bài van nghị luan ngắn (khỏaq 1 trang giay thi)

M

minnngoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/suy nghĩ vê` tínhư tự lập
2/suy nghĩ ve sự can thiết của lời cãm ơn - xin lỗi
3/suy nghĩ vê` hành trang mà em chuan bi cho con duong sap tới (kiến thức)
4/suy nghĩ vê` long biet ơn
5/thuyet phục bạn thân chăm chỉ đọc sách
6/bình luan : không thay đố mày làm nên và học thay không
tày học bạn
7/suy nghĩ ve sự vô cảm của con người trong đời sốq xã hội
8/suy nghĩ vê` ý kiến sau: sốq là đâu chỉ nhận riêng mìh (tố hữu)
9/suy nghĩ ve hien tuong đuâ đòi cua
hoc sinh
 
L

lalinhtrang

Đề 1
Đức Tính Tự Lập


Trong cuộc sống chúng ta luôn cần sự nâng đỡ của mọi người, khi còn nhỏ chúng ta có sự nâng đỡ của Ông Bà, Cha Mẹ, ở trường ta có thầy cô dìu dắt và sự chia sẻ của bạn bè. Khi vào đời ta có đồng nghiệp, đồng môn nâng đỡ. Nhưng không phải vì thế mà ta quên đi không rèn luyện đức tính tự lập. Vậy tự lập là gì và nó có ảnh hướng thế nào đến đời sống chúng ta?

Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Để rèn luyện đức tính tự lập, ông cha ta thường dạy “Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”. Đức tính tự lập rất cần và rất đáng quý từ thủa còn nhỏ chúng ta đã được ông bà, cha mẹ dạy cho biết tự lập qua các trò chơi, cũng như qua lời răn day làm bất cứ việc gì cũng phải làm đến nơi đến chốn, đừng bao giờ ỷ lại hoặc trông chờ người khác làm giúp minh.

Khi cắp sách tới trường thì được thầy cô và bạn cùng lớp dạy ta tự tin trước đám đông, không rụt rè nhút nhát. Dạy cách tự mình làm những việc trong khả năng có thể, đừng bao giờ ngại khó, ngại khổ để rồi bỏ cuộc nửa chừng. Khi rèn luyện được tính tự lâp trong học tập ta sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho ta tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. Tự lập là yếu tố rất quan trọng giúp ta có được tương lai thành đạt. Đây là một đức tính vô cùng quan trọng mà chúng ta cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh ta để giúp đỡ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời ta sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.

Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. Có biết bao người đã sống tự lập và đạt tới thành công ngoài mong đợi, chẳng hạn như Đức Giêsu đã sống tự lập trong gia đình Thánh Gia suốt 30 năm và trong 3 năm rao giảng ngài sống tự lập hoàn toàn, hoặc là như Hồ Chí Minh đã sống tự lập trong những năm tìm đường cứu nước Bác ra đi với hai bàn tay trắng để rồi đem lại tự do độc lập cho cả dân tộc.

Ngược lại với đức tính tự lập là Nhút nhát, lo sợ, Ngại khó, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. Hiện nay, có một số thành phần không nhỏ trong xã hội có biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. để kiếm chức khiếm quền chiếm “ghế”. Chính vì những thành phần này làm bộ mặt xã hội việt nam ta xấu đi và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Cũng thế nhiều người hiểu sai về tự lập đã tách mình ra khỏi hội đoàn, tổ chức…tự lập không phải tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp. “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người than, xã hội và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.

Vì vậy cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.

Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
 
L

lalinhtrang

Đề 2


Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp. Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.
Nguồn http://www.nhandan.com.vn
 
