Văn mẫu 10 [Bài văn] Bàn về truyền thống Tôn sư trọng đạo

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

BÀI LÀM

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.”
Là một dân tộc có truyền thống tôn sư trọng đạo được lưu truyền qua nhiều thế hệ, qua những câu ca dao dân ca, qua những câu tục ngữ, danh ngôn thâm thúy, truyền thống này đã trở thành một nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc ta.

Để hiểu rõ về truyền thống tôn sư trọng đạo, chúng ta cần phải nhận thức rõ được thế nào là tôn sư và thế nào là trọng đạo. Tôn sư không đơn thuần là thái độ tôn trọng người thầy dạy chữ nghĩa cho ta mà còn cả sự tôn trọng mối quan hệ thầy trò. Bởi người thầy không đơn thuần là người cầm phấn dạy chữ nghĩa mà còn là những người sống bên cạnh ta, dạy ta những đạo đức, những bài học làm người. Còn trọng đạo chính là việc chú trọng, trân trọng những bài học, những đạo đức, tình thầy trò thiêng liêng cao quý trong suốt đời học vấn của con người. Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống vô cùng tốt đẹp, là nét đẹp cao quý trong lối sống ứng xử của con người Việt Nam.

Tôn sư trọng đạo không ngừng đề cao vai trò của người thầy mà còn đề cao cả vai trò của việc giáo dục từ thời xa xưa. Phải biết chỉ cần một người thầy giỏi, một nhà giáo lỗi lạc thì có thể đào tạo nên một thế hệ các bậc hiền triết, cống hiến cho đất nước. Bởi vậy nên chúng ta cần phải tôn trọng người cô, người thầy của mình, cần phải biết vâng theo truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nhiều thế hệ truyền lưu.

Trong thời hiện đại, chúng ta vẫn luôn giữ nếp sống văn hóa, có ngày hiến chương nhà giáo 20/11 như một cách nối tiếp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Đây là dịp mà để cho các thế hệ học trò viết về thầy cô, hát lên những bản nhạc tình thầy trò bất hủ làm xúc động trái tim bao người. Đồng thời, ngày hiến chương nhà giáo cũng là cách để Nhà nước ta bày tỏ về tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục, để thể hiện rằng giáo dục có tác động mạnh mẽ đến tương lai của nước nhà.

Tuy nhiên, luôn tồn tại một số bộ phận sâu mọt, tác động xấu đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nó khiến cho hình tượng về thầy trò, khiến cho tình cảm thầy trò trở nên phai mờ, làm phiền lòng thầy cô. Những bộ phận cá biệt ấy nên xem xét lại hành vi của bản thân. Bởi lẽ nếu như không có thầy cô chèo lái con thuyền tri thức thì liệu rằng bản thân có thể có được những hành trang thiết yếu để bước vào đời hay không?

Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống lâu đời của dân tộc, là truyền thống tốt đẹp, cao quý mà mỗi người chúng ta nên trân trọng và truyền lưu theo nhiều thế hệ. Hãy kính trọng thầy cô, hãy nâng niu quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường và trở thành những tấm gương sáng để không phụ lòng mong mỏi của cô thầy bạn nhé!

Tác giả: @baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

BÀI LÀM
Tình thầy trò là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Cũng chính vì vậy nên dân tộc luôn truyền lưu về một truyền thống “tôn sư trọng đạo” như cách để bày tỏ lòng biết ơn, để gắn kết giữa thầy và trò và giáo dục con cháu về tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.

Ca dao về tình thầy trò nhắc nhở chúng ta phải biết sống sao cho tôn sư, sống sao cho trọng đạo. Người chèo lái con thuyền tri thức, đưa ta cập bến đến với bầu trời văn hóa, văn minh chính là người thầy, người cô. Nếu không có học thì chúng ta sẽ bị xã hội này đào thải, bị coi khinh và biến thành tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Bởi vậy cho nên chúng ta cần phải biết ơn công lao to lớn của người cô người thầy, biết tôn trọng họ, biết nâng niu những giá trị tốt đẹp ấy.

Theo dòng chảy của lịch sử, tôn sư trọng đạo đã có nhiều sự biến chuyển rõ rệt. Không còn là hình thức một người dạy một trò hay một người dạy nhiều trò mà đã chuyển thành nhiều người đổi cho nhau dạy nhiều trò. Ngoài ra, đã dừng lại ở hình ảnh người cô người thầy cầm phấn đứng trên bục mà dạy mà đã thăng hoa lên thành hình ảnh người cô người thầy hướng dẫn chúng ta những trải nghiệm thực tế, làm những công việc thường nhật hàng ngày.

