- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,985
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương


Đề bài: Trong truyện “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt.
Sống và gắn bó với con người miền Nam, những tác phẩm của Nguyễn Thi phản ánh chân thật về tính cách và lối sống của con người nơi ấy. Những con người chất phác, hồn hậu, có một lòng nồng nàn yêu nước cùng một ý chí căm thù giặc sâu sắc. Vẻ đẹp của họ được Nguyễn Thi truyền tải trong truyện “Những đứa con trong gia đình”. Đậm nét trong truyện là một dòng sông truyền thống yêu nước, cách mạng chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt từ quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Thật vậy, câu chuyện là một hồi ức của người chiến sĩ Việt trong một trận đánh ác liệt trong cánh rừng cao su bạt ngàn. Trong thời khắc sinh tử ấy, anh bỗng nhớ lại quãng thời gian khi ở bên gia đình, khi được nghe chú Năm kể về những chiến tích của tổ tiên, của ông nội, của ba má,… Những câu chuyện ấy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác rồi được truyền cho chị Chiến cùng Việt. Các thế hệ trong gia đình truyền thống yêu nước, kiên cường trong đấu tranh cách mạng ấy như một khúc sông nhỏ góp vào dòng sông lớn của miền rồi đổ về cả nước, đổ vào đại dương mênh mông, dài vô tận. Những thế hệ tiếp nối những thế hệ. Họ như được sinh ra để đánh giặc, để tiếp nối dòng máu cách mạng sục sôi trong từng thời kỳ. Họ không ngại khó, ngại khổ, họ dám hy sinh để bảo vệ nền hòa bình dân tộc như bao gia đình khác và đại diện chính là gia đình của chị em Chiến Việt.
Dòng sông trước là khúc sông dẫn đầu bởi tổ tiên rồi tiếp đến là ông bà. Tiếp theo nữa là ba má rồi chú Năm. Và tại đây là thế hệ của chị Chiến và Việt. Họ tiếp nối để đi xa hơn, họ kiên cường đấu tranh trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ và mỗi khi những nhà lãnh đạo kêu gọi, họ luôn sẵn sàng có mặt để tập hợp, để bước ra tiền tuyến, giành lại độc lập cho quê hương, giành lại tự do, hạnh phúc cho thế hệ trẻ em sau này. Bên cạnh đó, người phụ nữ miền Nam hiện lên trong hình ảnh má Việt. Đây là người con, người vợ, người mẹ chắc khỏe về thể xác lẫn tinh thần cùng tính cách sảng khoái, lạc quan: “Má bơi xuồng thiệt khỏe, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách mướt để lộ cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng. Chiều về, xuồng còn giữa sông, má đã gọi: “Việt à, ra phụ má nghe con!”, xuồng cập bến, mặt má vẫn đỏ rực, cái nón rách đã ngả ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lụi không còn thấy bạc nữa”. Má Việt hiện lên trong đoạn trích là một người phụ yêu chồng, thương con nhưng rồi chồng mất, bà lặng lẽ khóc trong đêm rồi sau đó bà đứng lên, biến đau thương thành căm thù, biến vô thức thành ý thức trong công cuộc đấu tranh chống lại bọn giặc ngoại ấy. Má Việt là đại diện cho người phụ nữ miền Nam, là tượng đài bất tử của người mẹ Việt Nam anh hùng. Họ dạy dỗ ra thế hệ con cháu với một lòng nồng nàn yêu nước cùng tinh thần sẵn sàng chiến đấu vì Tổ Quốc thân yêu, vì một nền độc lập tự do, vì một tương lai tươi sáng không bom đạn chiến tranh.
Những người phụ nữ ấy dạy dỗ ra thế hệ thanh thiếu niên ấp ủ trong mình một ý chí sắt đá cùng một lòng căm thù giặc sâu sắc. Điển hình như chị em Chiến Việt. Họ là những đứa trẻ hiếu thảo, tình cảm, chịu nhiều mất mát, đau thương bởi chiến tranh nên họ ấp ủ trong mình một mối thù sâu nặng. Họ muốn đứng lên đấu tranh, tự tay cầm súng trả thù bọn giặc đã giày xéo đất nước, giày xéo gia đình họ. Chiến – chị của Việt là đứa có tính kiên nhẫn, tháo vát, làm việc gì thì xong ngay việc đó. Việc nhà vào tay Chiến được sắp xếp gọn gàng, nhanh chóng. Ngoài ra, Chiến còn hiện lên trong góc nhìn của Việt về một người chị hay nhường nhịn em, lại còn thích làm duyên dù ngay khi ra trận nữa. Chiến là hình tượng cô gái thanh niên xung phong trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Kế thừa truyền thống của gia đình, của tấm gương tổ tiên, bà nội, má, Chiến đã ra chiến trường, tự tay cầm súng bắn hạ bọn giặc tàn ác.
