Văn 9 Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
  • Đề 1: Đóng vai 1 nhân vật em yêu thích trong văn bản '' Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ) để kể lại cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương.
  • Đề 2: Đóng vai nhân vật em yêu thích trong văn bản đoạn trích hồi thứ 14 trong tác phẩm''Hoàng Lê Nhất Thống Chí" (Ngô Gia Văn Phái) để kể lại trạn thắng hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược của vua Quan Trung.
Đừng chép mạng ạ. Em đang cần rất gấp.

 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
*Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
  • Đề 1: Đóng vai 1 nhân vật em yêu thích trong văn bản '' Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ) để kể lại cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương.
  • Đề 2: Đóng vai nhân vật em yêu thích trong văn bản đoạn trích hồi thứ 14 trong tác phẩm''Hoàng Lê Nhất Thống Chí" (Ngô Gia Văn Phái) để kể lại trạn thắng hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược của vua Quan Trung.
Đừng chép mạng ạ. Em đang cần rất gấp.
Chào em, em tham khảo dàn bài sau em nhé!
+Mở bài:
– Giới thiệu quá trình gặp gỡ nên vợ thành chồng giữa Vũ Thị Thiết và chàng Trương. Tôi sinh ở một gia đình quê ở Nam Xương. Cha tôi chẳng may mất sớm, nhà chỉ còn lại một mình mẹ và tôi. Hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ luôn muốn tôi lấy vợ sớm để bà có cháu bồng bế, thêm người cho vui cửa vui nhà.
– Giới thiệu qua về người con gái Vũ Thị Thiết, nàng là người như thế nào?
+ Thân bài:
– Quá trình sống chung sau khi kết hôn như thế nào?Năm tôi vừa tròn 19 mẹ đã tìm người mai mối rồi cưới cho tôi một cô gái vô cùng xinh đẹp, nổi tiếng đảm đang ở trong vùng tên là Vũ Thị Thiết.
– Vì sao chàng Trương Sinh phải đi xa? Niềm vui ngắn chẳng đầy gang, tôi cưới vợ chưa được bao lâu, khi vợ tôi đang bụng mang dạ chửa, thì giặc xâm lăng kéo tới, theo lời kêu gọi của quan chức địa phương tôi phải lên đường tham gia đánh giặc
– Vũ Nương ở nhà đã làm gì?Năm tháng trôi đi, mẹ tôi ở nhà ngóng chờ con trai trở về, vì thương nhớ con nhiều quá nên bà ốm nặng, tuổi già sức yếu nên dù đã cố gắng thuốc thang nhưng mẹ tôi vẫn không qua khỏi. Một mình vợ tôi lo chăm con nhỏ, rồi lo lắng việc tang gia cho mẹ tôi vô cùng tươm tất.
-Sau khi chàng Trương về mọi chuyện như thế nào?Ngày tôi đánh tan giặc Chiêm trở về. Vừa tới cổng nhà nghe người hàng xóm thông báo tin dữ mẹ tôi đã qua đời hơn nửa năm trước tôi đau khổ tột độ.
– Vì sao chàng Trương nổi ghen? Trong lúc tôi cõng con trai đi thăm mộ mẹ, trên đường đi nó cứ khóc suốt không chịu nhận tôi là ba nó. Nó còn đấm thùm thụp vào lưng tôi bảo “Thả tôi ra ông không phải là ba tôi. Ba tôi đêm nào cũng tới”
– Chàng Trương đã hành xử như thế nào với vợ? Tôi không thể chịu nhục chịu vợ cắm sừng, rồi mai đây mọi người trong làng biết thì tôi còn mặt mũi nào mà nhìn ai nữa. Nghĩ vậy tôi nhất quyết đuổi vợ ra khỏi nhà.

– Vũ Nương đã làm gì để minh oan cho mình?Vợ tôi bị đuổi ra khỏi nhà, vợ tôi tắm rửa sạch sẽ, rồi thay xiêm y ra thành Hoàng Gia ngửa mặt than trời xin ông trời nếu như ông có mắt thì hãy chứng giám cho sự trinh tiết đức hạnh của nàng. Rồi vợ tôi trẫm mình xuống sông tự tử.

