên cảnh “làm trai năm thê bảy thiếp, đàn bà thì chí quyết một bề nuôi con”. Hủ nho cũng đề ra án lệ “tứ đức tam tòng” để khống chế người phụ nữ, phải có tứ đức là “công, dung, ngôn, hạnh” và tam tòng là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tòng phụ là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, tòng phu là phu xướng phụ tùy...

Đi mô cho thiếp đi cùng,
Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Hay

Lấy chồng thì phải theo chồng,
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo

Đến khi chồng chết còn phải tòng tử: ở mãi một mình mà thờ chồng, nuôi con. Đã có nhiều thế hệ con gái bị động buông trôi số phận:

Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Trong tình yêu và hôn nhân, thân phận của họ thật quá tội nghiệp.

Thầy với mẹ thương anh,
Em phải thương theo
Giả như chiếc tàu buồm đang chạy
Thả neo cũng phải ngừng

Cũng trong dòng văn học hủ nho đó, chữ nghĩa Hán - Nôm cũng chen vào ca dao, hò vè, những bà mẹ quê hát ru con với câu thơ Hán.

Thiên sinh nhơn, hà thiên sinh lộc
Địa sinh thảo, hà thảo mộc vô căn
Một mình em đứng giữa lòng thuyền
dưới nước trên trăng
Không biết ai vô đây mà trao duyên gởi nợ,
cho bằng thế gian
Tuổi thanh xuân gái còn đã mơ hồ trong chuyện lứa đôi, đến khi thành gia thất nếu mà chẳng may 12 bến nước, gặp “bến đục” thì còn phải kêu than tiếp:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh nờ
Đạo vợ chồng là nghĩa phu thê
Cớ làm sao anh cứ xăm xăm đi mãi chẳng chịu chờ đợi em?

Hoặc còn khổ hơn nữa

Đêm năm canh anh mê tam cúc yên lượng (một cụm từ chỉ môn đánh lú)
Ngày sáu khắc anh theo tướng, sĩ, tượng, pháo, xe
Cơi khi thiếp nói chàng nghe
Đến mỗi mô nay chừ chừ
Tay bưng nón gạo, tay xách bó củi nè thảm chưa.

Thơ Hán - Nôm còn được vận dụng vào hát ru con, diễn tả tâm trạng mỏi mòn của thân phận phụ nữ, mang tính đối vế.

Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử
Vợ thương chồng lên đứng núi Vọng Phu
Chiều chiều bóng xế, trăng lu
Nghe con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu mới gặp chàng...

Khổ mãi theo mấy chữ “tòng”, nên người con gái sau khi về phụng dưỡng nhà chồng chỉ còn biết.




Chiều chiều ra đứng ngả sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

Một cách “chơi chữ” của giới bình dân “chiều chiều” là khái niệm thời gian đối với “chín chiều” là khái niệm tâm sinh lý. Cũng như một dòng tám chữ thành ngữ: “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn” cũng có tới ba vế đối. Ướt đối với ráo, mẹ đối với con và nằm đối với lăn, rất chỉnh. Một thân phận bị hẩm hiu bất công nhưng người phụ nữ vẫn kiên trì.

Khó thời đòn gánh đè vai
Lần hồi nuôi mẹ mặc ai chê cười

Qua đó, cho thấy trong tủi nhục cũng văn hoa được, qua đau thương vẫn có ý sống để mà vượt thoát và khi có thể, cơ hội đến thì họ đã vùng dậy tạo thế đứng sánh vai cùng nam giới, hiên ngang mà tươi xinh, dịu hiền mà quyết liệt.

Xin bạn lưu ý, bài văn trên viết theo thẻ loại bình luận, chỉ phân tích một chút thôi, nên bạn đừng bê nguyên xi vào bài nha, hãy học hỏi cách phân tích dẫn chứng thôi.
Chúc bạn làm bài tốt.
 
Top Bottom