Văn mẫu 12 [Bài văn] Phát biểu về quan niệm "Phong cách chính là người" của Buy - phông

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Buy – phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

BÀI LÀM
Khi bàn về văn chương, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những quan niệm riêng của mình. Và họ tuân theo quan niệm duy ý chí đó, sáng tạo nên phong cách văn chương độc đáo của riêng họ, cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp văn chương cao quý. Mà nhắc đến các tư tưởng, quan niệm đa hình đa chiều đa màu về văn chương, về con người, nhà văn Buy-phông đã bày tỏ: “Phong cách chính là người”

Phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ, nhà văn không đơn thuần chỉ là vẻ thẩm mỹ bên ngoài của nó. Nó là phương tiện kết nối giữa người với người, giữa bản chất sự vật ở trong đời sống thường nhật, tái hiện lại trong cuốn sách nhỏ xinh nằm trên bàn làm việc. Mỗi một cuốn sách là mỗi một thế giới, mỗi một góc nhìn về xã hội, về thời đại mà chính tác giả ấy đang sống.

Để sở hữu một phong cách nghệ thuật riêng cho mình thì bản thân người nghệ sĩ chân chính phải không ngừng trau dồi tri thức, nâng cao năng lực nghiệp vụ, tiếp thu kinh nghiệm quý báu và tu dưỡng khí chất của bản thân. Mỗi một hoàn cảnh trưởng thành khác nhau hiện lên mỗi một tính cách khác nhau sẽ tạo nên mỗi một nhà văn khác nhau, tạo nên mỗi một phong cách khác nhau mang đậm bản sắc của từng cá nhân.
Khi cầm bút sáng tạo nên đứa con tinh thần của mình, người nghệ sĩ luôn phải tự mình đặt câu hỏi viết cho ai, viết làm gì, viết như thế nào,… và những câu hỏi ấy hình thành nên nội dung xoay quanh con người và cuộc sống, lý do quỹ đạo vận hành của thời đại ấy. Sau khi xác định được nội dung muốn chuyển tải thì quan trọng nhất là việc lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, sử dụng câu từ tương thích để mang đến cho người đọc những tinh tế cảm nhận trong cuộc sống, đọng cho lòng người về những mảnh ghép số phận xung quanh nhịp sống sinh hoạt của họ. Đấy là phong cách. Là nơi thể hiện cá tính, thể hiện phẩm giá, thể hiện tâm hồn trong trẻo của người nghệ sĩ. Thật đúng với câu nhận định “Phong cách chính là người” của Buy – phông.

Mỗi khi sáng đến phong cách của các nhà văn thì chẳng ai có thể quên thơ Hoàng Cầm mang trong mình cái hồn của quê hương Kinh Bác cổ kính đầy chất thơ; chẳng thể quên phong cách tùy bút ngông của nhà văn Nguyễn Tuân và chàng trai hào hoa, tài tử lại đa tình như Quang Dũng. Mỗi một phong cách thơ trên phát xuất từ nhiều bình diện khác nhau, song chúng đều đa hình đa vẻ, ẩn chứa giá trị cốt lõi sâu sắc.

Nhưng không nhà thơ, nhà văn nào cũng đều có phong cách của riêng mình hay không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng sở hữu phong cách độc đáo cả. Các tác phẩm sở hữu phong cách là các tác phẩm mang theo sắc thái thống nhất, thuộc về một chỉnh thể nhất định. Và chỉ cần dùng một bộ phận là có thể suy ra tổng thể. Tại một phạm trù chất lượng, nghệ thuật mang trong mình phong cách là một điều đáng trân quý. Bởi phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ chân chính luôn mang theo cái hồn của hiện thực, mang theo hơi thở của thời đại ấy, thổi vào trong kho tàng văn học nước nhà một làn gió lịch sử theo dòng chảy năm tháng.

Là người học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải không ngừng nỗ lực học hỏi, tự trau dồi tri thức, tu dưỡng tâm tính để có thể có cái nhìn sâu sắc về thế giới này, có thể tự mình đánh giá các vấn đề trong cuộc sống để rồi một ngày nào đó tạo nên khí chất riêng cho bản thân, cho một cái tôi thăng hoa về nghệ thuật. “Phong cách chính là người” – nhận định của Buy – phông một lần nữa khẳng định vai trò của phong cách trong việc sáng tạo nên thế giới quan, kết nối người với người và ra đời những tác phẩm bất hủ vượt thời đại.

