Văn mẫu 11 [Bài văn] Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Bài làm:
Trước khi mất, vua Phổ cầm tay Moda và nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự, ngươi tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta mà vẫn luôn nhắc đến ngươi”. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian và nguyên vẹn nguyên giá trị. Có lẽ, mãi về sau, ta vẫn gặp một Chí Phèo - tác phẩm đặc sắc và hay nhất viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám của Nam Cao. Truyện là bức bức chân dung người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng bế tắc và không lối thoát. Qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc và những bài học quý giá.
Chí Phèo được sáng tác năm 1941, lấy nguyên mẫu từ những con người thật, sự việc thật tại làng Đại Hoàng, được tác giả hư cấu khiến tác phẩm trở thành kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam. Cái lò gạch cũ do Nam Cao đặt khi xuất bản lần đầu vì đó là hình ảnh mở đầu cũng như kết thúc tác phẩm, là hình ảnh quen thuộc với người nông dân. Nó tạo kết cấu vòng tròn cho tác phẩm và gợi sự ám ảnh về cuộc sống quẩn quanh bế tắc về số phận người nông dân, đồng thời nhấn mạnh quy luật tha hóa trong xã hội cũ. Hạn chế của cái tên chính là cái nhìn bi quan về số phận người nông dân. Nhà xuất bản đã tự ý đổi lại là Đôi lứa xứng đôi vì căn cứ vào mối tình hình Chí Phèo - Thị Nở để đánh vào thị hiếu và sự tò mò của người đọc. Điều đó tạo nên một hướng tiếp cận sai lệch về tác phẩm, khiến người đọc chỉ chú ý đến mối tình Chí Phèo và Thị Nở mà không để tâm đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tác giả đã đặt lại là Chí Phèo vì lấy tên nhân vật chính đặt cho tên tác phẩm là cách làm quen thuộc trong văn học Việt Nam nói chung, trong sáng tác của Nam Cao nói riêng. Nó định hướng cách tiếp cận tác phẩm theo nhân vật chính hướng đúng vào tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, từng sống một quãng đời cơ cực cay đắng nhưng là quãng đời của một con người lương thiện. Xuất phát điểm của nhân vật bắt đầu bằng con số không: không cha không mẹ không họ hàng thân thích, không một tấc đất cắm dùi “một anh đi thả ống lươn một buổi sớm tinh sương nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Tuổi thơ Chí Phèo bơ vơ thiếu tình yêu thương chăm sóc của cha mẹ, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Tuổi trưởng thành là một người khỏe mạnh làm canh điền cho nhà bá kiến. Đó là những ngày tháng tươi đẹp nhất trong trẻo nhất của con người lương thiện khi Chí Phèo kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Chí Phèo mang những phẩm chất đáng quý của người nông dân. Chí hiền lành chất phác, thật thà. Khi biết rằng con vợ chủ sai làm việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run sợ. Bên cạnh đó, Chí còn là người có nhân cách, có lòng tự trọng biết xấu hổ khi mình bị coi là một thứ công cụ thỏa mãn dục vọng bà ba “hắn thấy nhục hơn là thấy thích hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Chí còn có ước mơ đẹp đẽ giản dị, xây đắp hạnh phúc bằng chính đôi bàn tay mình. Hắn mơ ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
Chí Phèo đã trượt dài trên cái dốc huỷ hoại về nhân cách – con quỷ dữ làng Vũ Đại. Nguyên nhân chính là do hoàn cảnh bần cùng sau khi đi ở tù, không kế sinh nhai, không một thước đất cắm dùi, do sự liều lĩnh của một tên lưu manh, do sự xảo quyệt của Bá kiến lợi dụng Chí Phèo biến hắn thành tay sai đắc lực kẻ đi đòi nợ thuê. Chí Phèo hành động như một con quỷ dữ. Hắn ngày càng hung hãn, ngang ngược “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả .Mỗi lần tức tối, hắn sẽ ghé vào bất kỳ nhà nào đập một cái gì đó cho bõ tức. Cái thằng Chí Phèo vừa đập đầu rạch mặt mà đâm chém người chỉ sống bằng giật cướp. Đây là hành động tàn nhẫn bất lương làm đổ máu , nước mắt dân làng Vũ Đại huỷ hoại mái ấm biết bao người dân vô tội. Cuộc đời Chí triền miên trong những cơn say. Chưa bao giờ Chí Phèo tỉnh. Người ta sai hắn làm những việc khác trong cơn say/ Chí Phèo đã thực hiện tội ác bằng bản năng của một con vật, bị đẩy xuống vực sâu của sự tha .
