1) Cái kết đó là một lời răn dạy, cảnh báo đừng nên ép người ta vào đường cùng, vì “nhân cùng tất trả ”! Là một cách lý giải hay.
Nhưng về mặt đạo đức hành động nhẫn tâm đó không phản ánh đúng tính cách xuyên suốt của nhân vật chính . Một cái kết “có hậu”, “ơn đền oán trả”, sòng phẳng , nhưng thật ra “vô hậu”, phi nhân tính .
- Kết truyện ở sách giáo khoa lớp 10 ( bản mới ):
“…Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”
- Kết truyện hoặc trong bản gốc truyền miệng:
“Tấm sai người đào một cái hố, nện đất thật kỹ, bảo con Cám tụt xuống, rồi Tấm sai người đem nước sôi giội vào con Cám, con Cám chết còng queo dưới hố. Tấm đem xác con Cám làm mắm gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ con Cám lấy làm sung sướng, ngày nào mụ cũng giở mắm ra ăn, khen lấy khen để... Đến ngày gần hết, nhòm vào chĩnh mụ mới nhìn thấy đầu lâu con mình... mụ uất lên, ngã vật xuống đất, hai mắt nhắm nghiền và tắt thở
2)“…Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc. Tấm sai người chặt xác của cám ra làm 8 khúc, lấy thịt làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn. Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ không nghi ngờ gì mà vẫn cứ ăn. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và hót:
"Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?" . Mẹ Cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gởi cho mình thật ra là thịt của Cám. Quá đau khổ, bà ta hoá điên chạy ra khỏi nhà và bị sét đánh chết.
Chúng ta đều biết rằng truyện Tấm - Cám là truyện cổ thần kỳ dân gian. Mà đã là dân gian thì hẳn có nhiều dị bản. Ngay từ thời tuổi nhỏ của tôi, tôi cũng được nghe nhiều cái kết truyện khác nhau. Tôi còn nhớ mẹ tôi kể rằng:
“…Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên dò hỏi, Tấm đùa rằng: Nhờ tôi tắm nước sôi mà trắng đẹp thế đấy. Cám nghĩ rằng năm lần bảy lượt Tấm chết đi mà vẫn tái sinh, chắc hẳn phải có bí quyết thần kỳ, với tính thật thà, Tấm chưa hề nói dối nên cả tin, liền sai người nấu một nồi nước sôi to và nhảy vào tắm. Cám chết còng queo. Sau khi chết, Cám hóa thành một con quạ đen Nhân việc Cám chết, người phục vụ cho Cám bấy lâu cũng bị mẹ con Cám hành hạ bạc đãi sinh căm hận, liền nảy ra ý định làm mắm xác Cám gởi về cho mẹ Cám ăn và bảo rằng do Cám gởi về. Bà ta tưởng quà quý của con từ cung vua gởi về thật nên chẳng nghi ngờ, đem ra dùng và khen lấy khen để. Cứ mỗi lần như thế thì con quạ bay đến đậu bên cửa sổ hót rằng:
Ngon ngỏn ngòn ngon/ Mẹ ăn thịt con giòn giòn béo béo. Bà ta đuổi quạ đi. Đến khi chĩnh mắm vừa cạn thì chiếc đầu của Cám hiện ra. Quá thương cảm với cái chết thảm của con, lại đau đớn dằn vặt vì chính mình lại ăn thịt con mình, mụ ta vật vã , đau khổ, uất khí, nôn thốc nôn tháo, không ăn uống đến khi nôn cả ruột gan, dạ dày lộn ngược ra mà chết.
Với việc nhiều dị bản như vậy có thể cho ta một suy luận rằng: phải chăng từ lâu đã có nhiều người thấy được cái kết truyện có sự “bất ổn” nên họ cũng muốn sửa lại cho hợp lý hơn ? và đó là lý do tam sao thất bản.
Cái kết của mẹ tôi kể giữ được tính xuyên suốt về tính cách nhân vật, vẫn một cô Tấm hồn hậu vị tha vô tư, không thủ đoạn rắp tâm trả thù tàn ác, mà Cám chết là do cô ấy tự chuốc lấy. Chính lòng tham, lòng ghen tỵ đã khiến cô ấy tin mù quáng, (và có thể có quyền lực siêu hình nào đó buộc Cám phải tin và làm như vậy) . Việc làm mắm gởi cho mẹ Cám cũng do một nhóm người vì quá yêu mến Tấm, căm ghét sự tàn ác của mẹ con Cám thực hiện. Tấm hoàn toàn không nhúng tay trực tiếp vào tội ác. Luật nhân quả thể hiện rõ. Ác như mẹ con Cám trời không dung, đất không tha