Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh chẳng thơ chút nào:”Xe không có kính” làm người đọc dễ nhầm là loại chế phẩm chưa hoàn chỉnh hay bị hư hỏng. Quả nhiên, hình ảnh những chiếc xe không kính trở thành một hình tượng xuyên suốt bài thơ, trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm. Những chiếc xe không kính xuất hiện qua lời kể của người lính lái xe thật độc lạ:
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Với câu thơ đầu, tác giả đã ngầm báo hiệu rằng những chiếc xe ấy có kính và nguyên nhân kính vỡ là do sự ác liệt của chiến tranh, tiếng bom đạn làm vỡ kính. Hai câu thơ đầu nhưng một lời nói thường, miêu tả đặc điểm nổi bật của những chiếc xe trên tuyến đường Trường Sơn. Phép đảo ngữ đặt từ "ung dung" lên đầu làm nổi bật tư thế vững chãi của người lính lái xe. Điệp từ "nhìn" cùng với nhịp thơ đều đặn 2/2/2 khẳng định tinh thần dũng cảm hiên ngang bất khuất của những người lính lái xe. Đặc biệt cái nhìn thẳng là cái nhìn không hề né tránh, run sợ, dám đương đầu với khó khăn thử thách tư thế lạc quan, hiển hách, vô tư dẫu sự thiệt hại vật chất có tồn tại. Tinh thần thế hệ trẻ hòa trong tư thế người bộ dội cụ Hồ tỏa sáng bằng tâm hồn lạc quan, tích cực. Chiến trường đầy bom đạn hiện ra trước cảnh nói bông đùa làm kính vỡ đi nhưng thái độ thản nhiên trước hiện thực khốc liệt, tàn nhẫn của cuộc chiến. Những cái nhìn những hố bom tử thần đang ẩu sau lơp đất đá gồ ghề, nhìn những bom đạn rơi từ chiến tranh không trung, chiến tranh trên không từ các máy bay của địch miêu tả chân thực tinh thần đời lính lạc quan, khí phách còn nhìn thẳng là một phép ẩn dụ độc đáo nhìn về tương lai của Cách Mạng miền Nam phía trước.
Không phải nói một cách khoa trương, hoa mĩ. Cách nói tinh nghịch mà trần trụi, vui nhộn về hiện thực chiến trường trong phong cách nhìn của người lính:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.”
Những đoàn xe bon bon trên dặm đường tiếp tế lương thực, tạo ra những cơn gió lốc, bụi phủ mù trời. Xe không kính, gió lùa mạnh vào buồng lái khiến người lái xe tưởng như nhìn thấy gió. Gió thốc làm cay đến chảy nước mắt mà lại nói là gió vào xoa mắt đắng thì quả là độc đáo và hóm hỉnh. Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, nhìn ở đây không còn là một động từ bình thường mà đó là sự hoãi bão, ước mơ về cách mạng thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chạy thẳng và xoáy sâu trong trái tim yêu nước. Hai câu thơ cuối diễn tả hiện thực vô cùng, không còn lớp kính ngăn cách, con người và thiên nhiên như gần gũi hơn, do đó mà sự cảm nhận dường như tăng lên gấp bội. Sao trời ban đêm, cánh chim ban ngày nhự say như ùa vào buồng lái. Phép đảo ngữ tính từ ''đột ngột'' lên trước nhấn mạnh yếu tố thiên nhiên trong đời lính chống Mỹ, đó còn là sự suy nghĩ yêu cái đẹp, hồn nhiên, lạc quan trước chiến tranh. Sự ngạo nghễ, yêu cái đẹp, trân trọng cuộc sống, những phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ. Cách nói tinh nghịch của người lính không gợi liên tưởng đến con đường mà thực chất là những con đường đến với miền Nam yêu thương, con đường giải phóng đất nước. Con đường gắn liền với nhiệm vụ cao cả của toàn dân tộc trong thời điểm ấy cũng là con đường chiếm trọn trái tim người lính.
Bụi đến mức tóc xanh bụi trắng như người già thì mắt miệng phải chịu đựng đến thế nào vậy mà với người lính Trường Sơn thì đó chỉ là chuyện vặt và cách ứng xử của họ thật hồn nhiên, vui tươi:
''Không có kính ừ thì có bụi'
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.''
Khẩu ngữ ''ừ thì'' khiến tổng thể khổ thơ những câu nói thường ngày, một giọng văn xuôi giản dị. Không có kính bụi đường Trường Sơn hóa tóc người lính trở nên bạc thể hiện sự khắc nghiệt của chiến tranh, lên án chiến tranh phi nghĩa lí. Hình ảnh ''phì phèo châm điếu thuốc'' cùng động từ ''nhìn nhau'' lột tả cái tình, chất lính ở tinh thần đoàn kết, vui tươi chứ không chỉ là đau đớn, mất mát hy sinh trên chiến trường. Hình ảnh thơ so sánh "bụi phun tóc trắng như người già" và "mưa tuôn mưa xối như ngoài trời" là cách ví von đầy dí dỏm, vui tươi, sôi nổi: trên con đường ra trận những mái đầu xanh của các chàng trai trẻ đã bị bụi đường nhuộm trắng, đã bị mưa làm ướt như đứng giữa trời. Đây chắc chắn hình ảnh của những chàng trai trẻ ở độ tuổi mười tám, đôi mươi. Họ vô cùng tếu hóm "phì hèo châm điếu thuốc", "cười haha". Tâm hồn sôi nổi ấy gợi một cảm giác nhẹ nhõm thanh thản, xua tan mọi khó khăn. Dường như giọng cười khoái chí đã lấn ác cả binh đoàn đế quốc, mưa bão đạn cũng phải dè chừng, nín thít, chỉ còn lại nụ cười niềm nở trên đôi môi dẫu tương lai có biến động thế nào. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang tàng, rất lính.
Hoàn cảnh không bẻ gãy được ý chí, sức mạnh và nhất là niềm lạc quan, yêu đời của những người trẻ tuổi, yêu nước ấy. Họ vẫn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn, gian khổ và chấp nhận nó một cách rất lính.
Những câu nói cửa miệng của người lính lái xe cứ thế ùa vào thơ, như không có chút gì gọt giữa, màu mè, tất cả sần sùi, thô ráp như chính cuộc sống cam go nơi chiến trường. Cách nói, cách nghĩ, cách làm của các anh thật giản dị, dứt khoát mà lạc quan, yêu đời. Tự hào biết bao những chàng trai mang trong mình sức mạnh của lương tâm thời đại. Họ như đẹp hơn, cao cả hơn trong sự hồn nhiên vượt lên gian khổ và nhát là trong vòng tay đồng đội, trong tình đồng đội thân thương:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
Những chiếc xe không còn nguyên vẹn, bị tàn phế bởi chiến tranh mang lại vẫn chạy bon bon trên mọi nẻo đường để rồi gặp nhau hợp thành những tiểu đội, mỗi người lính trở thành bạn của nhau không vì lí do nào hết mà là họ có chung tiếng gọi con tim, đều lên đường để bảo vệ tổ quốc. Mỗi khi gặp nhau, họ lại trao cho nhau ý chí qua những cái bắt tay, tạo cho nhau điểm tựa và có một chung một quyết tâm là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dường như không có kính lại là thuận lợi, ít nhất là việc thuận lợi cho những cái bắt tay nhau được tiện hơn khi không có sự ngăn cách nào giữa họ, "Cái khó ló cái khôn" là vậy! Cái bắt tay thay cho lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm ra trận, lời thề quyết chiến quyết thắng, truyền cho nhau sức mạnh vượt qua gian khổ. Cũng như trong bài thơ "Đồng chí" của "Chính Hữu" cũng có hình ảnh rất đẹp "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" đã trao cho nhau sức mạnh vô hình mà vĩ đại, mỗi người được sưởi ấm về mặt tâm hồn. Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa. Họ càng đi càng có thêm nhiều bạn. Cái bắt tay đã đủ ấm lòng đẻ động viên nhau cảm thông cho nhau.
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Bếp Hoàng Cầm là một nhà ăn trong kháng chiến, đào trong lòng đất, tỏa khói ra từ nhiều phía để tránh được sự theo dõi của địch. Để tránh địch, giữa trời ta dựng bếp Hoàng Cầm, còn giữa những người lính thì chung bát đĩa, mắc võng nghỉ ngơi chông chênh giữa đường. Thật đáng khâm phục tinh thần sáng tạo, vượt mọi gian lao, chiến thắng mọi hoàn cảnh gian khổ nhất. Nhưng điều đáng khâm phục hơn đó chính là ý chí bền bỉ của các anh: "Lại đi, lại đi trời xanh thêm". Khái niệm về gia đình của họ cũng thật là tếu hóm "chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy". Tình cảm thật sâu nặng thiêng liêng, xích lại gần nhau trong những cái chung. Những sinh hoạt nghỉ ngơi của các anh cũng thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính vẫn luôn vui tươi lạc quan. "Chông chênh" gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu của người lính vẫn vững vàng kiên định, vượt lên trên tất cả
Nét vẽ tinh nghịch của người lính đã phác nên hình dáng những chiếc xe như những chiến binh đầy thương tích: Không có kính, không có đèn, không có cả mui xe và tương ứng với những cái không có là cái có. Thứ có ấy là một trái tim nồng nàn yêu nước:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Và thứ làm nên ý chí kiên cường của những người lính chính là vì "Trong xe có một trái tim" - trái tim đập vì tổ quốc, vì đồng đội và nhất là vì miền Nam phía trước. Những chiếc xe trần trụi được thể hiện qua điệp từ không, đó là sự khốc liệt của chiến tranh đã làm cho xe tàn phế, méo mó. Bài thơ kết thúc bất ngờ nhưng lại giàu sức biểu cảm: Mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió mưa quất thắng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Đó là trái tim yêu nước, trái tim mang lí tưởng, khát vọng cao đẹp, trái tim mang quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài thơ mang ý tứ triết lí được thể hiện bằng giọng thơ khỏe khoắn cùng bút pháp nhuần nhụy uyển chuyển của Phạm Tiến Duật. Tình cảm người lính thật bình dị, ấm áp, thân thương tạo nên sức mạnh nâng bước chân để rồi các anh lại bước tiếp tục hành quân. Nhịp điệu bài thơ sôi nổi, nhịp nhàng gợi tả nhịp sống chiến đáu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không bom đạn nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng. Bài thơ giàu chất hiện thực, nhiều câu thơ mang giọng điệu khẩu ngữ tạo sự phóng khoáng, ngang tàng. Nhịp thơ sôi nổi, trẻ trung, tràn đầy sức sống đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Chiến tranh nay đã lùi về quá khứ, tác giả nay đã ra đi nhưng "Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' của người bộ đội cụ Hồ mà nhà thơ để lại vẫn còn chảy tràn mãi trong tim người lính, trong dòng chảy bất tận của văn học Việt Nam hôm nay và mai sau.
Người viết: @Roses_are_rosie
Bài làm
“Văn học nằm ngoài các định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” (Sê-đrin, Nga). Văn học là con suối chảy dài, chảy mãi, chảy qua những ân oán thăng trầm, chua ngoa, chảy qua những đau thương, bom đạn và rồi chảy về lại lòng người những cảm xúc mơn man mà khắc khoải. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' tác phẩm ghi tạc lại lòng người những thước phim cay đắng mà chân thành, xúc động của đời lính cách mạng thời chống Mỹ. Ý tứ nhân đạo, lí tưởng nhân sinh đã được Phạm Tiến Duật thổi hồn mình qua ba khổ thơ đầu bằng một giọng văn khỏe khoắn, mạnh mẽ.Mở đầu bài thơ là hình ảnh chẳng thơ chút nào:”Xe không có kính” làm người đọc dễ nhầm là loại chế phẩm chưa hoàn chỉnh hay bị hư hỏng. Quả nhiên, hình ảnh những chiếc xe không kính trở thành một hình tượng xuyên suốt bài thơ, trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm. Những chiếc xe không kính xuất hiện qua lời kể của người lính lái xe thật độc lạ:
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Với câu thơ đầu, tác giả đã ngầm báo hiệu rằng những chiếc xe ấy có kính và nguyên nhân kính vỡ là do sự ác liệt của chiến tranh, tiếng bom đạn làm vỡ kính. Hai câu thơ đầu nhưng một lời nói thường, miêu tả đặc điểm nổi bật của những chiếc xe trên tuyến đường Trường Sơn. Phép đảo ngữ đặt từ "ung dung" lên đầu làm nổi bật tư thế vững chãi của người lính lái xe. Điệp từ "nhìn" cùng với nhịp thơ đều đặn 2/2/2 khẳng định tinh thần dũng cảm hiên ngang bất khuất của những người lính lái xe. Đặc biệt cái nhìn thẳng là cái nhìn không hề né tránh, run sợ, dám đương đầu với khó khăn thử thách tư thế lạc quan, hiển hách, vô tư dẫu sự thiệt hại vật chất có tồn tại. Tinh thần thế hệ trẻ hòa trong tư thế người bộ dội cụ Hồ tỏa sáng bằng tâm hồn lạc quan, tích cực. Chiến trường đầy bom đạn hiện ra trước cảnh nói bông đùa làm kính vỡ đi nhưng thái độ thản nhiên trước hiện thực khốc liệt, tàn nhẫn của cuộc chiến. Những cái nhìn những hố bom tử thần đang ẩu sau lơp đất đá gồ ghề, nhìn những bom đạn rơi từ chiến tranh không trung, chiến tranh trên không từ các máy bay của địch miêu tả chân thực tinh thần đời lính lạc quan, khí phách còn nhìn thẳng là một phép ẩn dụ độc đáo nhìn về tương lai của Cách Mạng miền Nam phía trước.