L

lalinhtrang

Đề 4
Bài học về lòng biết ơn
Mỗi người có mặt trên trái đất này đều có một cội nguồn.Ông cha ta xưa có câu:“Uống nước nhớ nguồn” và đến tận bây giờ câu tục ngữ ấy vẫn luôn đeo đuổi ta từ khi được sinh ra. Vậy thế nào là “uống nước nhớ nguồn”?
Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng hàm ý thật sâu xa."Uống nước" là điều chúng ta làm mỗi ngày, nhưng hai chữ này bao gồm nhiều ý nghĩa khác nữa. “Uống nước” tượng trưng cho người hương thụ thành quả,"nhớ" nói đến một thái độ, một tấm lòng biết ơn, “nguồn” là nguồn cội,cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng, “nhớ nguồn” là nhắc nhở những người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy những thành quả của người làm ra chúng. “Uống nước nhớ nguồn" có thể hiểu theo hai nghĩa đen:đây có thể là lời khuyên, khi nào uống nước thì phải nhớ nguồn, cũng là lời của ta tự nhủ mình rằng: uống những giọt nước này ta không thể quên từ đâu ta có nước để uống.Vậy “uống nước nhớ nguồn” thể hiện truyền thống đạo lí cùa con người Việt Nam rằng cần phải biết ơn, trân trọng những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng đến ngày hôm nay.
Thật vậy, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc bạn thưởng thức một chén cơm, bạn cảm thấy vị ngọt, nhưng với tôi chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng, mặn vì họ đã bỏ biết bao công sức để làm ra những hạt gạo ngày hôm nay.Bạn có thấy không sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay, tạo cho ta một tinh thần vững mạnh .Việc xây dựng đền đài, lăng tẩm không chỉ để nhớ ơn những việc mà họ đã làm cho Tổ quốc mà đó còn la sự nhắc nhớ ta không bao giờ được quên nguồn gốc của mình. Nguồn gốc, nguồn cội không phải dễ có, ta cần phải biết trân trọng. Nhớ về nguồn cội thôi chưa đủ, ta cần phải biết ơn và đó là nét đẹp đạo lí làm ngươi của con người việt nam.Người Việt chúng ta luôn là những người sống với lòng biết ơn, không bao giờ quên tổ tiên, nòi gióng, biết bảo vệ quê hương Tổ quốc.
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
Bốn câu lục bát mà mỗi người dân trên đất nước Việt Nam này không bao giờ quên vì đó là những lời nhắc nhở con cháu “Dòng máu lạc hồng” luôn nhớ về cội nguồn của mình.Điều đó đã góp phần tạo nên nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc, tạo nên những giá trị tinh thần cao đẹp mà trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn”nổi lên như một truyền thống tiêu biểu và tôn vinh những người đã sinh ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước.Không những thế, người Việt Nam không bao giờ quên những người người đã dạy dỗ mình. Nhờ có cha mẹ, ta đã được nuôi lớn tới ngày hôm nay, nhớ có thầy cô mà ta có đủ vốn kiến thức để vững tin bước vào cánh cửa tương lai tốt đẹp. Tất cả những điều đó là biểu hiện của một con người luôn "Ăn trái nhớ kẻ trồng cầy, uống nước nhớ người đào giếng."
Sâu kín trong tâm hồn, chúng ta không phải là những người vô ơn. Tuy nhiên, vì đời sống máy móc, bận rộn; vì những lo lắng trong cuộc sống; có khi vì mệt mỏi, chúng ta đã không còn thì giờ suy nghĩ đến những thành quả mà họ đã tạo nên. Đó là điều mà ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người chỉ biết cuốn theo thời gian mà không ngừng nghỉ. Song, ta cần phê phá những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”,đó là loại người lừa thầy phản bạn, bất hiếu, là một kẻ lười học, phá hoại tài sản của đất nước như việc quên đi nguồn cội mình, coi thương nguồn gốc của mình thì đó là việc đáng trách, ta cần phải loại bỏ.
Qua câu tục ngữ trên, ta càng thầy được đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Suy nghĩ đến bốn chữ ngắn ngủi trong câu tục ngữ, "Uống nước nhớ nguồn," tôi thấy những chữ này dạy ta những bài học vô cùng quý giá trong tinh thần biết ơn. Ta cần biết trân trọng, kính trên nhường dưới, sống có tình có nghĩa. Tôi và bạn hãy cố gắng học tốt để góp phần cồng hiến làm nên những thành quả cho lớp người đi sau.
Nguồn nghiluanxahoi
 
L

lalinhtrang

Đề 5
Sách là sản phẩm trí tuệ của con người
- Sách là tài sản vô cùng quí giá:
+ Lưu giữ kiến thức phong phú
+ Giúp con người cập nhật thông tin một cách đơn giản và nhanh nhất.
+ Sách đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết củata ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, là chìa khóa mở ra tri thức
+ Sách đưa ta đến những cảm xúc lãng mạn, những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người tốt
- Dẫn chứng: Nhiều người thành đạt nỗi tiếng trên thế giới đều đạt nhiều thành công trong sự nghiệp nhờ đọc sách: Êđixơn, Bác Hồ, Lê Nin...
- Đọc sách như thế nào để có hiệu quả
+ Đọc sách ở nhiều nơi: Thư viện, nhà trường...
+ Lựa chọn sách để đọc cho phù hợp.
+ Đọc sách phải có thói quen ghi chép những điều quan trọng cơ bản
+ Vận dụng kiến thức đọc được vào cuộc sống
+ Kiên trì đọc để thành thói quen
- Sách là người bạn tốt, luôn cần thiết cho mọi người dù cho khoa học kĩ thuật có phát triển cao.
- Phải biết nâng niu, giữ gìn sách để sách mãi mãi là người bạn quý.
Vậy bạn và tôi cùng mọi người cần phải chăm chỉ đọc sách.
Nguồn hocmai
 
L

lalinhtrang

Đề 6
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.

Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Nguồn Bài: http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=110200#.U1hD36BlfYQ#ixzz2zkjLT7LG
 
L

lalinhtrang

Đề 7
I. Mở bài
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường. Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượng nhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: "Bệnh vô cảm" , một căn bệnh có nguy cơ lan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới.
II. Thân bài
1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?
"Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.
2.Nguyên nhân của bệnh vô cảm
Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người. Bệnh vô cảm không chỉ xuất hiện ở kẻ xấu mà còn là ở người tốt. Vì người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
5. Chứng minh những biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.
Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!" (Tố Hữu). Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ di xem như đấy không phải chuyện của mìn h. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Lại có trường hợp cha bạo hành con đẻ như vụ:
4. Hậu quả của bệnh vô cảm.
Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất. Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người "Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ" (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm "nhiễm mặn" , vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân". Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của "Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá". Thật buồn đau và thất vọng biết bao!
5. Bài học nhận thức và hành động.
Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
III. Kết luận
Để xứng đáng với danh nghĩa "con người" đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm. Hãy cùng nhau làm một việc gì đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuôn chảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng.
Nguồn facebook
 
L

lalinhtrang

Đề 8
Trong cuộc sống mỗi người đều có những quan niệm sống riêng của mình, thậm chí là đối lập nhau. Nhà thơ Tổ Hữu lại cho rằng: “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đó vừa là mục tiêu sống vừa là quan niệm sống riêng của ông. Đồng quan điểm sống của ông cũng có một nhà thơ nước ngoài cho rằng: ‘Cho đi mà không nhận lại mới là hạnh phúc lâu dài”. “Cho’ là biết trao đi,dưng tặng những gì quý giá của bán thân cho người khác, biết hy sinh cống hiến những gí tốt đẹp nhất của mình dành cho gia đình, bạn bè, xã hội.
“Nhận” là cách sống chỉ biết mình mà quên người một cách sống ích kỉ biệt nhận về mình những điều tốt đẹp, đó là một cách sống chỉ vì mình.
Sống không phải chỉ biết hướng thụ không thôi mà cần phải biết cống hiển, biết sống vì mọi người xung quanh đó là quan hệ giữa “cho” và “nhận”. Thành quả của mỗi người trong cuộc sống không phải tự nhiên mà có mà nó phải trái qua một quá trình. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân còn là sự hy sinh cống hiến của bao người.Vậy nên chúng ta phải “cho” đâu chỉ “nhận” không thôi: Cho đi là một biếu hiện của cách sống đẹp sống có lí tưởng mục tiêu đúng đắn và tốt đẹp. Biết quan tâm giúp đỡ người khác để cuộc sống thêm xanh, thên vui và có ý nghĩa hơn,Chúng ta có thế “cho’ đi bằng nhiều hình thức như vật chất hoặc tinh thần hoặc những cách khác. Sống cần phải biết xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình để thức hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình và đặt quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi cá nhân “một nhười vì mọi người”. biết quên đi nỗi buồn của bản thân để vui cùng niềm vui của mọi người đó cũng là một trong những cách “cho” riêng của nhiều người