Nếu Chiến là một cô gái khôn ngoan, già dặn thì Việt là một chàng trai mới lớn còn hiện nét ngây ngô, trẻ con. Việt hiếu thắng, hiếu động và rất vô tư khi cứ để mặc mọi chuyện cho chị thu xếp. Thậm chí ngay cả khi ra chiến trường, Việt vẫn còn giữ thói quen ỷ lại vào chị nhưng đồng thời cũng biết giấu chị, không cho đơn vị biết – cái tính trẻ con chẳng thể thay đổi được. Trẻ con là thế nhưng khi lên chiến trường, Việt có một thái độ dứt khoát, quyết liệt, tàn nhẫn với địch nhân cũng như chính mình. Việt lập chiến công khi diệt được một xe đầy lính Mĩ, bắn hạ một xe tăng nhưng lại bị thương ở hai mắt, chân tay đều tê dại, nước cùng máu quyện cùng nhau nhưng Việt cũng quyết tâm bò đi tìm đồng đội. Việt là hình tượng điển hình của lớp thanh niên trẻ trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước – một hình tượng rất chân thật, rất trẻ mang theo nhiệt huyết, hăng say cùng truyền thống đấu tranh chống giặc cứu nước của gia đình đến với đơn vị kháng chiến.
Nguyễn Thi gửi gắm quan niệm của mình qua lời chú Năm: “Chuyện gia đình cũng dài như dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Đó là câu nói thể hiện rõ nét dòng sông truyền thống xuyên suốt thế hệ, gắn bó giữa từng thế hệ gia đình cùng thế hệ dân tộc trong một lòng nồng nàn yêu nước, trong tinh thần đấu tranh ngoan cường, bất khuất của dân tộc khi chiến đấu với bọn giặc ngoại. Và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một dấu ấn khó phai nhòa trong tâm trí của bạn đọc về những con người đã ngã xuống, đã hy sinh vì nền hòa bình, độc lập hiện nay.
BÀI LÀM
Sống và gắn bó với con người miền Nam, những tác phẩm của Nguyễn Thi phản ánh chân thật về tính cách và lối sống của con người nơi ấy. Những con người chất phác, hồn hậu, có một lòng nồng nàn yêu nước cùng một ý chí căm thù giặc sâu sắc. Vẻ đẹp của họ được Nguyễn Thi truyền tải trong truyện “Những đứa con trong gia đình”. Đậm nét trong truyện là một dòng sông truyền thống yêu nước, cách mạng chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt từ quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Thật vậy, câu chuyện là một hồi ức của người chiến sĩ Việt trong một trận đánh ác liệt trong cánh rừng cao su bạt ngàn. Trong thời khắc sinh tử ấy, anh bỗng nhớ lại quãng thời gian khi ở bên gia đình, khi được nghe chú Năm kể về những chiến tích của tổ tiên, của ông nội, của ba má,… Những câu chuyện ấy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác rồi được truyền cho chị Chiến cùng Việt. Các thế hệ trong gia đình truyền thống yêu nước, kiên cường trong đấu tranh cách mạng ấy như một khúc sông nhỏ góp vào dòng sông lớn của miền rồi đổ về cả nước, đổ vào đại dương mênh mông, dài vô tận. Những thế hệ tiếp nối những thế hệ. Họ như được sinh ra để đánh giặc, để tiếp nối dòng máu cách mạng sục sôi trong từng thời kỳ. Họ không ngại khó, ngại khổ, họ dám hy sinh để bảo vệ nền hòa bình dân tộc như bao gia đình khác và đại diện chính là gia đình của chị em Chiến Việt.
