Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài văn của cô học sinh Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên ở Hà Nội tháng 3/2005. Đây có thể coi là một chuyện rất hy hữu trong các kỳ thi, cũng là một tiếng chuông báo động về cách dạy học môn văn nói riêng và cách dạy học “thầy đọc trò ghi”, “mưa từ trên xuống” nói chung trong trường phổ thông.
“Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ... “
Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.
Nguồn: tinmoi.vn
“Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ... “
Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.
Nguồn: tinmoi.vn