– Tình huống Vũ Nương được giải oan với chồng?Tôi cũng không ngủ được nên dậy thắp ngọn đèn lên cho sáng sủa. Khi nhìn thấy bóng của tôi trên vách tường thằng bé Đản con trai tôi mừng rỡ khoe tôi “cha con đó”.

– Cuộc gặp gỡ của Vũ Nương với Phan Lang người cùng quê như thế nào? Một hôm người này đi biển bị lật thuyền được một cô gái cứu giúp, hỏi ra mới biết cô gái này chính là vợ tôi. Vợ tôi vì oan khuất mà tìm tới cái chết làm lay động vua thủy cung, nên nàng được cứu vớt. Nàng có nhờ Phan Lang nhắn với tôi rằng: “Chàng hãy lập đàn giải oan cho thiếp, thiếp sẽ hiện về và đầu thai kiếp khác.
+ Kết
– Tâm trạng của chàng Trương khi biết vợ bị oan mà chết như thế nào? đau đớn nhìn cảnh vật trên sông, chỉ vì ghen tuông mù quáng mà tôi đa làm hại vợ mình giờ con tôi không còn mẹ, tôi thì mất vợ.
– Bài học rút ra cho bản thân và mọi người sau câu chuyện này là gì?
Chúc em học tốt.
Chào em, yếu tố nghị luận có thể nằm ở cuối bài/ phần kết bài khi nhân vật Trương Sinh thể hiện những suy ngẫm về hành động của bản thân mình: Không nên vội vàng, hấp tấp phải suy nghĩ thật kĩ mọi chuyện...
Chào em, em có thể sử dụng yếu tố nghị luận ở bất cứ phần nào trong bài giảng. Yếu tố đó nằm ngay trong quá trình Vũ Nương - Trương Sinh tranh luận với nhau, Vũ Nương đã sử dụng những lập luận để chứng minh mình là một người đoan trang, phẩm hạnh em nhé.
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Hóa thân vào người lính Tây Sơn kể lại chiến thắng Ngọc Hồi qua đoạn trích "Hồi thứ 14 - Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái.
Gợi ý làm bài
I. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể.
Ví dụ:
Thời gian trôi qua, chiến thắng Ngọc Hồi của thế kỉ 18 đã lùi về quá khứ nhưng tôi không quên được những ngày tháng ấy khi tôi còn là anh lính trong đạo quân chủ chốt của vua Quang Trung. Nhớ đến, tôi luôn hãnh diện và tự hào!
II. Thân bài
*
- Vị cứu tinh của dân tộc thuở ấy là Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn. (Viết đoạn văn miêu tả Quang Trung)
- Ngày 22 tháng 11 năm Mậu Thân, Tôn Sỹ Nghị chiếm Thăng Long. Tướng Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ ở núi Tam Điệp.
- Ngày 24, Nguyễn Huệ được tin cấp báo, ngày 25 lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
- Nguyễn Huệ đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 đến Nghệ An, tuyển thêm một vạn quân tinh nhuệ. Nguyễn Huệ tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, vạch trần “mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện” và “kêu gọi tướng sĩ đồng tâm, hiệp lực, để dựng nên công lớn”.
- Vua chia quân làm 5 doanh rồi thần tốc ra Tam Điệp hội quân với cánh Ngô Văn Sở. Quang Trung chia quân làm 5 đạo, cho quân ăn tết Nguyên Đán trước, “bảo kín” với các tướng soái đến tối 30 thần tốc đánh quân Thanh, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
*
- Quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ. Đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua thúc quân đuổi theo, tới Phú xuyên thì bắt sống được hết.
- Nửa đêm 3 tháng Giêng năm 1789, tới làng hà Hồi, vua cho quân vây kín làng ấy, bắc loa...
(Tương tự kể lại chi tiết trận đánh với niềm tự hào của người trong cuộc - là người lính)
*
- Bằng tài chỉ huy thao lược của vua Quang Trung, các đạo quân của chúng tôi tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sỹ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.
III. Kết bài: Suy ngẫm của người lính về thời đại Quang Trung và cuộc sống hôm nay.