Người viết: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Buy – phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

BÀI LÀM

Đề tài về con người là một trong những đề tài gây tranh cãi nhiều nhất trong giới khoa học. Và với những nhà khoa học về lĩnh vực văn học nghệ thuật thì có quan niệm rằng: “Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người” – theo Hoài Chân hay “ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người” – theo M.Gorki. Và theo Buy – phông, “Phong cách chính là người” là một trong những nhận định đơn giản và đúng đắn nhất.

Trong nhịp sống sinh hoạt, phong cách được biết đến là cá tính, là sở thích, là cử chỉ, là tác phong của một người thể hiện trước đám đông nhằm để lại ấn tượng riêng biệt của mình trong mắt mọi người. Điển hình như bạn từng nghe các chị fan Kpop truyền miệng “Jessica có phong cách đơn giản mà thời trang ghê” hay weibo rùm beng “Truyện của Diệp Ức Lạc đậm phong cách đam mỹ lôi cuốn người đọc”… Mỗi một người đều có thể sở hữu một phong cách riêng về mỗi lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như có người lựa chọn phong cách thời trang giản dị, màu sáng, có người lựa chọn phong cách ẩm thực kiểu Tây Âu, có người lựa chọn phong cách nghệ thuật lãng mạn hay kinh dị,…

Và trong văn học thì phong cách không chỉ thể hiện cá tính, sở thích của một nghệ sĩ mà phong cách nghệ thuật là cái trạm mà tất cả các nhà nghệ sĩ chân chính đều hướng đến. Điển hình như phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Nó khuynh hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp cuộc sống thường nhật thông qua cốt truyện đơn giản với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực cùng lãng mạn. Hay phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Phong cách nghệ thuật của ông khá đặc biệt khi nó được chia thành hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng, phong cách nghệ thuật của ông gói gọn trong một chữ “ngông”. Các tác phẩm của ông tiếp cận sự vật dưới góc nhìn văn hóa thẩm mỹ để khám phá, để khen chê và đặc biệt là sử dụng thủ pháp đối lập giữa người sở hữu phương diện tài hoa uyên bác đối chiếu với những con người bình thường phàm tục. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, phong cách của ông chuyển biến từ ngông cuồng, khinh mạn sang tin yêu, đôn hậu. Cái đẹp của người tài hoa được tìm thấy ở trong nhân dân trong mọi lĩnh vực, trong tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước thẩm thấu trong linh hồn mỗi người dân đất Việt.

Những phong cách đặc biệt kia là minh chứng cho sự khác biệt của con người với các sinh vật khác. Phong cách ấy là sự sống, là lăng kính thứ hai của mỗi người khi đối diện với cuộc sống này. Phong cách sinh ra bởi cá tính của từng cá nhân, được điều chỉnh và thay đổi theo thời đại và gắn kết với con người tạo nên một khối thống nhất từ trong ra ngoài, từ khí chất đến hành vi. Không một ai cùng chung phong cách với ai cả, mỗi người đều có quan niệm, có tư tưởng khác biệt dù là nó phát xuất cùng một căn nguyên. Phong cách thay đổi theo thời gian, theo tính cách, góc nhìn của cá nhân sở hữu phong cách ấy. Nhưng có một điểm chung vĩnh viễn không thay đổi. Đó chính là mỗi một người khi sở hữu phong cách riêng tức là người đó tự tin vào chính bản thân mình, tức là người đó đang sống, có một ý chí, quan niệm về thời đại đang sinh sống này.

Phong cách xuất hiện trong mỗi lĩnh vực, hiện hữu trong từng mảnh ghép đời sống của con người như một điều khẳng định câu nói của Buy – phông “Phong cách chính là người”. Phong cách không rời xa con người và con người gắn liền với phong cách, tạo nên điểm khác biệt của cá nhân với cá nhân. Và chỉ có duy nhất một loài sinh vật mới có thể sở hữu phong cách cho riêng mình – đó là con người.