Dòng sông trước là khúc sông dẫn đầu bởi tổ tiên rồi tiếp đến là ông bà. Tiếp theo nữa là ba má rồi chú Năm. Và tại đây là thế hệ của chị Chiến và Việt. Họ tiếp nối để đi xa hơn, họ kiên cường đấu tranh trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ và mỗi khi những nhà lãnh đạo kêu gọi, họ luôn sẵn sàng có mặt để tập hợp, để bước ra tiền tuyến, giành lại độc lập cho quê hương, giành lại tự do, hạnh phúc cho thế hệ trẻ em sau này. Bên cạnh đó, người phụ nữ miền Nam hiện lên trong hình ảnh má Việt. Đây là người con, người vợ, người mẹ chắc khỏe về thể xác lẫn tinh thần cùng tính cách sảng khoái, lạc quan: “Má bơi xuồng thiệt khỏe, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách mướt để lộ cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng. Chiều về, xuồng còn giữa sông, má đã gọi: “Việt à, ra phụ má nghe con!”, xuồng cập bến, mặt má vẫn đỏ rực, cái nón rách đã ngả ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lụi không còn thấy bạc nữa”. Má Việt hiện lên trong đoạn trích là một người phụ yêu chồng, thương con nhưng rồi chồng mất, bà lặng lẽ khóc trong đêm rồi sau đó bà đứng lên, biến đau thương thành căm thù, biến vô thức thành ý thức trong công cuộc đấu tranh chống lại bọn giặc ngoại ấy. Má Việt là đại diện cho người phụ nữ miền Nam, là tượng đài bất tử của người mẹ Việt Nam anh hùng. Họ dạy dỗ ra thế hệ con cháu với một lòng nồng nàn yêu nước cùng tinh thần sẵn sàng chiến đấu vì Tổ Quốc thân yêu, vì một nền độc lập tự do, vì một tương lai tươi sáng không bom đạn chiến tranh.
Những người phụ nữ ấy dạy dỗ ra thế hệ thanh thiếu niên ấp ủ trong mình một ý chí sắt đá cùng một lòng căm thù giặc sâu sắc. Điển hình như chị em Chiến Việt. Họ là những đứa trẻ hiếu thảo, tình cảm, chịu nhiều mất mát, đau thương bởi chiến tranh nên họ ấp ủ trong mình một mối thù sâu nặng. Họ muốn đứng lên đấu tranh, tự tay cầm súng trả thù bọn giặc đã giày xéo đất nước, giày xéo gia đình họ. Chiến – chị của Việt là đứa có tính kiên nhẫn, tháo vát, làm việc gì thì xong ngay việc đó. Việc nhà vào tay Chiến được sắp xếp gọn gàng, nhanh chóng. Ngoài ra, Chiến còn hiện lên trong góc nhìn của Việt về một người chị hay nhường nhịn em, lại còn thích làm duyên dù ngay khi ra trận nữa. Chiến là hình tượng cô gái thanh niên xung phong trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Kế thừa truyền thống của gia đình, của tấm gương tổ tiên, bà nội, má, Chiến đã ra chiến trường, tự tay cầm súng bắn hạ bọn giặc tàn ác.
Nếu Chiến là một cô gái khôn ngoan, già dặn thì Việt là một chàng trai mới lớn còn hiện nét ngây ngô, trẻ con. Việt hiếu thắng, hiếu động và rất vô tư khi cứ để mặc mọi chuyện cho chị thu xếp. Thậm chí ngay cả khi ra chiến trường, Việt vẫn còn giữ thói quen ỷ lại vào chị nhưng đồng thời cũng biết giấu chị, không cho đơn vị biết – cái tính trẻ con chẳng thể thay đổi được. Trẻ con là thế nhưng khi lên chiến trường, Việt có một thái độ dứt khoát, quyết liệt, tàn nhẫn với địch nhân cũng như chính mình. Việt lập chiến công khi diệt được một xe đầy lính Mĩ, bắn hạ một xe tăng nhưng lại bị thương ở hai mắt, chân tay đều tê dại, nước cùng máu quyện cùng nhau nhưng Việt cũng quyết tâm bò đi tìm đồng đội. Việt là hình tượng điển hình của lớp thanh niên trẻ trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước – một hình tượng rất chân thật, rất trẻ mang theo nhiệt huyết, hăng say cùng truyền thống đấu tranh chống giặc cứu nước của gia đình đến với đơn vị kháng chiến.
Nguyễn Thi gửi gắm quan niệm của mình qua lời chú Năm: “Chuyện gia đình cũng dài như dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Đó là câu nói thể hiện rõ nét dòng sông truyền thống xuyên suốt thế hệ, gắn bó giữa từng thế hệ gia đình cùng thế hệ dân tộc trong một lòng nồng nàn yêu nước, trong tinh thần đấu tranh ngoan cường, bất khuất của dân tộc khi chiến đấu với bọn giặc ngoại. Và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là một dấu ấn khó phai nhòa trong tâm trí của bạn đọc về những con người đã ngã xuống, đã hy sinh vì nền hòa bình, độc lập hiện nay.
Tác giả: @baochau1112