Văn mẫu 12 [Bài văn] Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

BÀI LÀM

Nhắc đến tuyển tập truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam thì không thể không nhắc đến tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Tác phẩm ấy là tác phẩm xuất sắc nhất, là thông điệp hùng hồn giàu triết lý nhân sinh của ông đối với sự chuyển biến của xã hội trong giai đoạn 1930 – 1945. Nó đã cùng song hành và kỷ lục lại một giai đoạn lịch sử đầy thối nát, giả dối, một giai đoạn mà văn học hiện thực phê phán lên ngôi.

Thời kỳ khủng hoảng 1930 – 1945 đã qua đi nhưng vĩnh viễn đọng lại trong lòng những người chứng kiến về một thời kỳ thăng trầm, đầy biến động của một xã hội cường hào áp bức và bạo lực u ám. Tại thời điểm ấy, con người bị tước đoạt đi quyền sống còn, quyền làm người và bị đẩy vào bước đường cùng bởi sưu cao thuế nặng, bởi bạo lực cường quyền, bởi những lời vu oan giá họa vô lý. Một xã hội thối nát ấy được kể được tả qua góc nhìn của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Anh vốn là người nông dân lương thiện, bị thời thế xô đẩy, bị cường hào ác bá hành hạ rồi dồn vào con đường lưu manh hóa. Qua cuộc đời của Chí, một bức tranh hiện thực u ám được phác họa lại, một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật cùng vòng tròn vận mệnh xót xa khiến trái tim người đọc nhức nhối, khiến tất cả chúng ta vĩnh không thể lãng quên. Tất cả chúng được quyện lại để trở thành một trong những kiệt tác xuất sắc nhất trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

Tác phẩm mở màn bằng bóng dáng say rượu, bằng những tiếng chửi trời, chửi đời, chửi những ai không chửi nhau với hắn, bằng cái xuất thân bí ẩn chốn lò gạch bỏ hoang của hắn. Từ thuở ấu thơ, Chí bơ vơ không nơi nương tựa, hết đi ở nhà này sang đi ở cho nhà khác để kiếm sống. Hắn lớn lên như cỏ dại ven bờ chẳng được ai dạy dỗ, cũng chẳng được ai ban phát cho chút tình thương nào. Cuộc đời bần cùng và bất hạnh đó không dừng lại ở việc hắn không sống một cuộc đời bình thường nghèo khổ mà bị xã hội cướp đi sự lương thiện, bị sa đọa thành một gã lưu manh và bị cộng đồng dân làng gạt bỏ ra khỏi thế giới con người một cách phũ phàng, vô nhân tính.

Kẻ gây bi kịch cho cuộc đời của Chí là bá Kiến – một tên ác bá thống trị trong làng. Vì ghen mà tên Lý Kiến đày Chí đi tù. Những năm tháng sống ở trong tù khiến tâm hồn trong sáng bị nhuộm đen, khiến bản tính lương thiện của Chí ẩn nấp đi và thay vào đó là một gương mặt quái dị, hung tợn cùng một bản tính lưu manh, côn đồ. Thấy được sự chuyển biến của Chí, bá Kiến dùng thủ đoạn cùng sức mạnh đồng tiền để sai khiến anh, biến anh thành con dao thực thi những việc mà hắn không muốn tự tay làm lấy.

Chí Phèo là hóa thân của nỗi đau khổ trong giai cấp nông dân thời bấy giờ. Sinh ra là người nhưng không được làm người. Hắn dùng rượu giải khuây, dùng rượu để quên đi thực tại, để dễ dàng rạch mặt ăn vạ, để dễ dàng đập đầu, chửi bới, dọa nạt trong cái cơn say vô cùng vô tận ấy. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một con quỷ ác độc phá hủy biết bao cơ nghiệp của dân làng, một con quỷ đập tan bao cảnh yên vui nhà cửa, một con quỷ hủy hoại, làm tan chảy đi phần lương thiện trong con người của làng Vũ Đại.