Người viết: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Buy – phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

BÀI LÀM
Bàn về văn chương và con người, Sê – khốp từng phát biểu: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả […] Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ”. Lối đi hay giọng riêng mà Sê-khốp nhắc đến chính là phong cách nghệ thuật trong văn học. Bàn về phong cách nghệ thuật trong văn học, Buy – phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có rằng: “Phong cách chính là người”.

Nhịp sống hiện đại yêu cầu mỗi người cần có một phong cách riêng để hòa nhập trong lối sống văn minh, nơi họ thường thể hiện chính mình để khẳng định vị thế của bản thân trong vòng quay thời đại. Phong cách xuất hiện ở mọi lĩnh vực như thời trang, ẩm thực, thể thao… Vẫn thường nghe người ta nhắc đến phong cách ẩm thực Nhật độc đáo, của Thái ấm cúng, của Pháp sang trọng và của Thổ Nhĩ Kỳ truyền thống. Vẫn thường thấy người ta khoác lên mình những bộ trang phục mang phong cách hip hop hay đi những đôi giày sành điệu… Tất cả những thứ yếu đó chính là phong cách đời thường luôn hiện hữu xung quanh chúng ta.

Trong từ điển văn học, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. Hay cụ thể hơn về phong cách sáng tác của các nghệ sĩ chân chính thì nó là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Dễ dàng nhận thấy dù trong quan niệm, ý kiến của nhà thơ, nhà văn hay trong định nghĩa, khái niệm được ghi chép trong từ điển thì phong cách đều được thể hiện trên hai bình diện: nội dung và nghệ thuật.

Theo Nguyễn Văn Siêu thì văn chương đáng thờ chính là văn chương chuyên chú và tập trung vào con người, nó xoay quanh nhịp sống thường nhật của con người, từ chính những điều tưởng dung dị và tầm thường mà làm nên nghệ thuật, một thứ nghệ thuật quý báu, chân thực. Hay nói chuẩn xác hơn thì nội dung của văn chương là về con người, về cuộc sống con người. Để ra đời được đứa con tinh thần của mình thì người nghệ sĩ chân chính phải xác định được đối tượng hướng đến để chọn và xây dựng đề tài; phải xác định được tác phẩm của mình ra đời để làm gì và có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống để lí giải vấn đề ngắn gọn, súc tích nhất,…

Phong cách chính là con người nhà văn, là cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời, nét riêng không trùng lặp, là sự ổn định, nhất quán trong tư tưởng mỗi người nghệ sĩ. Có thể thấy rõ nhất điều này qua phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Ông là một con người yêu cái đẹp, yêu cái tài hoa nên ông đánh giá cuộc đời qua lăng kính của một người qua bình diện tài hoa và uyên bác. Bên cạnh đó, phong cách nghệ thuật của ông có sự chuyển biến rõ rệt từ trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng thì phong cách ông gói gọn trong một chữ “ngông”, khinh cuồng trước cái xấu xí của con người, trước cái thối nát của thời đại ấy. Nhưng sau cách mạng thì ông thấy được vẻ đẹp tài hoa của con người trong cả lối sống dung dị đời thường, qua hoạt động thường nhật của chính họ. Dẫu có chuyển biến như thế nào thì phong cách nghệ thuật của ông vẫn trọng tâm khi đánh giá con người qua bình diện tài hoa, uyên bác nhằm tôn vinh cái đẹp, cái mỹ qua lăng kính cùng cái tôi đầy kiêu bạc, tự tin và từng trải của ông.

Phong cách của nhà văn đậm nét trong từng câu chữ, trong từng trang viết, trong từng tác phẩm nghệ thuật của mình. Họ để lại trong lòng bạn đọc về cái nhìn, cái cảm của chính họ qua từng bức tranh hiện thực đời sống và kết nối người với người trong mối đồng cảm sâu sắc. Buy – phông quả thực đã đưa ra một nhận định đơn giản nhưng chuẩn xác nhất khi cho rằng phong cách chính là người, là con người nghệ sĩ, là nội dung văn học gắn liền với con người.

Người viết: @baochau1112
 
Top Bottom