Văn mẫu 8 [Bài văn] Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.

BÀI LÀM

“Ầu ơ, Bồng bống bông bông
Lớn lên con phải cố công học người
Học là học đạo học đời,
Con đừng lêu lổng kẻ cười, người chê.”​
Giai điệu êm ả, thân thương trong từng lời mẹ ru à ơi ví dầu đã ăn sâu vào tận gốc rễ, vào tận linh hồn của mỗi người con đất Việt từ thuở lọt lòng. Ca dao dân ca được lưu truyền từ ngàn đời qua nhiều hình thức khác nhau qua nhiều thời đại, đặc tả đời sống nội tâm của con người và trở thành một đặc trưng riêng của văn học Việt Nam nói riêng và của truyền thống văn hóa nói chung.

Qua nhiều thế hệ, ca dao được biết đến ở hiện đại như là thể loại thơ trữ tình. Nó bao quát từ phong tục tập quán đến đời sống thường nhật của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Song song với đó, nó thể hiện đạo đức, phẩm giá và kinh nghiệm sống qua những câu từ giản dị, đơn giản. Ca dao phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi lĩnh vực nhưng đồng thời ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì có những đề tài khác nhau. Chẳng hạn như giáo dục con trẻ thì có những bài ca dao hát ru, tình yêu trai gái thì có những bài đối đáp kết duyên:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
Hay trong đời sống hôn nhân vợ chồng thì có những bài ca dao đối nhân xử thế, yêu thương giữa người với người:
“Anh về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp, gió tây lạnh lùng
Lạnh lùng, em lấy mùng đắp đỡ,
Anh đem áo về, kẻo vợ anh ghen”
Hay chỉ đơn giản là thủy chung giữa đôi bên:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Kho tàng ca dao dân ca được chia làm nhiều mảng lớn để phản ánh các đối tượng khác nhau, giáo dục theo từng thế hệ con cháu. Quen thuộc nhất vẫn là ca dao yêu thương, tình nghĩa giữa cha mẹ, con cái, quê hương, đất nước.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Hay việc ca ngợi quê hương đất nước:
“Củ Chi mát nước Kinh Đông,
Rau, dưa, bầu, bí xanh đồng Hóc Môn.
Duyên Hải lắm cá nhiều tôm,
Thủ Đức nhà máy khói tuôn ngang trời.
Tàu thuyền tấp nập ra khơi,
Bạch Đằng lấp lánh sao trời, trời sao.”
Bên cạnh đó còn có những bài ca dao viết về những cuộc đấu tranh, bày tỏ lòng biết ơn với thế hệ cha anh đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước:
“Ruộng ta ta cấy, ta cày,
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây.
Chúng mày lảng vảng tới đây,
Rủ nhau gậy cuốc, đuổi ngay khỏi làng.”
Hay chỉ đơn giản về tinh thần yêu nước, giữ nước qua nhiều thế hệ:
“Xa xa Côn Đảo nhà tù,
Biển sâu mấy khúc, lòng thù bấy nhiêu.”
Và thân thuộc nhất vẫn là những bài ca dao đi vào trong sách giáo khoa, trong từng lời ru, trong từng than thân, thở dài của những người phụ nữ áo vải, bị chế độ phong kiến áp bức, chà đạp:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Bên cạnh những lời than thân, thương xót cho những mảnh đời bất hạnh của những người phụ nữ tại tầng lớp thấp kém trong xã hội thì nó cũng đồng thời châm biếm một chế độ thối nát, một chế độ mà những kẻ lừa đảo xuất hiện khắp nơi, những con người mê tín dị đoan:
“Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”
Những lời ca dao hài hước, trào phúng ấy nhằm để giải trí, để cảnh tỉnh những người đã và đang bị lây nhiễm những thói hư tật xấu trong xã hội một cách nhẹ nhàng nhất.

Năm tháng lững lờ trôi qua, ca dao đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Nó không chỉ là bản nhạc của tình yêu thương giữa người với người mà còn là những bài học nhân sinh, những kinh nghiệm xương máu được đúc kết từ thực tiễn trong nhịp sống thường nhật của nhân dân. Ca dao không đơn thuần là một thể loại văn học mà còn là động lực để văn học phát triển, trở thành tư liệu quý báu cho các nhà văn, nhà soạn nhạc khi cầm bút, sáng tạo nên đứa con tinh thần của chính mình.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom