Bài toán về va chạm giữa các vật.

A

anhhoang98.hy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:hai quả cầu m1=120g m2=240g buộc vào hai sợi dây lí tưởng có cùng chiều dài l=90cm. Một đầu các sợi dây được buộc vào cùng 1 điểm, ban đầu các quả cầu ở vị trí can bằng. Kéo m1 lên vị trí sao cho sợi dây nằm ngang rồi thả nhẹ. khảo sát chuyển động của các quả cầu đó, tính nhiệt lượng của quả cầu trong :
a,va chạm mềm
b, va chạm đàn hồi xuyên tâm.

Bài 2: Quả cầu I khối lượng m chuyển động với vận tốc v va chạm đàn hồi với quả cầu II khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm quả cầu I bị lệch đi 90 độ so với hướng chuyển động ban đầu.
a,sau va chạm quả cầu II chuyển động theo hướng làm với hướng chuyển động của quả cầu I góc bằng bao nhiêu?
b,vận tốc cuối của hai quả cầu có độ lớn bao nhiêu?
c,bao nhiêu % động năng ban đầu của I truyền cho II.

Bài 3: Một lò xo có độ cứng K= 150N/m gắn vật K/lượng M= 200g.Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì có vật m=150g chuyển động với v=5 m/s đến va chạm với M.Xác định vận tốc của M sau va chạm và độ biến dạng nén cực đại của lò xo khi:
a,đàn hồi xuyên tâm
b,va chạm mềm

Bài 4: Một lò xo nhẹ thẳng đứng có K=20 N/m đầu dưới gắn cố định đầu trên gắn đĩa M= 200g Khi đĩa cân bằng thả rơi hòn bi khối lượng m=100g từ độ cao h=7,5cm so với mặt đĩa xuống đĩa va chạm hoàn toàn đàn hồi sau va cham m nảy lên và được giữ lại không rơi xuống nữa.
a, xác định vận tốc của hai vật sau va chạm.
b,xác định độ cao cực đại vật m lên được
c,độ biến dạng lò xo khi đĩa xuống vị trí thấp nhất.

Bài 5:dây nhẹ đàn hồi chiều dài l = AB cố định đầu trên tại A. Từ A thả một vòng nhỏ khối lượng m lồng ngoài sợi dây rơi xuống không ma sát không vận tốc đầu. Khi rơi đến B vòng tiếp tục chuyển động và kéo theo dây dãn đoạn b. Tìm hệ số đàn hồi của dây.
 
C

congratulation11

Bài 5

Cơ năng của vật $m$ là 1 đại lượng bảo toàn.
Chọn mốc tính thế tại $B$
Tại $A$: Cơ năng của $m$:
$W=W_t=mgl$(1)
Tại vị trí vật kéo dây dãn đoạn $b$: Cơ năng của $m$:
$W=W_{dh}=\frac{kb^2}{2}$(2)
(1), (2)---> $k=...$
 
C

congratulation11

Bài 1

a) Va chạm mềm:
Hiện tượng.
---Sau khi kéo m1 lên sao cho dây nằm ngang thì m2 ở vị trí cho dây thẳng đứng.
---Buông tay, m1 chuyển động về vị trí cân bằng của m2, va chạm mềm với m2 rồi cả hai tiếp tục chuyển động làm dây lệch đi 1 góc $\beta$ so với phương thẳng đứng.

Vì là va chạm mềm nên sẽ có một phần năng lượng tiêu hao làm nóng các vật.
$Q=W_{d(t)}-W_{d(s)}$​

b) Va chạm đàn hồi.
Hiện tượng
---Sau khi kéo m1 lên sao cho dây nằm ngang thì m2 ở vị trí cho dây thẳng đứng.
---Buông tay, m1 chuyển động về vị trí cân bằng của m2, va chạm đàn hồi xuyên tâm với m2.
m1 có thể đứng yên hoặc chuyển động ngược lại, còn m2 chuyển động theo xu hướng chuyển động của m1 ban đầu (khi buông tay).

Trường hợp va chạm đàn hồi xuyên tâm, nhiệt sinh ra là do trong va chạm, có cùng một tỉ lệ thế năng biến dạng cực đại của các quả cầu chuyển thành nhiệt. Cái nay tớ nghe thầy nói sơ qua, biết thế chứ chưa tìm hiểu sâu lắm. Mong bạn thông cảm! :)
 
C

congratulation11

Bài 2

a) Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
$\vec p=\vec p_1+\vec p_2$

Dùng quy tắc hình bình hành là ra!
--->m2 chuyển động ngược hướng sau đó của m1 (tức là vuông góc với hướng chuyển động ban đầu của m1)
picture.php

b)Áp dụng định luật bao toàn động lượng theo phương chuyển động sau va chạm.
Ta có:
$0=m.V_1+2m.V_2 ----> V_1=-2V_2$
Rõ ràng sau va chạm 2 vật chuyển động ngược hướng và vận tốc của m gấp đôi 2m.

Lúc này áp dụng định luật bảo toàn động năng là ra ngay!

c) Giải quyết được câu b, thì ta có cơ sở làm ngay câu c rồi! :)
 
C

congratulation11

Bài 3

a) va chạm đàn hồi xuyên tâm.

---Để xác định vận tốc của $M$ ngay sau va chạm, bạn viết 2 Pt của bảo toàn động lượng và động năng ra, giải hệ 2 pt trên, ta được vận tốc cần tìm.
Chú ý: Trong th này, sau khi va chạm với M, m bị bật ngược lại

---Khi lò xo biến dạng cực đại thì vận tốc của M bằng 0, thế năng đàn hồi cực đại.
Xét hệ gồm vật M ngay sau va chạm, là hệ kín do không có ngoại lực tác dụng (trừ lực thế)
---> động năng ngay sau va chạm chính băng thế năng đàn hồi cực đại này của M
$W_{d_o}=W_{t_{max}}$​
---> độ nén cực đại cần tìm.

b)
---Để xác định vận tốc của M ngay sau va chạm, áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ {m; M} là ra ngay!
--- độ nén cực đại làm tương tự như phần trên. :)
 
C

congratulation11

Bài 4

a) ngay sau va chạm, m nảy lên...
Câu này làm tương tự như câu 3a ở trên!

b)Chọn môc tính thế tại vị trí cân bằng của đĩa.
Như vậy, động năng tại vị trí này, tức ngay sau va chạm của vật m chính bằng thế năng tại vị trí cao nhất của nó. Căn cứ điều này là có thế giải được bài.

c) Tương tự như bài 3a ở trên.!

.........................................................
 
Top Bottom