Điển hình cho sự tăm tối của người nông dân không chỉ đói cơm rách áo mà còn bị phá hủy bị cướp đoạt về nguyên hình nhân tính. Chí Phèo là một hiện tượng mang tính quy luật trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, một bộ phận người nông dân bị đẩy vào con đường cùng quay lại chống trả bằng sự lưu manh.Thái độ nhà văn là sự thanh minh cho những người nông dân bị lưu manh vì đó không phải là bản chất mà là sản phẩm của xã hội tức có thái độ thương cảm với nhân vật và lên án với xã hội.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã khiến Chí Phèo thức tỉnh. Thời gian lúc đó mang tính phỏng đoán “Mặt Trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. Không gian là trong căn lều ẩm thấp luôn ảm đạm. Chí Phèo tỉnh ngộ để cảm nhận cuộc đời mình từ quá khứ hiện tại đến tương lai. Quá khứ đẹp đẽ với một mơ ước giản dị trong sáng của những anh canh điền khỏe mạnh ngày xưa. Còn hiện tại là một cuộc đời thê thảm già nua mà vẫn cô độc , cơ thể thì đã hư hỏng nhiều. Hắn đã sang cái dốc bên kia của đời. Tương lai thì đáng sợ hơn. Hình như hắn đã trông thấy trước tuổi già của hắn đói rét ốm đau cô độc. Cái đáng sợ hơn cả là sự cô độc. Đó là sự tự thương mình có phần yếu đuối trước cuộc đời, nhất là sự cô độc càng chứng minh cho khao khát về một mái ấm của Chí Phèo.
Sau khi nhận sự chăm sóc của nó qua bát cháo hành, Chí Phèo trong tâm hồn hồi sinh những cảm xúc rất con người “thằng này rất ngạc nhiên, hắn ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt vì lần đầu tiên được hưởng sự chăm sóc bởi một bởi bàn tay một người đàn bà” thể hiện cảm xúc mong manh tinh tế nhưng lại là dấu hiệu của sự thức tỉnh. Chí Phèo đã nảy nở những cảm xúc mới mẻ của tình yêu. Chí Phèo nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng, cảm nhận về Thị Nở “trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên”. Đó là cái nhìn của tình yêu, của những rung động. Tâm hồn Chí có được những cảm xúc rất phức tạp mâu thuẫn. Hắn vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Đó là cảm xúc của một tâm hồn bắt đầu hướng thiện. có sự trăn trở day dứt về những lỗi lầm mình đã phạm phải. Chí hạnh phúc sung sướng khi nhận ra hương vị ngọt ngào của bát cháo hành “Trời ơi cháo mới thơm làm sao. Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Như vậy bát cháo đó mang hương vị của tình yêu, hương vị của tình người, không chỉ cái ngon của cảm giác mà cảm nhận cái ngon bằng cả tâm hồn. Chí nhìn cuộc đời mình vì bát cháo. Chí suy nghĩ về Hạnh Phúc muộn màng mà mình được đón nhận. Trong cuộc đời nào có ai nấu cho mà ăn đâu. Hắn chưa bao giờ được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà. Hắn suy nghĩ về con đường phía trước. Bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều hơn, có thể tìm được bạn được sao phải gây kẻ thù. Như vậy Chí rất muốn xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh.
Chí đã hồi sinh những cảm xúc trong sáng thậm chí non nớt ngây thơ như một đứa trẻ. Chí thấy lòng thành trẻ con và muốn làm nũng với Thị như với mẹ. Hành động hiền lành lấy tay áo quệt ngang một cái rồi cười rồi lại ăn. Trong cảm nhận của Thị Nở “Trời ơi sao mà hắn hiền. Ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu rạch mặt mà ăn vạ đâm chém người. Chính Nam Cao cũng lý giải “Đó là bản tính của hắn ngày thường bị lấp đi”.Thông qua hành động và cảm nhận, tác giả khẳng định lương thiện chính là bản tính vốn có. Sau bao nhiêu năm tha hóa, bản tính đó bị vùi lấp ở đáy sâu tâm hồn nay được cảm hóa thức tỉnh bằng tình thương của Thị Nở. Chí khao khát làm người lương thiện đẩy lên mãnh liệt nhất thông qua câu cảm thán” Trời ơi hắn thèm lương thiện”.
Chí Phèo dần hi vọng mình sẽ được sống một cuộc đời lương thiện. Hắn mong muốn được làm hòa với mọi người, xóa đi mọi hiềm khích, muốn rút ngắn khoảng cách giữa Chí với mọi người. Chí Phèo đặt hết sự kỳ vọng vào Thị Nở. Thị sẽ mở đường cho hắn. Thị sẽ là cầu nối giữa hắn với Làng Vũ Đại. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì người dân làng Vũ Đại cũng có thể. Chí bày tỏ niềm khao khát bằng lời ướm mỏi chân thành ‘hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui’.