Tuy nhiên, song hành cùng với sự thay đổi của thời đại thì cũng đã tồn tại nhiều vấn nạn nan giải hơn. Có một số học sinh coi thường thầy cô, xem những đêm miệt mài trang giáo án của cô thầy trở thành hiển nhiên, xem những bài giảng khát khô cổ họng ấy là trò đùa, là đề tài bàn luận mỗi giờ ra chơi. Thậm chí có bộ phận học sinh nghịch ngợm lấy thầy cô ra làm trò tiêu khiển. Những hành vi vô ý thức, thiếu đạo đức ấy không chỉ vi phạm đạo làm trò mà còn làm đau lòng các thầy cô, làm phụ đi sự kỳ vọng của thầy cô về một thế hệ học sinh.

Để bước kịp với nhịp sống hiện đại, chúng ta cần phải thay đổi cách dạy và học sao cho tiến bộ và đuổi kịp xu hướng mới. Không nên dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức suông mà nên khơi gợi, đề cập đến những vấn đề trong thực tế, nên chỉ rõ cho học sinh, sinh viên thấy về hiện thực, để cho chúng có những trải nghiệm thực tế và tự rút ra bài học cho bản thân. Ngoài ra, việc dạy học không nên chỉ giới hạn trên bục giảng mà cả trong lối ứng xử ngoài đời. Thầy cô chính là tấm gương sáng để học sinh noi theo nên cần phải xử sự đúng đắn, quy cách để học sinh học tập theo. Thầy cô nên trở thành người dẫn dắt học sinh, sinh viên đến một lối sống tự chủ, tích cực thay vì rập khuôn giảng giải theo hướng bị động.

Dẫu sau này, tôn sư trọng đạo thay đổi dưới nhiều hình thức khác nhau thì đây vẫn mãi là truyền thống tốt đẹp cả dân, vẫn là những hành động, là cử chỉ mà sẽ ăn theo tâm tính, nhân cách và phẩm giá con người trong cả quãng đời về sau. Bởi vậy cho nên chúng ta cần phải tôn trọng thầy cô và phê phán, lên án những hành động sai trái, vi phạm đạo làm trò các bạn nhé!

Tác giả: @baochau1112
 
  • Like
Reactions: nguyenngoc213

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

BÀI LÀM
Thời phong kiến xuất hiện nhiều giáo điều, rập khuôn cứng nhắc. Song trong thời đại đó, vẫn luôn có những quy củ đúng đắn, mang những giá trị cao đẹp về mặt tư tưởng mà chúng ta nên học tập. Một trong số đó chính là giá trị về giáo dục, là truyền thống tôn sư trọng đạo được đúc kết qua nhiều thế hệ.

Lối đối nhân xử thế của con người được hình thành từ trong tiềm thức, trong lời dạy thường ngày của những người xung quanh. Bởi vậy cho nên chọn thầy rất quan trọng. Bởi người thầy chính là người sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng, đến suy nghĩ, đến nhân cách, là tấm gương để các thế hệ học trò noi theo.

Theo dòng chảy của xã hội hiện đại, tôn sư trọng đạo đã không dừng lại ở việc gửi gắm con đi học, ở bên nhà thầy mà một năm chỉ về thăm nhà một vài lần. Giờ đây, việc học được mở rộng quy mô trên khắp cả nước, tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể đến trường và thường xuyên về nhà với gia đình.

Dẫu là hình thức sơ khai của truyền thống tôn sư trọng đạo có nhiều thiếu sót, song những giá trị tinh túy, cốt lõi của nó vĩnh viễn chẳng bao giờ đổi thay. Có thể kể đến như việc học trò luôn kính trọng thầy cô giáo, vâng theo lời thầy cô dạy bảo, tiếp thu những kiến thức bổ ích và trở thành những con người có học thức, có lễ giáo tốt đẹp. Bên cạnh đó, trong thời hiện đại, việc giáo dục đã không dừng lại ở trên bục giảng mà còn trong cả đời sống thực tế. Học sinh, sinh viên học tập ở trong cả trên và ngoài bục giảng. Chúng ta học về lối ứng xử của thầy cô, về những con người có thực trong đời sống và cả tập trải nghiệm những vốn sống đúng đắn trong hoàn cảnh mới.

Văn hóa tôn sư trọng đạo được truyền lưu qua nhiều đời. Và tại Việt Nam chúng ta có ngày lễ hiến chương nhà giáo như một cách để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ thầy giáo cô giáo, là dịp để tri ân những đóng góp, cống hiến của các bậc thầy cô trong sự nghiệp trồng người của mình.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là tinh hoa văn hóa, là cội nguồn của sự phát triển nhân cách và hình thành vốn sống của con người. Bởi vậy cho nên chúng ta cần phải luôn chú trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy đi xa hơn nữa trên chặng đường học tập sau này.

Tác giả: @baochau1112
 
Top Bottom