Rồi trong một lần say rượu triền miên ấy, Chí Phèo gặp Thị Nở, một người đàn bà cũng bị cái làng Vũ Đại này gạt bỏ ra rìa. Tình yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã thức tỉnh cái phần người lương thiện đã ngủ say bấy lâu nay trong Chí. Hắn bỗng nhiên nhìn thấy ánh nắng mặt trời, bỗng nhiên nghe tiếng chim ca ríu rít, bỗng nhiên nghĩ đến hắn đã ở cái tuổi xuống dốc của cuộc đời. Từ một lối sống u ám trong kiếp sống thú vật, Thị Nở là ánh sáng hy vọng duy nhất trong cuộc đời Chí, là cầu nối của Chí với dân làng, là người khơi gợi lại một ước mơ về một gia đình nho nhỏ. “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm…”

Nhưng khát khao cháy bỏng được sống cuộc đời bình thường, được hòa nhập lại với dân làng của Chí vừa bốc cháy thì lại bị dập tắt bởi những định kiến, những cấm đoán của xã hội mà đại diện cho thế lực đó là bà cô Thị Nở. Hắn lại một lần nữa bị vứt bỏ, một lần nữa từ đỉnh cao hy vọng rơi thẳng xuống vực thẳm tuyệt vọng, hắn rưng rức khóc, thật sâu cảm nhận được vận mệnh chông gai cùng bi kịch không lối thoát của mình. Hắn gào lên trong tuyệt vọng, hắn vác dao đi tìm bá Kiến để hỏi tội. Sự phẫn uất, căm thù tột cùng cái xã hội ấy đã khiến Chí Phèo giết chết bá Kiến rồi tự sát, tự hủy hoại bản thân mình để thoát khỏi cái bi kịch lặp đi lặp lại trong vận mệnh của mình. Đồng thời đây cũng là cách duy nhất mà Chí dùng để phản kháng, để trỗi dậy và để từ bỏ một lối sống của kiếp thú hoang dơ bẩn ấy.

Qua hình tượng của nhân vật Chí Phèo, Nam Cao nêu lên quan niệm sống của con người. Làm sao để chân chính sống trong một xã hội phi nhân tính? Làm sao để có thể chân chính sống khi mà xã hội ruồng bỏ? Từng tầng từng tầng triết lý sâu sắc được lột bỏ, được vén màn dưới ngòi bút hiện thực đầy nghệ thuật độc đáo của Nam Cao, dưới góc nhìn đa chiều về tâm hồn con người nông dân trong xã hội đương đại. Tất cả những điều này làm nên Nam Cao, làm nên những tác phẩm bất hủ của ông.

Tác giả: @baochau1112

 
  • Like
Reactions: wyn.mai

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

BÀI LÀM

Xã hội phát triển kéo theo nhiều thể loại văn học khác đồng thời phát triển. Nhưng văn xuôi vẫn luôn là dòng văn học được nhiều thế hệ nghệ sĩ chăm chút. Có thể kể đến những nhà văn đại diện cho thể loại này như Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Nhật Ánh,… Trong đó, truyện “Hai vận mệnh” của Nhã Linh là một tác phẩm khiến cộng đồng cây bút trẻ thổn thức không thôi về những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, về những góc tối trong xã hội đương thời.

An Nhiên là một cây bút trẻ trong làng văn học Việt. Với vốn sống phong phú của mình, từng câu chuyện của chị là từng bài học thấm đẫm tình người. Khác với dòng văn học của trẻ thơ như Nguyễn Nhật Ánh, văn của chị dành cho người trưởng thành, dạy cho con người về bài học ứng xử, về những triết lý giáo dục phù hợp với xã hội hiện đại.

Về nội dung, tác phẩm Hai vận mệnh viết về nhân vật Ly. Sinh ra trong trại trẻ mồ côi, hơn ai hết Ly khát khao tình thương của gia đình. Đối lập với Ly là Nghĩa – một cậu bé có gia đình nhưng hôn nhân đổ vỡ khiến cậu bị họ đưa vào trại trẻ mồ côi và bắt đầu một cuộc gặp gỡ vận mệnh. Ly là đứa trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng rất đỗi tinh tế và giàu lòng nhân ái. Ngược lại, Nghĩa là một đứa trẻ âm u, thường xuyên đánh nhau lại mang bản mặt ai cũng thiếu tiền hắn nhưng thực chất lại là một người khát khao cháy bỏng tình yêu thương và đồng thời chiếm hữu cực cường những gì hắn nhận định là thuộc về hắn.