Khi bị Thị Nở từ chối tình yêu và khao khát làm người lương thiện bị gạt đi một cách phũ phàng, Chí Phèo đau đớn và thất vọng. Chí bàng hoàng sững sờ và nuối tiếc. Hắn nghĩ một tí rồi hình như hiểu hắn bỗng ngẩn người. Chó chí xót xa tiếc nuối, thoáng một cái hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hơi cháo hành chính là dư vị ngọt ngào của tình yêu, tình người ở đâu đó mà không nắm bắt được.Chí tha thiết níu kéo áo. đứng lên gọi lại thị. Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay thì thị đẩy hắn ngã lăn khoèo xuống sân. Hắn định lấy gạch đập đầu nhưng chưa thật say. Hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, càng thấm thía hơn cảnh ngộ của mình Chao ôi là buồn hơi rượu không sáng sủa hơn, hắn cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành . Đó là một hình ảnh mơ hồ không rõ ràng của một khoảnh khắc đẹp trong quá khứ hiện lên trong lúc trí đau khổ nhất khiến hắn càng đắng cay, càng trĩu nặng nỗi buồn. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Đó là tiếng khóc thổn thức bật ra từ lòng ngực. Nó vỡ òa cảm xúc đau khổ tuyệt vọng.
Nỗi phẫn uất và tuyệt vọng dâng lên khi Chí Phèo nhận ra kẻ thù đích thực của đời mình . Uống say Chí ra đi với con dao ở thắt lưng định đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó nhưng bước chân của hắn quên rẽ vào nhà Thị Nở mà cứ thẳng đường mà đi. Như vậy, Chí đã xác định được kẻ thù gây nên nỗi đau cho cuộc đời mình là bá kiến. Đó là sự tỉnh táo về lý trí dù thể xác say mềm. Chí Phèo đã dõng dạc đòi quyền lương thiện “Tao muốn làm người lương thiện”. Tuy nhiên Chí Phèo cũng ý thức được tình thế tuyệt vọng của mình “ai cho tao lương thiện. Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời. Hành động đó chứng tỏ Chí Phèo không còn con đường nào khác, hoàn toàn rơi vào bế tắc. Cái chết của Chí là một tất yếu, Chí lựa chọn cái chết của một con người chứ không thể tiếp tục sống kiếp của một con vật, Chí chết trên ngưỡng cửa trở lại làm người. Như vậy, Nam Cao đã thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với nỗi đau của Chí trên hành trình vận động để quay lại làm người lương thiện và bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào bản chất lương thiện vốn có trong tâm hồn một con người bị tha hóa. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật Phân tích tâm lý rất tài tình phù hợp với quy luật tình cảm của con người. Tác giả nhập thân vào những nhân vật để chỉ ra quá trình tâm lý phức tạp mà tinh tế đồng thời lên án phê phán xã hội thực dân phong kiến đã không tạo cơ hội mở đường cho những người cho lầm đường lạc lối.
Cái chết của Chí đã thể hiện bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đồng thời thể hiện cái nhìn hạn chế của nhà văn Nam Cao chưa tìm được lối thoát cho người nông dân . Cái chết thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được trở lại làm người lương thiện khi bản tính lương thiện được đánh thức. Chí Phèo không bằng lòng quay lại sống cuộc đời của một con quỷ dữ. Cái chết thể hiện sự quyết liệt của Chí để bảo vệ chút phẩm giá còn sót lại.
Thành công của tác giả là xây dựng được cốt truyện dựa trên người thật, việc thật, trên quê hương của tác giả nhưng đã được hư cấu, nâng tầm khái quát của tác phẩm. Cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt phân tích quá trình tâm lí Chí Phèo tinh tế phức tạp nhưng rất phù hợp với quy luật tình cảm. Cách kể chuyện phong phú đa dạng có lời của tác giả nhân vật có những loại nhà văn hóa thân vào nhân vật có ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đã làm nổi bật lên chân dung Chí Phèo - Chân dung của một kẻ lưu manh nhưng lại là một nạn nhân đau khổ mang trong mình nỗi cô đơn, bị cự tuyệt quyền làm người. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện bên trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong xã hội phong kiến đen tối đương thời.
“Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Đúng vậy, nghệ thuật vượt ra ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao hiểu được tấm lòng của tác giả, tôi hiểu vì sao tác phẩm ấy mãi “không chịu thừa nhận cái chết”, bởi nó có đủ sức ám ảnh và mãi lay động tâm hồn người đọc bao thế hệ.
Người viết: Harry Nanmes.
 
Top Bottom