M
master_leduy
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Gửi người anh trượt đại học
Chủ nhật, 08 Tháng 8 2010 10:21
Út vẫn ngồi chờ Hai. Mọi ngày 9 giờ tối Hai lại đi học thêm về, cùng ăn cơm, trò chuyện với Út.
11 giờ rồi. Sao Hai vẫn chưa về? Bây giờ Hai ở nơi đâu? Sao Hai lại bỏ đi chỉ vì thi trượt đại học?
Anh Hai của Út siêng học lắm. Có hôm Hai học đến tận 3 giờ sáng. Khi cả nhà đã tắt đèn chìm vào giấc ngủ, nơi bàn học của anh Hai vẫn sáng rực. Ánh đèn ấy miệt mài mỗi đêm bên từng trang sách. Ánh đèn ấy không chịu tắt cho đến khi mệt nhoài.
Hai quyết tâm đậu y khoa, Út biết, nhưng đâu phải lúc nào mình muốn là được đâu Hai?
18 tuổi. Còn quá trẻ để đầu hàng. Rớt năm nay, năm sau Hai lại thi tiếp. Nếu năm sau rớt, năm sau nữa Hai sẽ lại thi. Hai vẫn hay đùa mỗi khi bị Út chọc: “Này nhóc, tao sẽ trả thù. Quân tử báo thù mười năm chưa muộn”. Mười năm vẫn chưa muộn, sao mới một năm mà Hai đã vội nản chí? Có biết bao cánh cổng dẫn vào đời, hà cớ chi lại anh lại sớm đi vào ngõ cụt?
Nhiều đêm lắm, Út nghe Hai thở dài. Tiếng thở nặng trịch, nghe mà nhói lòng. Út biết nhiều áp lực đang đè nặng trên đôi vai anh Hai. Bữa cơm nào ba cũng nhắc nhở: “Mày mà rớt chắc nhà mình dọn đi nơi khác ở, chớ mặt mũi đâu mà nhìn chú bác mày, nhìn đồng nghiệp, bà con lối xóm!”. Mẹ lại tiếp lời: “Mười hai năm ăn học chỉ đợi tới lúc này. Một lần thi mà hệ trọng cả đời đó con. Phải cố mà đậu”. Còn Hai, Hai chỉ yên lặng, rồi thở dài.
Áp lực từ gia đình chưa hết, Hai còn phải gánh bao nhiêu áp lực từ bè bạn, thầy cô. Ai bảo Hai học giỏi chi cho cô thầy tin yêu, bạn bè kỳ vọng. Niềm hy vọng từ hậu phương, khi đặt lên vai người chiến sĩ lại trở thành một áp lực to lớn, đúng không Hai?
Út vẫn nhớ những ngày mới đi thi về… Hai buồn và dằn vặt dữ lắm. Hai không cười nói ra rả như xưa nữa. Hai cứ thở dài. Không bao giờ cười. Không bao giờ đùa giỡn. Hai cứ nói mấy câu lạ lùng với Út: “Mày phải lo học nhiều vô. Mày phải đậu đại học. Mày phải thay thế tao. Tao rứa là hết rồi”.
Tại sao lại “hết” hả Hai? Rớt đại học đâu có đặt dấu chấm hết cho quãng đời còn dài phía trước!
Ừ thì có thể ba mẹ sẽ “mất mặt”, nhưng sao Hai chỉ nghĩ đến sự hổ thẹn nhất thời mà ba mẹ phải nếm trải mà không chịu nghĩ đến nỗi lo về đứa con trai đầu lòng bỏ nhà đi mất? Rớt đại học không phải là dấu chấm hết. Hai cố tìm cách để lẩn tránh cuộc sống, lẩn tránh thất bại. Một sự trốn chạy hèn nhát?
Ừ thì buồn cho mười hai năm ăn học đằng đẵng, giờ bè bạn xách ba lô đi học, mình phải ôn thi lại. Nhưng Hai chậm một năm chứ đâu có chậm cả đời! Ba mẹ đã đủ sức nuôi Hai ăn học mười hai năm, chẳng lẽ không đủ sức nuôi Hai ôn thi chỉ một năm nữa? Hai sợ tốn cơm tốn áo ba mẹ trong một năm kia nhưng lại vô tâm đổ sông đổ biển công sức 18 năm ba mẹ nuôi nấng. Mà Út tin chắc, ba mẹ không nuôi chúng ta để chúng ta phụng dưỡng người lúc già yếu đâu, họ chỉ muốn nhìn thấy ta sống vui, thấy ta thành công trên đường đời.