Không phải nói một cách khoa trương, hoa mĩ. Cách nói tinh nghịch mà trần trụi, vui nhộn về hiện thực chiến trường trong phong cách nhìn của người lính:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.”
Những đoàn xe bon bon trên dặm đường tiếp tế lương thực, tạo ra những cơn gió lốc, bụi phủ mù trời. Xe không kính, gió lùa mạnh vào buồng lái khiến người lái xe tưởng như nhìn thấy gió. Gió thốc làm cay đến chảy nước mắt mà lại nói là gió vào xoa mắt đắng thì quả là độc đáo và hóm hỉnh. Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, nhìn ở đây không còn là một động từ bình thường mà đó là sự hoãi bão, ước mơ về cách mạng thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chạy thẳng và xoáy sâu trong trái tim yêu nước. Hai câu thơ cuối diễn tả hiện thực vô cùng, không còn lớp kính ngăn cách, con người và thiên nhiên như gần gũi hơn, do đó mà sự cảm nhận dường như tăng lên gấp bội. Sao trời ban đêm, cánh chim ban ngày nhự say như ùa vào buồng lái. Phép đảo ngữ tính từ ''đột ngột'' lên trước nhấn mạnh yếu tố thiên nhiên trong đời lính chống Mỹ, đó còn là sự suy nghĩ yêu cái đẹp, hồn nhiên, lạc quan trước chiến tranh. Sự ngạo nghễ, yêu cái đẹp, trân trọng cuộc sống, những phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ. Cách nói tinh nghịch của người lính không gợi liên tưởng đến con đường mà thực chất là những con đường đến với miền Nam yêu thương, con đường giải phóng đất nước. Con đường gắn liền với nhiệm vụ cao cả của toàn dân tộc trong thời điểm ấy cũng là con đường chiếm trọn trái tim người lính.
Bụi đến mức tóc xanh bụi trắng như người già thì mắt miệng phải chịu đựng đến thế nào vậy mà với người lính Trường Sơn thì đó chỉ là chuyện vặt và cách ứng xử của họ thật hồn nhiên, vui tươi:
''Không có kính ừ thì có bụi'
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.''
Khẩu ngữ ''ừ thì'' khiến tổng thể khổ thơ những câu nói thường ngày, một giọng văn xuôi giản dị. Không có kính bụi đường Trường Sơn hóa tóc người lính trở nên bạc thể hiện sự khắc nghiệt của chiến tranh, lên án chiến tranh phi nghĩa lí. Hình ảnh ''phì phèo châm điếu thuốc'' cùng động từ ''nhìn nhau'' lột tả cái tình, chất lính ở tinh thần đoàn kết, vui tươi chứ không chỉ là đau đớn, mất mát hy sinh trên chiến trường. Hình ảnh thơ so sánh "bụi phun tóc trắng như người già" và "mưa tuôn mưa xối như ngoài trời" là cách ví von đầy dí dỏm, vui tươi, sôi nổi: trên con đường ra trận những mái đầu xanh của các chàng trai trẻ đã bị bụi đường nhuộm trắng, đã bị mưa làm ướt như đứng giữa trời. Đây chắc chắn hình ảnh của những chàng trai trẻ ở độ tuổi mười tám, đôi mươi. Họ vô cùng tếu hóm "phì hèo châm điếu thuốc", "cười haha". Tâm hồn sôi nổi ấy gợi một cảm giác nhẹ nhõm thanh thản, xua tan mọi khó khăn. Dường như giọng cười khoái chí đã lấn ác cả binh đoàn đế quốc, mưa bão đạn cũng phải dè chừng, nín thít, chỉ còn lại nụ cười niềm nở trên đôi môi dẫu tương lai có biến động thế nào. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang tàng, rất lính.
Hoàn cảnh không bẻ gãy được ý chí, sức mạnh và nhất là niềm lạc quan, yêu đời của những người trẻ tuổi, yêu nước ấy. Họ vẫn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn thiếu thốn, gian khổ và chấp nhận nó một cách rất lính.