Trên con đường trưởng thành, Ly là cầu nối của Nghĩa với xã hội này. Tuy nhiên, ông cán bộ xã lại cho rằng Ly là đứa lại nghèo lại bần như bao đứa trẻ mồ côi khác trong trại nên ông luôn xử sự khắc nghiệt, buộc Ly phải từ bỏ con đường đại học mà bắt đầu học nghề và đi làm. Nghĩa được gia đình của cha tiếp về nhà, học lên cao và quản lý cửa hàng. Hai con người hai vận mệnh khác nhau tưởng chừng đều rẽ hướng khác nhau, một người trên trời, một người dưới đất nhưng cuộc đời trêu ngươi khi Nghĩa không được gia đình mới chấp nhận, bị xã hội này tính kế mưu hại và tống cổ vào trong một căn nhà trệt với căn bệnh bại liệt quái ác.

Gặp lại nhau sau ba năm với tư cách hàng xóm, Ly hồn nhiên chăm sóc Nghĩa như những ngày ấu thơ. Mười năm săn sóc trên giường bệnh, mười năm ngược xuôi tìm kiếm bệnh viện trị liệu, mười năm cam nguyện làm đứa ở cho tên bác học điên chỉ để tìm kiếm hy vọng trị tận gốc căn bệnh bại liệt ác tính, Ly vẫn là đứa trẻ thiện lương năm ấy nhưng đã có thêm vài phần chững chạc của người trưởng thành. Nhưng ngược lại với Ly, Nghĩa lại âm trầm tính kế khiến cơ nghiệp gia đình xuống dốc không phanh, nắm nhược điểm của đồng bọn mà đẩy anh em cùng cha khác mẹ vào chốn cờ bạc, ma túy rồi lại vào lao tù. Càng thấy Ly vất vả thì hắn càng căm hận xã hội, căm hận cái thân thể tàn phế của chính mình và căm hận cái tên bác học điên luôn cấy ghép cơ thể động vật, thực vật, máy móc và con người vào với nhau để tạo nên một cơ thể mới.

Trong một lần Ly suýt bị trở thành công cụ thí nghiệm, mất đi cơ hội làm người, mất đi ý thức của một sinh vật sống, Ly được cha của Nghĩa cứu. Một người đàn ông mất đi tổ ấm gia đình, vợ điên loạn, giãy giụa trong bệnh viện tâm trí, con cả bị bại liệt sống vất vưởng qua ngày, con thứ đứa thì ở trại cai nghiện, đứa thì ở lao tù luôn bị đánh đập thường xuyên khiến nếp nhăn trong ông hằn sâu trong gương mặt chỉ người đàn ông chỉ vừa bước qua tuổi bốn mươi. Ông rơi vào hoàn cảnh này lại do chính đứa con cả của mình một tay bày mưu tính kế dựng nên. Ông tìm đến Ly, kể cho cô nghe về mối tình đầu của mình, kể cho cô về người vợ những tưởng keo sơn gắn bó lại con cờ của bọn cầm quyền muốn chiếm lĩnh gia tài bạc tỷ của gia đình ông. Ông thương con, xuất sắc trong thương trường nhưng lại không biết cách dạy con khiến từng đứa từng đứa mất đi bản tính con người, mất đi năng lực suy nghĩ hay thậm chí là mất đi năng lực sinh hoạt nhất trong cuộc sống đời thường. Ông thất bại, một người thất bại triệt để khiến gia đình cùng cơ nghiệp sụp đổ trong nháy mắt.

Như một con cáo già, ông tìm đến Ly như một cách để tu bổ lại quan hệ cha con với Nghĩa rồi lại vứt bỏ cô để liên hôn, để kết nối lợi ích với công ty khác mà xây dựng lại cơ nghiệp. Nhưng mất đi Ly thì dù có thể đứng lên, sinh long hoạt hổ như người thường thì Nghĩa lại như một con dã thú, gặp người thì cắn, gặp người thì đả thương, thì tính kế, thì mưu hại. Lúc bấy giờ, Ly quá mỏi mệt khi luôn bước tiếp, luôn trộn lẫn trong cuộc sống của Nghĩa với năng lực học tập cũng như làm việc ít ỏi của mình. Cô rời khỏi quê hương, rời khỏi cái nơi gắn liền với tuổi thơ, tuổi thanh xuân tươi đẹp, rạng ngời của mình mà làm việc. Cô tự tay tìm nuôi những đứa trẻ lang thang trên đường phố rồi dạy chúng thành người nhưng ngờ đâu lại bị bắt lại, bị tra tấn bởi băng đảng xã hội đen vì những đứa trẻ ấy là công cụ mưu sinh của bọn chúng mà đứng đầu lại là mẹ Nghĩa. Từ phẫn nộ biến thành tuyệt vọng rồi cuối cùng là chết lặng, Ly được bác học điên cứu ra và đồng thời trở thành công cụ thí nghiệm tuyệt hảo của ông.