Ừ thì nhiều đứa bạn sẽ cười nhạo Hai. Nhưng có ai thành công mà không một lần thất bại? Thậm chí có những người liên tục thất bại vẫn quyết chí đứng lên làm lại từ đầu. Hai vẫn kể Út nghe chuyện cụ Tú Xương đấy thôi. Ai đi phục những kẻ cười nhạo người khác? Ai đi phục những kẻ vì bị cười nhạo mà gục ngã, bi quan? Người ta chỉ khâm phục những con người dám vượt lên dư luận, để tiếp tục sống, để khẳng định mình.
Hồi Út học lớp 4, Hai kể Út nghe câu chuyện về vị tướng quân bại trận liên miên nhưng cuối cùng thắng một trận giòn giã, để rồi gây dựng riêng một bờ cõi mang tên mình. Một khi đã nếm mùi chiến bại, ta sẽ thấy chiến thắng ngọt ngào hơn bội phần. Sao Hai không quyết tâm đi tìm tới cùng cái hương vị chiến thắng ngọt ngào ấy? Chạy trốn đâu khác gì đầu hàng? Lẩn tránh có giải quyết được gì không?
Phải chăng anh Hai của Út chỉ lo học, mà không hề trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Hai chỉ nghĩ đến việc học, đến kiến thức, điểm số, mà không chịu dành thời gian để suy ngẫm về mình, về đời. Hai đâu có hiểu hết giá trị của cuộc sống. Hai hay cốc vào đầu Út rõ đau, bảo Út khờ lắm. Nhưng bây giờ chính Hai lại là người khờ khạo. Hai đã tự tạo một áp lực quá lớn cho bản thân, để rồi hụt hẫng..
Út viết những dòng này khi đang ngồi chờ tin Hai. Biết bao kỷ niệm trong quãng đời ấu thơ của hai anh em ùa về. Sực nhớ câu danh ngôn trên tấm lịch bàn mà Hai mua tặng Út hôm sinh nhật : Khi đời sống không còn hứa hẹn với chúng ta điều gì thì nó vẫn còn là một trách nhiệm.
… Giờ thì Út thèm được Hai cốc vào đầu một cái rõ đau rồi nhẹ nhàng mắng: “Khờ quá, Út ơi!”
Chủ nhật, 08 Tháng 8 2010 10:21
Út vẫn ngồi chờ Hai. Mọi ngày 9 giờ tối Hai lại đi học thêm về, cùng ăn cơm, trò chuyện với Út.
11 giờ rồi. Sao Hai vẫn chưa về? Bây giờ Hai ở nơi đâu? Sao Hai lại bỏ đi chỉ vì thi trượt đại học?
Anh Hai của Út siêng học lắm. Có hôm Hai học đến tận 3 giờ sáng. Khi cả nhà đã tắt đèn chìm vào giấc ngủ, nơi bàn học của anh Hai vẫn sáng rực. Ánh đèn ấy miệt mài mỗi đêm bên từng trang sách. Ánh đèn ấy không chịu tắt cho đến khi mệt nhoài.
Hai quyết tâm đậu y khoa, Út biết, nhưng đâu phải lúc nào mình muốn là được đâu Hai?
18 tuổi. Còn quá trẻ để đầu hàng. Rớt năm nay, năm sau Hai lại thi tiếp. Nếu năm sau rớt, năm sau nữa Hai sẽ lại thi. Hai vẫn hay đùa mỗi khi bị Út chọc: “Này nhóc, tao sẽ trả thù. Quân tử báo thù mười năm chưa muộn”. Mười năm vẫn chưa muộn, sao mới một năm mà Hai đã vội nản chí? Có biết bao cánh cổng dẫn vào đời, hà cớ chi lại anh lại sớm đi vào ngõ cụt?
Nhiều đêm lắm, Út nghe Hai thở dài. Tiếng thở nặng trịch, nghe mà nhói lòng. Út biết nhiều áp lực đang đè nặng trên đôi vai anh Hai. Bữa cơm nào ba cũng nhắc nhở: “Mày mà rớt chắc nhà mình dọn đi nơi khác ở, chớ mặt mũi đâu mà nhìn chú bác mày, nhìn đồng nghiệp, bà con lối xóm!”. Mẹ lại tiếp lời: “Mười hai năm ăn học chỉ đợi tới lúc này. Một lần thi mà hệ trọng cả đời đó con. Phải cố mà đậu”. Còn Hai, Hai chỉ yên lặng, rồi thở dài.