Hoàng Lê Nhất Thống Chí là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê , đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi , gồm 17 hồi nhưng hồi thứ 14 là hồi tái hiện lại chân thật , sinh động của vua Quang Trung đại phá quân Thanh .
Nguyễn Huệ là một con người có hành động mạnh mẽ , quyết đoán . Nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long , Nguyễn Huệ " định thân cầm quân đi ngay " . Các tướng sĩ đều khuyên ông hãy vì " chính vị hiệu " lên ngôi hoàng đế trước đã . Ông lấy làm phải , lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung . Lễ xong , ông hạ lệnh xuất quân đến Nghệ An huyện La Sơn , ông hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp về việc đem quân ra đánh , Thiếp trả lời rằng ông đi ra chuyến này , không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị đánh tan . Vua Quang Trung vui mừng lắm và sai đại tướng Hám Hổ Hầu kén lính , trong thời gian ngắn , ông đã được hơn vạn quân tinh nhuệ . Rồi sau đó vua mở cuộc duyệt binh , phủ dụ quân lính , lời phủ dụ khẳng định chủ quyền dân tộc : " Trong khoảng vũ trụ , đất nào sao ấy " , tố cáo tội ác của quân xâm lược phương Bắc " cướp bóc , giết hại , vơ vét " , kêu gọi sự " đồng tâm hiệp lực " giết giặc của tướng sĩ . Lời phủ dụ ngắn gọn nhưng ý tứ phong phú có tác động sâu sắc đến truyền thống yêu nước và ý chí quật cường . Khi đến núi Tam Điệp , Sở và Lân ra đón , đều xin chịu tội vì Quang Trung đánh mà bỏ chạy . Quang Trung " quân thua chém tuớng " nhưng ông không luận tội vì biết sở trường của tướng sĩ mình . Lời phủ quân lính cũng như việc không luận tội Sở , Lân cho thấy Quang Trung là người sáng suốt phân tích tình hình thời cuộc cho thấy trí tuệ sáng suốt , nhạy bén.
Mới khởi binh đánh giặc nhưng vua Quang Trung " phương lược tiến đánh đã có sẵn " . Ông còn lập kế hoạch ngoại giao nhà Thanh sau chiến chứng tỏ ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trong rộng của một vị chủ soái tài trí phi thường .
Đêm 30 Tết chị Dậu - 1789 , sau tiệc khao quân , ông hẹn với tướng sĩ mồng 7 Tết sẽ vào thành . Khi đem quân đến sông Thanh Quyết , bắt giết hết quân Thanh do thám nên tin tức ông ra Bắc không bị lộ .
Nửa đêm mồng 3 Tết , vua Quang Trung dùng mưu trí để chiếm gọn làng Hà Hồi chỉ trong chốc lát.
Thừa thắng xông lên , Quang Trung tiến sát đồn Ngọc Hồi tổ chức dàn trận hình chữ "nhất" . Bị đánh bất ngờ , quân Thanh chống không nổi , bỏ chạy tán loạn , giày xéo lên nhau mà chết , thây nằm đầy đồng , máu chảy thành suối , còn Thái thú Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết . Giữa trưa mồng 5 , trong chiếc áo bào đỏ xạm đen khói súng , vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long . Lúc bấy giờ ở Thăng Long vua Lê và Tôn Sĩ Nghị chỉ biết yến tiệc , " nào hay , cuộc vui chưa tàn , cơ trời đã đổi " . Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống phải gấp rút chạy sang bờ bắc thoát thân .
Không chỉ ghi lại sự kiện lịch sử , các tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí còn chú ý miêu tả từng hành động , lời nói của nhân vật . Qua đó , hình ảnh Nguyễn Huệ - Quang Trung được khắc hoạ thật lẫm liệt trong chiến trận tài dụng binh như thần .
Với lối kể chuyện sinh kết hợp miêu tả ấn tợng về tài năn trí tuệ của người anh hùng Nguyễn Huệ , hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí như những trang giấy vàng ghi những hiểm hách của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc .
Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:

Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!
 
Last edited:
Top Bottom