Chúng ta ai cũng biết đến một người luôn yêu thương, luôn hy sinh hạnh phúc của mình vì những đứa con trong đất nước Việt Nam.Đó là vị cha già của dân tộc Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu người là vừng dương tỏa sáng khắp muôn nơi,người luôn cho đi tất cả những gì bản thân có đế đem lại cuộc sống yên bình ấm no cho nhân dân.Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca bất tử về sự hy sinh cống hiến cao cả cho nhân dân cho nước bác đã phải xa quê hương,gia đình người thân bạn bè đẻ ra đi tìm đường cuus nước với biết bao gian lao vất vả, luôn kề cận bên sự nguy hiểm rình rập ngưng với một khát khao cháy bỏng Bác đã cam chịu và vượt qua tất cả để rồi giải phóng dân tộc khói xiềng xích nô lệ của thực dân dành chủ quyền độc lập tự do,thành lập nên nước Việt Nam dân chũ cộng hòa.Sau ngày độc lập Bác kêu gọi đồng bào cả nước mỗi tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và bác là người gương mẫu thực hiện đầu tiên. Cũng sau khi miền bắc hoàn toàn giải phóng trong cuộc sống thời bình, bác vẫn sống trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống thanh đạm như bao người khác. Bác vẫn đau đáu trong mình một tâm huyết mà suốt đời bác phấn đấu để biến thành hiện thực là làm sao giữ vững được chũ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước, dân tộc. chiến đấu quét sạch giặc ngoại xâm, giải phóng miền nam thống nhất đất nước.Tư tưởng phẩm chất đạo đức tuyệt vời cao,tuyệt vời trong sáng của chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nhân sinh sâu sắc là bài học về cách “cho” cao cả và lớn lao mà chúng ta vẫn phải cố gắng noi theo.
Tiếp theo đó Nguyễn Đình Chiếu cả cuộc đời của ông cũng gặp vô vàn khó khăn lận đận, tuy học rộng tài cao nhưng con đường thi cứ của ông cũng không mấy thuận lợi khi vào năm 1849 ông sắp thi thì nhận được tin mẹ mất.Ông bỏ thi về Nam để chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả, lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị đau mắt nặng và sau đó thì bị mù cả hai đôi mắt.Nhưng ông không hề đầu hàng trước số phận mà vẫn khao khát cống hiển,khát khao làm được những diều tốt đẹp cho đời.Mù nhưng vừa ông lại vừa dạy học vừa bóc thuốc chữa bệnh cho dân, vừa làm thơ khuyễn khích tinh thần đánh giặc ngoại xâm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp ở Gia Định vào năm 1859 Nguyễn Đình Chiếu trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn bất hạnh nhưng cũng luôn vì gia đình người dân và dân tộc, ông đã quên đi hạnh phúc của cá nhân, ông đã hy sinh tất cả để đem lại cuocj sống yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.Cả cuộc đời ông luôn “cho” và chỉ biết cho không chỉ ở ngày xưa mà hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sãn sàng hy sinh bản thân đẻ cống hiến hết sức mình cho tổ quốc.Những hoạt động tổ chức nhân đạo luôn giúp đỡ những người dân khó khăn.Các cả nhân tổ chức đã và đang cùng nhau chung tay góp sức tổ chức những chương trình nhân đạo “trái tim cho em” những hoạt động cứu trợ đồng bào thiên tai bão lũ, hỗ trợ, giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.Ngoài ra còn có những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương xóa bỏ nhà tranh tre dột nát.Tất cả những hành động cao cả đó của biết bao con người đều là những cách sống đẹp, những cách sống luôn vì mọi người, cống hiến mình cho xã hội.
Nhưng cũng thật đáng buồn chê trách những con người sống vô cảm, sống chỉ biết “nhận” chứ không hề “cho”. Sống mà chỉ biết hướng thụ, luôn tính toán cạnh tranh để nhận về mình những điều tốt nhất mà bỏ qua nỗi buồn, sự bất hạnh của người khác.Những con người chỉ biết vì mình, chỉ biết hưởng thụ thì đó là những con người ích kỉ vô hồn.Xét về đạo lí thì đó là những con người sống vô ơn bội nghĩa, xét về quy luật xã hội thì đó là những con người sống lạc hậu cố kìm hãm sự phát triển của đất nước.
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đây là một quan niệm sống phù hợp với đạo đức con người nói riêng.Đay là một quan niệm đúng đắn và phù hợp với mọi thơi đại.Chúng ta cần phải sống vì người khác, phải biết “cho” đi để cống hiển cho xã hội phát triển khi đã cho đi thì đừng toan tính sẽ nhận lại được cái gì mà hãy “cho” đi một cách tự nguyện và thật tâm.Chúng ta cũng phải kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm giữa “cho” và “nhận”, phải nhận thức rõ được sự đem lại hạnh phúc cho người khác là như thế nào.
“Bạn sẽ thấy niềm vui khi đỡ người khác bằng cả tấm lòng” (Poul newman). Chúng ta sống và có quyền “nhận” nhưng đừng bao giờ quên trước khi “nhận” bạn phải xem bạn đã “cho” được những gì để xứng đáng “nhận” hay chưa
Nguồn violet
 
