Bài văn mẫu đây!

N

ngoisaotim

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai thích thì vào đọc, nhưng em báo trước là những bài văn này dài đến nỗi... ko thể dài hơn được nữa. Ai thiếu kiên nhẫn thì đừng đọc :)
Đề: Bình giảng 14 câu thơ mở đầu bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng.
BÀI LÀM.
"Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông"
("Bài thơ ấy" - Giang Nam)
Không gian xa, thời gian xa, một thời Tây Tiến đã xa, rất xa... lại như đang về thật gần trong một miền quá khứ hoài niệm không chịu ngủ yên, vụt dậy trong tâm tưởng người thi sĩ - chiến sĩ Quang Dũng. Vào một đêm cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh - cái làng nhỏ nằm ven bờ con sông Đáy hiền hòa, thơ mộng - bài thơ "Tây Tiến" ra đời trong nỗi nhớ khôn nguôi về những tháng năm gắn bó đầy gian lao mà rất đỗi hào hùng với đoàn quân Tây Tiên. Nhìn bao quát, bài thơ là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về cảnh vật và con người Tây Bắc ở một thời gian khổ, oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, giàu tình yêu quê hương đất nước và một bút pháp tài hoa, độc đáo. "Nhớ Tây Tiến", nhớ những con đường hành quân gian khổ, nhớ những hình ảnh thân thương, sâu lắng của những người lính Tây Tiến đã từng bên nhau, có nhau một thời:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
(...)
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".
Muốn hiểu được bài thơ "Tây Tiến", trước hết cần phải có những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến cùng với địa bàn hoạt động của đơn vị này. Khoảng cuối mùa xuân 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đó là một đơn vị quân đội thành lập vào đầu 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng lào từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về qua phía Tây Thanh Hóa. Những nơi này, lúc đó, còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng dày, có nhiều thú dữ. Những người chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp khác nnhau, trong đó cói cả những học sinh - sinh viên (Quang Dũng thuộc vào số này). Sinh hoạt của những người chiến sĩ Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn là vì đánh trận. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt của chiến tranh và hoàn cảnh sống cực kỳ gian khổ, họ vẫn giữ được cốt cách hào hoa, thanh lịch, rất yêu đời và cũng rất lãng mạn. Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó từ đầu 1947 đến cuối 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Bồi hồi nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng viết bài thơ này. Bài thơ ban đầu có nhan đề là "Nhớ Tây Tiến", sau đổi là "Tây Tiến" (được in trong tập "Mây đầu ô", xuất bản năm 1986).
Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơi là một nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Nỗi nhớ vốn là trạng thái đơn thuần của đời sống tình cảm con người, đã có biết bao nỗi nhớ được khắc họa trong thơ ca? Tây Tiến đã xa rồi, đã cuộn tròn lại thành nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy cũng dạt dào như thơ lãng mạn thời kỳ 1930 - 1945:
"Tương tư nâng lòng lên chơi vơi"
(Xuân Diệu)
Và trong ca dao cũng đã từng có một nỗi nhớ "chơi vơi" như thế:
"Ra về nhớ bạn chơi vơi"
Có điều, nỗi nhớ ấy là nỗi nhớ người yêu, còn ở đây là nỗi nhớ những kỉ niệm kháng chiến. Với Quang Dũng, đó là một nỗi nhớ rất khó định hình, rất khó gọi tên. Nỗi nhớ ấy bắt đầu từ dòng sông Mã - con sông chảy qua Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa - và cái âm điệu trầm buồn, nhớ nhung tha thiết được tạo ra bởi các từ: "ơi", "chơi vơi". Từ "nhớ" được lặp lại hai lần như khắc sâu tâm trạng, nỗi nhớ đồng đội lan tỏa, thấm đượm, nồng nàn trên cả câu thơ, khổ thơ để rồi xuyên suốt bài thơ. Nỗi nhớ triền miên với bao kỉ niệm chồng chất, ào ạt xô tới " nhớ về rừng núi", nhớ một con đường ngược lên thăm thẳm, một không gian chơi vơi nơi miền đất địa đầu Tổ quốc. Nơi ấy không chỉ có trái tim Quang Dũng đã để lại một phần nhớ thương những tháng ngày đồng đội đã qua và nơi ấy, Chế Lan Viên cũng đã từng thiết tha, bâng khuâng với nỗi nhớ ngập tràn trong dòng hồi ức:
"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?"
(Tiếng hát con tàu)
Có lẽ, khi tâm hồn nhà thơ đã lắng lọc cảm xúc từ cuộc đời, biết bao kỉ niệm xôn xao lại hiển hiện trong lòng, từ nỗi nhớ mang đầy chất triết lý suy tưởng của thi nhân Chế Lan Viên để người đọc hiểu thêm về nỗi nhớ "chơi vơi" của nhà thơ Quang Dũng. Đó là một nỗi nhớ vô hình, vô lượng nhưng hình như rất nặng, rất mênh mang và đầy ắp. Nỗi nhớ ấy vang lên thành âm thanh "xa rồi Tây Tiến ơi!" thốt lên từ trong lòng nhà thơ như một niềm nuối tiếc, tiếng lòng đó cất lên sao mà tha thiết quá. Ta nghe như cói tiếng vọng đáp lại vào vách núi. Âm thanh của dòng sông Mã kì vĩ và kiêu hãnh chảy từ Thượng Lào về đất Việt, nơi ấy là rừng, là núi điệp trùng, là những nơi đã in dấu chân của binh đoàn Tây Tiến một thời trận mạc, thế mà giờ đây đã "xa rồi" thì làm sao tránh khỏi nỗi nhớ dâng lên trong lòng người chiến sĩ Tây Tiến năm xưa. Nỗi nhớ ấy có địa chỉ, địa danh như đã bắt rễ trong lòng người, nỗi nhớ ấy trong một trạng thái thật diệu vơi, như một thoáng buồn xa xôi. Có lẽ, hồn thơ của Quang Dũng đã thăng hoa cùng với dòng cảm xúc và nhà thơ đã đạt được cái tài, cái tình trong câu thơ tuyệt bút "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi".
 
N

ngoisaotim

Từ hai câu thơ khơi nguồn ấy, mạch chảy dòng tâm sự hoài niệm của nhà thơ mở ra, lan tỏa như một chuỗi kỉ niệm, giờ đây thức dậy, lay động và xôn xao lòng người:
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳ
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội, hoang vu và heo hút hiện lên như một bức tranh hoành tráng, khổ thơ này là một bằng chứng của "thi trung hữu họa" (trong thơ có họa). Chỉ bằng sáu câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh với hình ảnh những miền đất lạ cùng những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông... vừa làm tăng cái án tượng xa lạ, hoang sơ, vừa diễn tả một địa bàn hoạt động rộng lớn của đoàn quân Tây Tiến. Hình ảnh "đoàn quân mỏi" giữa "Sài Khao sương lấp" đập mạnh vào ấn tượng. Sự chân thực, sinh động của hình ảnh thơi khiến người đọc như hình dung thấy được tư thế, dáng vẻ của đoàn quân trong những tháng ngày phải đương đầu với khó khăn, thiếu thốn. Chân thực nhưng cũng rất lãng mạn khi hành ảnh "đoàn quân mỏi" lại được miêu tả trong một khung cảnh đẹp, huyền ảo của thiên nhiên. Những từ ngữ "sương lấp", "hoa về", đêm hơi"... khiến cho toàn bộ cảnh thơ chợt nhòa đi, gây được ấn tượng nhiều chiều trong tâm trí người đọc. Các từ lấp láy "khúc khủyu", thăm thẳm" đã góp phần làm tượng hình lên hình ảnh núi rừng Tây Bắc gập ghềnh, hiêm trở. Người đọc như nghe thấy bước chân và hơi thở trên đường trường chinh gian lao của người chiến sĩ qua những câu thơ với rất nhiều vần trắc. Cách sử dụng từ ngữ rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn "heo hút". Người chiến sĩ như đi trên mây, mũi súng chạm đến đỉnh trời... Quang Dũng đã khắc họa được tư thế hiên ngang giữa bầu trời quê hương. Hình ảnh "súng ngửi trời" là một thi cảnh thật đẹp, táo bạo, vừa hóm hỉnh, tinh nghịch, mang đậm chất lính, khiến người chiến sĩ Tây Tiến trước thiên nhiên khắc nghiệt không bị chìm đi mà lại nổi lên đây thách thức, gợi nhớ hình ảnh rất đẹp của người Vệ quốc quân trong thơ Tố Hữu:
"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi, vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo"
(Lên Tây Bắc)
Người đọc như thấy hiện lên một lộ trình đầy gian lao, vất vả của đoàn binh Tây Tiến: "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống", câu thơ như bẻ đôi, diễn tả cái dốc vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Sau một câu thơ gân guốc là một câu thơ toàn thanh bằng diễn tả cái nhìn ngang: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Có thể hình dung cảnh những người chiến sĩ tạm dừng chân bên dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mùng sương rừng mưa núi, thấy thấp thoáng ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi. Những câu thơ này phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng hết sức đặc biệt. Sau những câu thơ được vẽ bằng những nét vẽ gân guốc thì câu thơ cuối đoạn được vẽ bằng một nét vẽ rất mềm mại. Quy luật này cũng giống với cách sử dụng những gam màu trong hội họa, giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh làm dịu lại, như xoa mát cả khổ thơ. Sự trùng điệp của núi đèo Tây Bắc trong bài thơ "Tây Tiến" làm cho người đọc nhớ gợi nhớ đến mấy câu thơ trong "Chinh phụ ngâm":
"Hình khe thế núi xa gần,
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao".
Còn sự hoang vu và hiểm trở của nó lại gợi nhớ tới câu thơ trong bài bài "Thục đạo nan" của Lý Bạch:
"Thục đạo chi nan
Nan ư thướng thanh thiên"
(Đường xứ Thục khó đi,
Khó hơn cả lên trời xanh).
Và như thế, sự hiểm nguy của thế núi đèo Tây Bắc được nhân mãi lên qua trùng trùng liên tưởng.
 
N

ngoisaotim

Quá dài thì có :(
Típ nè!
Chiến trường trong bài thơ gian khổ, khắc nghiệt nhưng đồng thời cũng là thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, ấm áp, mềm mại, có lúc thật hiền hòa thơ mộng. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc có núi cao, vực sâu, dốc đứng, thác gầm, cồn mây heo hút. Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều thời gian, mà còn được khám phá ở chiều không gian luôn luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
Hình ảnh môt miền rừng núi âm u với "thác gầm", với khung cảnh "oai linh" của "rừng thiêng nước độc" làm hiện lên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng Tây Bắc. Phải chăng miền Tây Bắc ngày ấy là nơi ngự trị của những vẻ âm u, hoang dã, là những thử thách ghê gớm đặt ra chio con người?
Nhưng nói đến cái hùng vĩ khắc nghiệt của núi rừng cũng là để làm nổi bật sự hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến. Nhà thơ không che giấu những gian hi hi sinh, chỉ có điều, những khó khăn, những mất mát hi sinh ấy được thể hiện bằng một bút pháp lãng mạn:
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
Qua cách nhìn của nhà thơ, cái bi đã trở thành bi tráng đem đến cho hình ảnh người chiến sĩ một vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ. Bao gian khổ, khó khăn, khắc nghiệt, dữ dội của con đường hành quân, của thiên nhiên xứ lạ đã thử thách người chiến sĩ Tây Tiến một cách ghê gớm. Có những người chiến sĩ đã vượt qua được và cũng không ít người đã nằm lại phía sau. Đó là hiện thực. Tuy nhiên, người chiến sĩ dãi đầu qua mưa nắng, đi từ khó khăn này này đến gian khổ khác mà dường như vẫn chẳng nề hà. Chỉ một khi kiệt sức phải gục xuống thì cũng gục xuống trong tư thế người chiến sĩ. Quang Dũng đã nói thật về sự gian khổ, hi sinh của người lính một thời đã qua. Nhưng hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến không vì thế mà trở nên ủy mị, ngược lại càng thêm cao đẹp hơn. Nói đến gian khổ là đề cao chiến thắng, nói sự hi sinh để nâng hình ảnh người lính lên một tầm cao thời đại. Bởi chiến thắng sẽ có giá trị gì khi chiến thắng quá ư dễ dàng mà không có hi sinh, mất mát? Và hình ảnh người chiến sĩ sẽ không thật cao đẹp nếu họ không trải qua những thử thách gian truân của cuộc sống chiến đấu vô cùng khắc nghiệt. Ở đây, gian khổ đã tưởng như đã vượt lên giới hạn chịu đựng của con người. Người chiến sĩ ấy đã gục xuống khi chân không còn bước được nữa, gục xuống ngay trên đường đi, trong tư thế của người đang hành quân ngay trên quân trang của mình. Cái chết của những chàng trai trẻ được miêu tả không phải là ngã xuống mà là "bỏ quên đời" - một cái chết nhẹ tựa lông hồng, đúng với không khí của thời đại "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Mỗi cuộc ra đi ngày ấy đều không hẹn ngày về: "Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi, nào có sá chi đâu ngày trở về...". Mỗi người lên đường lúc ấy đều mang trong mình hình ảnh và tâm trạng Kinh Kha: "Tráng sĩ nhất khứ bất phục hoàn". Người chiến sĩ ra đi, sẵn sàng "vì nước quên thân". Lý tưởng sống ấy của người chiến sĩ Việt Nam nói chung và Tây Tiến nói riêng cứ sáng lên rạng rỡ trong không gian, trong thời gian và trong tâm hồn người, rạng rỡ mà bất diệt.
 
N

ngoisaotim

Bên cạnh hiểm trở dữ dội của thiên nhiên là sự sống thanh bình của con người khiến cho giọng điệu và tâm tình trong thơ Quang Dũng chợt như mềm lại, tạo nên sự linh hoạt, đa thanh rất đỗi tài hoa trong bút pháp:
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
Đoạn thơ được kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ ấm áp, dịu ngọt, mở ra một cảnh tượng thơ mộng thấm đẫm tình người, gắn liền với những kỉ niệm của người chiến sĩ Tây Tiến trên những chặng đường hành quân gian khổ. Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu vất vả băng rừng vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người chiến sĩ tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những mâm cơm đang bốc khói. Khói cơm và hương lúa nếp ngày mùa xua tan vẻ mỏi mệt trên gương mặt những người chiến sĩ khiến họ tươi tỉnh. Một thoáng thanh bình dọc đường hành quân đã trở thành những kỷ niệm ngọt ngào, nó như một ốc đảo xanh tươi làm dịu lòng kẻ lữ hành qua sa mạc. Đó là nguồn động viên, tiếp sức cho người chiến sĩ vượt qua những năm tháng chiến đấu gian khổ trong đời mình. Hai chữ "mùa em" là một sáng tạo ngôn từ đột xuất, thật bao la, thật đa tình và thật... Quang Dũng. "Mùa em" là gì? Không rõ lắm, chỉ biết nó là sự hòa hợp giữa cảnh và người Tây Bắc, tạo nên một sự say đắm lòng người đến bâng khuâng. Cái hay của câu thơ là ở đấy, nó chông chênh giữa ranh giới của cái nắm bắt được và cái không thể nào tìm hiểu đến ngọn ngành. Những người chiến sỹ từ giã mái trường, góc phố thân thương lên đường chiến đấu, nung nấu trong lòng ý chí quyết tâm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu. Tổ quốc cần có anh cho mỗi ngôi nhà đều ấm lửa yên vui, cho mỗi lũy tre đều xanh mãi màu xanh thanh bình và hy vọng... Trên vạn nẻo đường hành trình gian khổ vẫn ấm mãi trong trái tim người chiến sĩ là hương vị "thơm nếp xôi", một hương vị đậm đà bản sắc quê hương:
"Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương"
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
 
Top Bottom