bài văn số 6

K

kagaya3_jipin

Last edited by a moderator:
Q

quanglinh10a

Xuân Diệu -Nhà thơ mới nhấttrong các nhà thơ mới

Trong việc nghiên cứu văn chương nói chung, thật khó có thể xác định một cách dứt khoát tác giả nào lớn hơn tác giả nào, bài thơ nào hay hơn bài thơnào. Việc xác định giá trị của một bài thơ, bên cạnh những tiêu chí chung còn có một vấn đề quan trọng thuộc về chủ quan là tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, là cái tạng của người cảm thụ. Người đọc thơ có thể thích Huy Cận hơn Xuân Diệu, thích Hàn Mặc Tử hơn Thế Lữ, thích Xuân Diệu hơn Nguyễn Bính... Đây là điều bình thường trong cảm thụ thơ ca. Nhưng khi khẳng định "Xuân Diệu là nhà thơmới nhất trong những nhà thơ mới" (Hoài Thanh) thì có lẽ dễ dàng tìm được sựđồng tình ở các giáo viên và những người am hiểu về Thơ mới. Cái mới của Thơmới được biểu hiện trước hết ở Phan Khôi, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư.. nhưng có thểnói được tập trung thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất trong thơ Xuân Diệu. Phải chăng chọn Xuân Diệu là tác gia duy nhất của Thơ mới, các tác giả biên soạn sách muốn nhấn mạnh đến những cái mới mà các tác giả Thơ mới đã đạt được? Từ suy nghĩ đó, chúng ta cho rằng noí về Xuân Diệu, thơ Xuân Diệu, và cả những nhà Thơ mới khác, cần phải nhấn mạnh những cái mới trong thơ của họso với những nhà thơ trước đó. Nói cách khác, hiểu về Thơ mới, nhất thiết phải thấy được cái mới trong thơ họ so với thơ Trung đại Việt Nam. Riêng với Xuân Diệu, không chỉ thấy rõ cái mới trong thơ ông so với các nhà thơTrung đại mà còn cần chỉ rõ cái mới đó so với các nhà thơ lãng mạn cùng thời. Trong quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu có một vai trò hết sức quan trọng. Ông được các nhà phê bình văn học cùng thời nhận xét là người mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất(Vũ Ngọc Phan), Người mới nhất trong những nhà Thơ mới( Hoài Thanh). Cái mới trong thơXuân Diệu được thể hiện trên nhiều phương diện từ quan niệm nghệ thuật vềthế giới và con người đến những cách tân táo bạo trong hình thức nghệ thuật thơ ca... Những đổi mới của thơ Xuân Diệu trong giai đoạn 1930-1945 gắn liền với quan niệm nghệ thuật của ông về con người và thế giới. Là một nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu có ít nhiều điểm tương đồng với các nhà Thơ mới. Nếu như các nhà Thơ mới đề cao cái tôi, ý thức sâu sắc về cá nhân thì Xuân Diệu cũng không vượt ra ngoài qui luật chung đó của thời đại nhưng con người cá nhân trong thơXuân Diệu cũng có những nét riêng không lẫn vào đâu được, đó “là Một, là Riêng, là Thứ Nhất” như ông quan niệm. Cũng như các nhà Thơ mới, ông cũng thể hiện con người với nhiều ước mơ, mộng tưởng, cô đơn, lạc loài nhưng điều quan trọng trong thơ ông là con người đó đồng thời cũng gắn bó sâu xa, máu thịt với cuộc đời thường nhật, biểu hiện một khát vọng sống mãnh liệt, nồng nàn, tha thiết. Xuân Diệu đã cảm nhận thế giới vượt ra ngoài thông lệ so với những nhà thơ của quá khứ cũng như nhiều nhà thơ đương thời. Những sự vật vốn trừu tượng, vô hình thường hiện lên một cách sinh động, cụ thể trong mối tương quan, tổng hòa của các giác quan. Riêng trên bình diện ngôn ngữ thơ ca, Xuân Diệu có những điểm mới, rất sáng tạo, lạ lùng, mà đương thời không ít người chê là ngô nghê, lai căng, mất gốc...Quả thật, nhiều câu thơ của Xuân Diệu chịu ảnh hưởng của sự diễn đạt của câu văn Pháp. Trong thơ Xuân Diệu có hàng loạt những từ ngữ mới mẻ nhưng cũng chỉnhững từ ngữ ấy mới diễn đạt được cái mới trong tâm hồn thi sĩ của nhà thơ:Nhan sắc ơi, bình minh quá, tháng giêng cười, tuôn âu yếm, lùa mơn trớn, rượu nơi mắt, gấm trong lòng, chùm mong nhớ, khóm yêu đương, hoa kỹ nữ, gió phong lưu, tình thổi gió, trăng mối lái, trăng vú mộng, tắt nắng đi, buộc gió lại..Xuân Diệu bắt đầu làm thơ từ năm 1933 nhưng chỉ thật sự nổi bật khi phong trào Thơ mới đã giành thắng lợi. Và có thể nói Xuân Diệu trở thành nhà thơ nổi bật trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của phong trào thơ ca này. Cái mới không chỉ được thể hiện trong thơ Xuân Diệu. Bên cạnh Xuân Diệu, các nhà Thơ mới khác cũng có những cách tân quan trọng. Có thể thấy rõ điều này qua các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Phạm Huy Thông, Thâm Tâm, và ngay cả ở Nguyễn Bính – nhà thơ của “chân quê”. Cái mới chủ yếu của họkhông chỉ được ở hình thức nghệ thuật mà chủ yếu là sự cảm nhận sâu sắc, thấm thía của cảm xúc, là sự băn khoăn, trăn trở của cái tôi cô đơn, lẻ loi. Hà Bình Trị coi Tràng giangcủa Huy Cận hiện đại ở hình ảnh, thi liệu và cảm xúc: “Thuyền về, nước lại sầu trăm ngảCủi một cành khô lạc mấy dòng”“Vào những năm 30 của thế kỉ trước, đây là những câu thơ mới mẻ bởi vì trong đó xuất hiện cái tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa như “ Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sóng nước dễ gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định”(4). Đấy là nỗi buồn của một cá nhân cảm thấy tâm hồn không còn được bình an, không còn nhận thấy được sự hài hoà, liên hệ giữa các sự vật, giữa con người và vũ trụ... Mặc dù lưu ý đến những cái mới như vừa trình bày, đó là- dù có mới mẻ đến đâu- những thành tựu của Thơ mới cũng bám chặt vào cội rễcủa truyền thống thơ ca, văn hoá và tinh thần của dân tộc
bai này chỉ noi về thơ mới thoi, ban đoc rồi thêm pha vào
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom