bai văn khó .........TLV2

L

lamthienas

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hãy lấy một số câu ca giao và vài đoạn thơ trong truyện Kiều của nguyển Du để chứng minh cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể truyện thuâ việc.







------------------------------------------------------------------

Nếu bạn hơn họ một cuộc đòi thì hãy cho họ nột cuôc đời
 
Q

quinhmei

>>>>>>Trả lời Lamthienas

Mình đưa cho bạn một số tư liệu tham khảo:

Đi tìm thể lục bát Việt Nam
(Trích: Lục bát xưa và nay)

Tăng Tấn Lộc

[.....]
Ở "Truyện Kiều", ta cảm nhận được những gì hài hoà, êm dịu nhất của lục bát ca dao bằng lối ngắt nhịp chẵn và lối gieo vần bằng, tạo cho câu thơ dáng dấp uyển chuyển, cân đối, dễ thuộc và dễ nhớ:

Trăm năm/ trong cõi/ người ta,

Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là/ ghét nhau.

Trải qua/ bao cuộc bể dâu,

Những điều/ trông thấy/ mà đau đớn lòng.
Thông thường, một tác phẩm văn chương hay phải đạt được hai yêu cầu: có sự đổi mới trong nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, đồng thời phải kế thừa được những nét văn hoá truyền thống của dân tộc. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã đáp ứng được hai yêu cầu đó. Ngoài việc sự dụng những yếu tố của lục bát ca dao, "Truyện Kiều" còn mang đến cho người đọc sự đổi mới đầy sáng tạo. Câu thơ lục bát giờ đây ngoài cách gieo vần bằng và cách ngắt nhịp chẵn còn có cách ngắt nhịp lẻ: câu thơ với nhịp: 3/3, 1/5, 2/1/3, 3/5, 3/3/2, 5/3, v.v… trên nên linh hoạt và sinh động hơn cùng với cách gieo vần đa dạng có thể thay đổi theo giới hạn cho phép, miễn sao giữ được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, mượt mà thắm thiết riêng có của nó:

- Làn thu thủy/ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm/ liễu hờn kém xanh.

- Hỏi tên/ rằng: Mã Giám Sinh,

Hỏi quê/ rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần.

Mặt khác, so với lục bát ca dao, sự sáng tạo ở "Truyện Kiều" còn thể hiện trong việc đưa vào tác phẩm những từ láy, điệp từ, thành ngữ và cả nững lời nói trong sinh hoạt hàng ngày của quần chúng lao động, xoá bỏ hoàn toàn sự đơn điệu và tẻ nhạt, góp phần làm thay đổi lục bát tạo sự hấp dẫn, nhưng không làm mất đi âm điệu vốn có của nó:

Nghĩ rằng bưng kín miệng bình,

Nào ai có khảo mà mình lại xưng

Câu thơ của Nguyễn Du càng về sau càng uyển chuyển, đầy nhạc tính, nâng nghệ thuật thơ lục bát dến một giá trị độc đáo, làm nền tảng cho thơ lục bát Việt Nam tiếp tục phát triển đến đỉnh cao rực rỡ.

Tóm lại, ngoài việc kế thừa nền văn học dân gian, nhất là lục bát ca dao, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo, góp phần đưa "Truyện Kiều" lên đỉnh cao thơ lục bát.



[....]
 
Top Bottom