Những câu nói cửa miệng của người lính lái xe cứ thế ùa vào thơ, như không có chút gì gọt giữa, màu mè, tất cả sần sùi, thô ráp như chính cuộc sống cam go nơi chiến trường. Cách nói, cách nghĩ, cách làm của các anh thật giản dị, dứt khoát mà lạc quan, yêu đời. Tự hào biết bao những chàng trai mang trong mình sức mạnh của lương tâm thời đại. Họ như đẹp hơn, cao cả hơn trong sự hồn nhiên vượt lên gian khổ và nhát là trong vòng tay đồng đội, trong tình đồng đội thân thương:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”
Những chiếc xe không còn nguyên vẹn, bị tàn phế bởi chiến tranh mang lại vẫn chạy bon bon trên mọi nẻo đường để rồi gặp nhau hợp thành những tiểu đội, mỗi người lính trở thành bạn của nhau không vì lí do nào hết mà là họ có chung tiếng gọi con tim, đều lên đường để bảo vệ tổ quốc. Mỗi khi gặp nhau, họ lại trao cho nhau ý chí qua những cái bắt tay, tạo cho nhau điểm tựa và có một chung một quyết tâm là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dường như không có kính lại là thuận lợi, ít nhất là việc thuận lợi cho những cái bắt tay nhau được tiện hơn khi không có sự ngăn cách nào giữa họ, "Cái khó ló cái khôn" là vậy! Cái bắt tay thay cho lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm ra trận, lời thề quyết chiến quyết thắng, truyền cho nhau sức mạnh vượt qua gian khổ. Cũng như trong bài thơ "Đồng chí" của "Chính Hữu" cũng có hình ảnh rất đẹp "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" đã trao cho nhau sức mạnh vô hình mà vĩ đại, mỗi người được sưởi ấm về mặt tâm hồn. Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa. Họ càng đi càng có thêm nhiều bạn. Cái bắt tay đã đủ ấm lòng đẻ động viên nhau cảm thông cho nhau.
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Bếp Hoàng Cầm là một nhà ăn trong kháng chiến, đào trong lòng đất, tỏa khói ra từ nhiều phía để tránh được sự theo dõi của địch. Để tránh địch, giữa trời ta dựng bếp Hoàng Cầm, còn giữa những người lính thì chung bát đĩa, mắc võng nghỉ ngơi chông chênh giữa đường. Thật đáng khâm phục tinh thần sáng tạo, vượt mọi gian lao, chiến thắng mọi hoàn cảnh gian khổ nhất. Nhưng điều đáng khâm phục hơn đó chính là ý chí bền bỉ của các anh: "Lại đi, lại đi trời xanh thêm". Khái niệm về gia đình của họ cũng thật là tếu hóm "chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy". Tình cảm thật sâu nặng thiêng liêng, xích lại gần nhau trong những cái chung. Những sinh hoạt nghỉ ngơi của các anh cũng thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người lính vẫn luôn vui tươi lạc quan. "Chông chênh" gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu của người lính vẫn vững vàng kiên định, vượt lên trên tất cả
Nét vẽ tinh nghịch của người lính đã phác nên hình dáng những chiếc xe như những chiến binh đầy thương tích: Không có kính, không có đèn, không có cả mui xe và tương ứng với những cái không có là cái có. Thứ có ấy là một trái tim nồng nàn yêu nước:
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Và thứ làm nên ý chí kiên cường của những người lính chính là vì "Trong xe có một trái tim" - trái tim đập vì tổ quốc, vì đồng đội và nhất là vì miền Nam phía trước. Những chiếc xe trần trụi được thể hiện qua điệp từ không, đó là sự khốc liệt của chiến tranh đã làm cho xe tàn phế, méo mó. Bài thơ kết thúc bất ngờ nhưng lại giàu sức biểu cảm: Mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió mưa quất thắng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Đó là trái tim yêu nước, trái tim mang lí tưởng, khát vọng cao đẹp, trái tim mang quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài thơ mang ý tứ triết lí được thể hiện bằng giọng thơ khỏe khoắn cùng bút pháp nhuần nhụy uyển chuyển của Phạm Tiến Duật. Tình cảm người lính thật bình dị, ấm áp, thân thương tạo nên sức mạnh nâng bước chân để rồi các anh lại bước tiếp tục hành quân. Nhịp điệu bài thơ sôi nổi, nhịp nhàng gợi tả nhịp sống chiến đáu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không bom đạn nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng. Bài thơ giàu chất hiện thực, nhiều câu thơ mang giọng điệu khẩu ngữ tạo sự phóng khoáng, ngang tàng. Nhịp thơ sôi nổi, trẻ trung, tràn đầy sức sống đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Chiến tranh nay đã lùi về quá khứ, tác giả nay đã ra đi nhưng "Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' của người bộ đội cụ Hồ mà nhà thơ để lại vẫn còn chảy tràn mãi trong tim người lính, trong dòng chảy bất tận của văn học Việt Nam hôm nay và mai sau.
Người viết: @Roses_are_rosie