L

lalinhtrang

Đề 9
Hiện tượng đua đòi, ăn mặc thiếu văn hóa của một số học sinh (Bài 2)
Thứ ba - 21/01/2014 19:07

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để theo kịp “mốt” thời thượng nhiều bạn cho rằng mỗi chúng ta phải biết sống sành điệu. Bởi họ quan niệm : sành điệu là cái mốc đầu tiên để đánh giá một con người trong thời đại @. Vậy thế nào mới là sành điệu thật sự? Là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt với những đồ vật đắt tiền, khác người hay là biết chấp nhận dấn thân vào thử thách cuộc đời.
Hai từ “sành điệu” đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta quen thuộc đến nỗi thậm chí còn được coi là câu cửa miệng của một số người : “chuyện, sành điệu mà” hay “sành điệu mới là tôi”… Nói đến “sành điệu”, thường ta xhỉ nghĩ về mặt vật chất tức là cái bề ngoài của con người như dùng điện thoại di động “xịn”, ăn mặc “style”, dám chơi trội,… mà ít ai quan niệm sành điệu về mặt tâm hồn. Chẳng hạn như chúng ta không nói một người đã vượt lên thử thách của cuộc sống là “anh thật là sành điệu”. Mặc dù đó có thể là một lời khen nhưng người nghe lại không nghĩ như vậy. Đơn giản vì từ sành điệu thâm nhập vào cuộc sống được hiểu chủ yếu theo nghĩa đen của nó, tức là phải ăn mặc cho hợp mốt, đi trước mốt. Quan niệm này xuất hiện phổ biến trong giới trẻ. Vì với giới trẻ, sành điệu là cách để thể hiện đẳng cấp “pro”, để tự hào mình là một người thời thượng. hơn nữa tâm lý của giới trẻ là thích cái mới, cái lạ nên họ tiếp thu rất nhanh “mốt”. Cứ thế, như những con vi rút, các kiểu mốt cú lan truyền trong cộng đồng “teen” đánh vào tâm lí của họ tạo nên lối sống sành điệu.

“..Quê rồi, sành điệu ngày nay là phải ăn mặc như tao vầy nè”. Tôi choáng váng khi nhìn cô bạn 17 tuổi của mình mặc thứ quần bò rách lỗ chỗ, túi lằng nhằng những xích, đi giày cao cả tấc, chưa kể tóc tai loăn xoăn màu mè chẳng giống ai. Sành điệu kiểu ấy thì tôi xin chịu. Nếu sành điệu mà chỉ khiến người khác thấy phản cảm, sành điệu mà biến mình thành một người ngoài hành tinh thì đó là sành điệu “dởm”. Sành điệu không có nghĩa là phải dùng đồ đắt tiền, xài hàng hiệu. Muốn gây ấn tượng cho người khác không phải đeo kính Gucci (mà giá thấp nhất cũng từ 100 – 300 đô), đeo đồng hồ Swatch, mặc đồ hiệu D & G….Bởi đôi khi nó còn trở nên kệch cỡm nếu người dùng nó không biết cách phối hợp thời trang. Sành điệu như thế đối với nhiều “teen” mà nói là quá sức với hoàn cảnh gia đình. Cho nên, mới có nhiều bi kịch xung quanh chuyện teen “lỡ sành điệu” mà không dám trở lại với con người thật của mình vì bạn bè chê cười. Đừng để mình trở thành “trưởng giả học làm sang” như trong vở kịch của Mô-li-e bạn nhé!

Suy cho cùng sành điệu trong ăn mặc làm mình đẹp hơn. Vậy tại sao bạn không thử ăn mặc giản dị, trang nhã nhưng vẫn hợp mốt? Một chiếc áo thun kết hợp với một chiếc quần jean lửng sẽ làm bạn trẻ trung, năng động đến dường nào, hay là một chiếc áo ít hoạ tiết nhưng có những điểm nhấn nổi bật,.. sẽ gây ấn tượng hơn bao giờ hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều người ăn mặc giản dị mà vẫn rất đẹp. Cái đẹp của sành điệu là cái đẹp tạo cho người nhìn cảm giác dễ chịu, bắt mắt chứ không phải là cái đẹp kì dị, khác người,..

Có thể khẳng định rằng nhu cầu ăn ăn mặc sành điệu là nhu cầu chính đáng của giới trẻ trong xã hội hiện nay. Nhưng mỗi chúng ta phải biết cách sành điệu và sành điệu như thế nào cho đúng, cho hợp với chính mình mới là vấn đề quan trọng. Sành điệu trong cách ăn mặc, đồ dùng đắt tiền chỉ là cái bề ngoài nên nó không có giá trị lâu dàivới thời gian. Sành điệu nhất chính là mỗi chúng ta phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách của cuộc đời. Như vậy, chúng ta không chỉ đạt đến cái đích đến “cuối cùng’’ của “sành điệu” mà bản thân bạn cũng khám phá ra rất nhiều điều về chính mình như lòng dũng cảm, sự tự tin, lối sống có trách nhiệm…Một phóng viên trẻ tuổi mới vào nghề dám thâm nhập thực tế để lấy tư liệu về vụ tham nhũng của doanh nghiệp X mà không sợ nguy hiểm; một người kinh doanh trẻ sẵn sàng đầu tư tiền vào công ty mà mọi người đều cho rằng nó không mấy khả quan chỉ vì anh tin rằng công ty ấy tuy nhỏ nhưng đầy tiềm năng phát triển ; một bạn gái tật nguyền ở chân nhưng vẫn không từ bỏ ước mơ một ngày nào đó được đứng trên bục giảng trở thành một giáo viên…Tất cả họ đều là những người sống đẹp- lối sống ấy mới thực là lối sống khiến chúng ta ngẫm nghĩ và đáng để noi theo.

Nếu bạn là “fan” của những bộ phim hoạt hình Walt Disney nổi tiếng thì chắc hẳn bạn phải biết Disney đã từng tất bại cay đắng ngsy từ những ngày đầu mới vào nghề, khi bị ông chủ toà soạn báo sa thải vì khả năng sáng tạo kém “Khi đó tôi mới 21 tuổi, không tiền bạc, không danh vọng. tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc sôpha rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ chuột”. Walt Disney đã từng phải sống như vậy trong cả thời gian dài để tên tuổi của ông mới được mọi người biết đến và nổi tiếng như ngày hôm nay. (Theo Hạt giống tâm hồn).

J. Rowlinh – tác giả của tập truyên Harry Porter – một trong những nhà văn giàu có nhất trong lịch sử với tổng tài sản hơn một tỉ đô la - trước đây cũng chỉ là một bà mẹ nghèo sống bằng tiền trợ cấp của xã hội. Bà đã không từ bỏ ước mơ trở thành nhà văn cho dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, dù tác phẩm của bà bị từ chối đến 12 lần trước khi xuất bản. Bà cũng như Walt Disney đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng thành công nào cũng phải trả giá bằng sự cố gắng, nỗ lực. Để trưởng thành hơn và khẳng định mình cần phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời.

Sành điệu ngày nay, mà có lẽ là ở thời đại nào cũng vậy chính là sống không bao giờ được nói hai từ “gục ngã”. Anh sẽ khẳng định được chính mình trên lĩnh vực mà anh thành công, mọi người sẽ nhắc đến tên anh đầy tự hào nếu anh sống một cuộc sống có ý nghĩa. Cái bề ngoài của quần áo hay đồ vật đắt tiền có thể là mốt lúc này…nhưng có ai dám chắc là sau năm năm, mưòi năm nó sẽ không trở nên lỗi thời? Giá trị vật chất chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài, nó dẽ thu hút các bạn trẻ nhưng rồi cũng dễ trở nên nhàm chán và là đồ cũ. Người ta chỉ sẽ nhớ đến nó trong hoài niệm : À, nó đã từng là đồ mốt của một thời nào đó…”Nói cho cùng, để có để sống được hàng ngày, tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời. Nhưng cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững (Nguyễn Khải).

Tôi không phản đối quan niệm của người tuổi trẻ về cách sống sành điệu thời trang, nhưng cũng không hoàn toàn đồng tình. Ý nghĩa thực sự của sành điệu thiết nghĩ là để mỗi chúng ta biết nhận thức được đâu là giá trị bền vững và đâu là con đường đi đến sành điệu khôn ngoan nhất. Người khôn ngoan sẽ là người chon con đường đi bằng tinh thần hơn là con đường thể hiện mình theo kiểu “tốt nước sơn”. Bạn nghĩ sao? Bạn sẽ chọn con đường nào để chứng tỏ mình trong cuộc sống?

Nguồn http://truongem.com
 
Top Bottom