Hai năm tìm kiếm Ly trong cơn phẫn nộ, anh lại khám phá ra bí mật của mẹ mình, lại phát giác ra hàng loạt sự thật cay đắng. Anh thất vọng đến mức quyết định phơi bày sự thật ra ánh sáng, đẩy cha mẹ vào lao tù, đưa tên bác học điên ấy vào trên bàn phẫu thuật và chịu đựng nỗi thống khổ tột đỉnh của những kẻ từng bị hắn giải phẫu qua. Trong cơn mơ màng ấy, Ly thầm thỏ thẻ, cô sợ rồi, cô thật sự sợ rồi, cô không dám, cô thật sự không dám nữa, không dám quen Nghĩa, không dám yêu Nghĩa, không dám bước cùng Nghĩa bởi từng bước từng bước sánh vai với anh là từng bước từng bước đưa cô tiến gần hơn với địa ngục. Tại thời khắc ấy, những lời nói của Ly như gáo nước lạnh làm Nghĩa bình tĩnh trở lại và ngẫm lại cuộc đời, một cuộc đời thê lương bị tính kế hàng loạt không gì sánh nổi.

Nghĩa từ bỏ con đường mà cha ruột vạch sẵn cũng như từ bỏ nhân mạch mà mẹ ruột chuẩn bị, anh đưa Ly về quê nhà tự tay chăm sóc, tự tay chữa trị cho cô. Mười năm tận tay chiếu cố, mười năm tự học, tự nghiên cứu để chữa lành vết thương lòng, vết thương thân thể của cô. Nhưng chưa đợi hai người hòa giải thì đứa trẻ năm đó Ly nhận nuôi một lần nữa xuất hiện và tìm cách đồng quy vu tận cùng cô. Bởi vì chính cô đã gián tiếp hủy hoại hậu trường của hắn, hủy hoại cuộc đời hắn, hủy hoại tất cả những gì hắn có chỉ bởi tình thương mà cô dành cho hắn. Yêu thương một người cũng là sai ư? Giúp đỡ một người cũng là sai ư? Vậy thì sau tất cả, trong cả cuộc đời, cô đã đúng cái gì?

Từng câu hỏi xoay quanh khiến Ly hoàn toàn mất ý thức, mất đi khả năng tự chủ về cuộc đời. May mắn tại thời điểm ấy, Nghĩa xuất hiện và thức tỉnh cô như cách mà cô đã thức tỉnh hắn ở cái năm tám tuổi bị bỏ rơi, ở cái năm hai mươi lăm tuổi bị bại liệt. Ly òa lên nức nở như ngày còn bé cô bị bắt nạt rồi Nghĩa vỗ về bảo có hắn ở đây rồi. Ly vỡ lẽ ra mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, cô không thể quy kết ai cũng như ai, không thể tùy tiện giúp người, không thể tùy tiện bán rẻ sự thiện lương nhưng đồng thời không thể từ bỏ hy vọng, từ bỏ sơ tâm thiện lương ban đầu.

Tác phẩm khép lại với sự tỉnh ngộ của Ly và của sự kiên định của Nghĩa, hai nhân vật, hai tính cách cùng hai vận mệnh hoàn toàn tương phản nhau lại cột vào nhau, lại tựa vào nhau mà tiến lên, mà sống sót trong xã hội đầy cạm bẫy và bất cận nhân tình đó. Không phải ai cũng xứng đáng để nhận được yêu thương, không phải ai cũng xứng đáng với những nỗ lực trả giá của chính mình và không phải sự thiện lương nào cũng hiển nhiên mà mỗi người chẳng biết quý trọng.

Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.

BÀI LÀM
Là một nhà văn lớn của thi đàn văn học Việt Nam, Tô Hoài sở hữu một khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học hiện đại giá trị. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm cùng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm xuất sắc của kho tàng văn học nước nhà.

