Văn mẫu 8 [Bài văn] Nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Bài làm:

++++++Trong bài Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp đã đưa ra những phương pháp học rất hiệu quả tích cực. Những phương pháp đó rất quan trọng vì học tốt sẽ có kết quả thành công. Và một trong số đó là theo điều học mà làm hay chính là học đi đôi với hành.
Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu “học” và “hành” là gì. Học chính là quá trình sự tiếp thu tri thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở và thực tế cuộc sống,... Những tri thức ấy được lưu truyền từ sự tìm hiểu của những thế hệ đi trước, trải qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc và thế giới. Còn “hành” có nghĩa là làm, là thực hành, vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Ví như một người học sinh phải trải qua sáu năm đại học cùng những năm tháng thực tập mới có thể trở thành bác sĩ, chữa trị cho con người. Như thế, có thể nói học mới có ích, mới không vô nghĩa. “Học” và “hành” như một đôi bạn thân thiết, chẳng thể tách rời. UNESCO cũng đã khẳng định mối quan hệ đặc biệt đó trong câu nói “Học để biết, học để làm, học để chung sống.”
++++++Vậy tại sao “học” phải đi đôi với “hành”? Bởi “học” đi đôi với “hành” giúp ta rèn luyện kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách ngôn ngữ giao tiếp và cách ứng xử trong cuộc sống. Nhờ có học và xác định đúng mục đích của việc học mà tầm hiểu biết của con người ngày càng mở rộng, học vấn ngày càng nâng cao. Cũng vì người học có hiểu biết, có kiến thức sâu rộng mới có đủ khả năng vận dụng kiến thức, thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế lao động sản xuất và mới đem lại năng suất cao hơn. Nếu không học thì tầm hiểu biết của con người sẽ hạn hẹp, không tiếp thu được những kiến thức mới, thành tựu mới con người sẽ trở nên lạc hậu. Và hơn thế, không có lý thuyết thì không nắm được điều cốt lõi, làm việc không trôi chảy. Nói như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp “ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Nhưng nếu chỉ học lý thuyết mà không thực hành thì những lý thuyết ta học không có ý nghĩa đối với đời sống.
++++++Thực tế hiện nay việc áp dụng phương pháp học và hành còn có phần hạn chế. Đa số các bạn không biết những kiến thức được học vào việc gì ngoài việc thi cử. Đồng thời ta cũng cần phê phán những con người với thói học vẹt, học chay, học không đến nơi đến chốn. Thêm đó, một người “kỹ sư” chỉ có thể làm chứ không thể hướng dẫn nền tảng kiến thức mình áp dụng cho ai đó thì có còn được gọi là “kỹ sư” hay không? Bởi đó, “học” và “hành” đi đôi với nhau là điều vô cùng cần thiết.
Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp thật ý nghĩa. Mỗi cá nhân chúng ta hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng đắn. Hãy cố gắng để tìm đến con đường học vấn chân chính, và có phương hướng học tập cho mình. Chúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào cuộc sống để việc học trở nên hữu ích.
++++++Từ việc phân tích tác dụng của phương pháp Học đi đôi với hành ta thấy quan điểm của Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại. Đây là phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Bài bàn luận sẽ mãi mãi là lời nhắn nhủ sâu sắc đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống.
Người viết: Harry Nanmes.​
 
  • Like
Reactions: dungco311@gmail.com
Top Bottom