Áp lực từ gia đình chưa hết, Hai còn phải gánh bao nhiêu áp lực từ bè bạn, thầy cô. Ai bảo Hai học giỏi chi cho cô thầy tin yêu, bạn bè kỳ vọng. Niềm hy vọng từ hậu phương, khi đặt lên vai người chiến sĩ lại trở thành một áp lực to lớn, đúng không Hai?
Út vẫn nhớ những ngày mới đi thi về… Hai buồn và dằn vặt dữ lắm. Hai không cười nói ra rả như xưa nữa. Hai cứ thở dài. Không bao giờ cười. Không bao giờ đùa giỡn. Hai cứ nói mấy câu lạ lùng với Út: “Mày phải lo học nhiều vô. Mày phải đậu đại học. Mày phải thay thế tao. Tao rứa là hết rồi”.
Tại sao lại “hết” hả Hai? Rớt đại học đâu có đặt dấu chấm hết cho quãng đời còn dài phía trước!
Ừ thì có thể ba mẹ sẽ “mất mặt”, nhưng sao Hai chỉ nghĩ đến sự hổ thẹn nhất thời mà ba mẹ phải nếm trải mà không chịu nghĩ đến nỗi lo về đứa con trai đầu lòng bỏ nhà đi mất? Rớt đại học không phải là dấu chấm hết. Hai cố tìm cách để lẩn tránh cuộc sống, lẩn tránh thất bại. Một sự trốn chạy hèn nhát?
Ừ thì buồn cho mười hai năm ăn học đằng đẵng, giờ bè bạn xách ba lô đi học, mình phải ôn thi lại. Nhưng Hai chậm một năm chứ đâu có chậm cả đời! Ba mẹ đã đủ sức nuôi Hai ăn học mười hai năm, chẳng lẽ không đủ sức nuôi Hai ôn thi chỉ một năm nữa? Hai sợ tốn cơm tốn áo ba mẹ trong một năm kia nhưng lại vô tâm đổ sông đổ biển công sức 18 năm ba mẹ nuôi nấng. Mà Út tin chắc, ba mẹ không nuôi chúng ta để chúng ta phụng dưỡng người lúc già yếu đâu, họ chỉ muốn nhìn thấy ta sống vui, thấy ta thành công trên đường đời.
Ừ thì nhiều đứa bạn sẽ cười nhạo Hai. Nhưng có ai thành công mà không một lần thất bại? Thậm chí có những người liên tục thất bại vẫn quyết chí đứng lên làm lại từ đầu. Hai vẫn kể Út nghe chuyện cụ Tú Xương đấy thôi. Ai đi phục những kẻ cười nhạo người khác? Ai đi phục những kẻ vì bị cười nhạo mà gục ngã, bi quan? Người ta chỉ khâm phục những con người dám vượt lên dư luận, để tiếp tục sống, để khẳng định mình.
Hồi Út học lớp 4, Hai kể Út nghe câu chuyện về vị tướng quân bại trận liên miên nhưng cuối cùng thắng một trận giòn giã, để rồi gây dựng riêng một bờ cõi mang tên mình. Một khi đã nếm mùi chiến bại, ta sẽ thấy chiến thắng ngọt ngào hơn bội phần. Sao Hai không quyết tâm đi tìm tới cùng cái hương vị chiến thắng ngọt ngào ấy? Chạy trốn đâu khác gì đầu hàng? Lẩn tránh có giải quyết được gì không?
Phải chăng anh Hai của Út chỉ lo học, mà không hề trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết. Hai chỉ nghĩ đến việc học, đến kiến thức, điểm số, mà không chịu dành thời gian để suy ngẫm về mình, về đời. Hai đâu có hiểu hết giá trị của cuộc sống. Hai hay cốc vào đầu Út rõ đau, bảo Út khờ lắm. Nhưng bây giờ chính Hai lại là người khờ khạo. Hai đã tự tạo một áp lực quá lớn cho bản thân, để rồi hụt hẫng..
Út viết những dòng này khi đang ngồi chờ tin Hai. Biết bao kỷ niệm trong quãng đời ấu thơ của hai anh em ùa về. Sực nhớ câu danh ngôn trên tấm lịch bàn mà Hai mua tặng Út hôm sinh nhật : Khi đời sống không còn hứa hẹn với chúng ta điều gì thì nó vẫn còn là một trách nhiệm.
… Giờ thì Út thèm được Hai cốc vào đầu một cái rõ đau rồi nhẹ nhàng mắng: “Khờ quá, Út ơi!”