Mở màn cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ là về cuộc sống đầy bi kịch của nhân vật Mị khi cô luôn ở trong trạng thái buồn rười rượi dù là làm việc ngoài đồng áng hay làm việc trong nhà thống lí Pá Tra. Cùng sống dưới một mái nhà nhưng Mị chẳng hề sở hữu một cuộc sống sung túc vốn có của con dâu nhà thống lí mà là một nô bộc không hơn không kém, lẻ loi mà sống, mà làm việc để phục vụ cha con thống lí. Mị vốn từng là cô gái giỏi thổi sáo, giỏi uốn chiếc lá trên môi “thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Nhưng hoàn cảnh trớ trêu khiến Mị phải bán mình cho thống lí Pá Tra, trở thành vợ A Sử và bắt đầu cho một số phận đau khổ, bất hạnh nhưng cũng lặng ẩn sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

Mị vốn là cô gái hồn nhiên, yêu đời, nhạy cảm, khát khao yêu thương nhưng vì cha mà trở thành nô lệ, bị bóc lột cả về thể xác lẫn tinh thần, sống lầm lũi như con rùa trong xó cửa, như cái xác không hồn, như cỗ máy chỉ biết làm việc và làm việc. Mị từng chạy trốn về nhà, muốn dùng cỏ đay tự sát nhưng vì cha mà Mị ở lại, Mị từ bỏ cuộc sống màu hồng tươi sáng và chấp nhận bị giam cầm ở nhà thống lí.

A Phủ là một chàng trai xuất thân mồ côi, phải đi ở cho nhà thống lí mà suốt ngày đều bị bắt quỳ, bị đánh chửi, bị lăng nhục. Một cuộc đời bất hạnh và tang thương của A Phủ đã thôi thúc cậu tìm cách phá bỏ cái lồng giam hiện thực ấy, mở ra lối thoát, hướng về một tương lai tươi sáng hơn. Ấy là lý do tại sao mà trong đêm tình mùa xuân, Mị thức tỉnh trái tim thuần khiết, thiện lương, cởi bỏ dây trói cho A Phủ thì anh lập tức quyết định rời bỏ vùng đất này. Ấy là lý do tại sao mà Mị không hề chần chờ mà chạy theo A Phủ, mà bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới, xa rời cái nơi đầy rẫy cạm bẫy và áp bức. Từng câu từng chữ mà Tô Hoài thể hiện trong Vợ chồng A Phủ là từng câu từng chữ thấm đẫm tình người, gieo vào lòng người nỗi niềm thương cảm, gieo vào lòng người hạt giống tình thương. Bằng lăng kính trái tim yêu người, cảm thông với con người, Tô Hoài đã thành công đi sâu vào thế giới nội tâm con người và tìm ra lối thoát thực tế mà họ luôn hướng đến.

Mỗi tác phẩm của Tô Hoài đều mang một tấm lòng yêu thương giữa người với người. Đồng thời, nó phê phán, tố cáo xã hội hiện thực tàn bạo, bất công lúc bấy giờ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tác phẩm mang giá trị hiện thực cùng giá trị nhân đạo cao cả. Nó thể hiện một sự trân trọng khát vọng của con người, mở ra một hướng đi giải phóng bản thân, giải phóng số phận con người khỏi những xiềng xích, lồng giam của bọn thống trị. Ngoài ra, những tác phẩm của Tô Hoài được viết bằng lối kể lôi cuốn, nghệ thuật miêu tả chuyển biến tâm lý cùng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật sinh động, độc đáo. Từng thủ pháp tương phản về hoàn cảnh và số phận, về ngoại hình và nội tâm, về hành động và tâm hồn được sử dụng vô cùng nhuần nhuyễn và thành công tái hiện lại cuộc đời và khát vọng hạnh phúc cũng như tình yêu của Mị và A Phủ.

Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài thể hiện sâu sắc những triết lý sống nhân văn, cao cao. Đồng thời cũng thể hiện niềm cảm thông của mình đối với cuộc đời bấp bênh của đồng bào dân tộc thiểu số cũng như lên án những thế lực phong kiến miền núi. Qua đó, ông khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cùng khát vọng hạnh phúc của con người nơi đây.

Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom