Vật lí bài toán về sợ dây nối trong dao động điều hòa

Bùi thị thanh

Học sinh
Thành viên
27 Tháng năm 2017
91
45
36
23
Thanh Hóa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một vật khối lượng M được treo lên trần nhà bằng một sợi dây ko dãn .Phía dưới vật M gắn một lò xo nhẹ có độ cứng k,đầu còn lại gắn với vật m=0,5M,tại vị trí cân bằng vật m làm lò xo dãn một đoạn đenta l.Tại vị trí cân bằng của vật m ta kéo vật m xuống một đoạn dài nhất có thể mà vẫn đảm bảo vật m dao động điều hòa .Hỏi lực căng F lớn nhất của dây treo giữa M và trần nhà là bao nhiêu?
 
  • Like
Reactions: smileb1

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Kéo xuống đoạn dài nhất mà hệ vẫn dao động điều hòa chứng tỏ lực căng dây treo khác 0. Bởi vì khi lực căng = 0, vật M lao lên, khi đó gia tốc của hệ không biến đổi điều hòa nữa mà có giá trị là -g.

Áp dụng định luật II cho vật M ở trên chúng ta luôn có T + Fdh - P = 0. Khi xấp xỉ 0 thì P cũng xấp xỉ Fdh

Như vậy, lực đàn hồi tại biên (nén) trên trong quá trình dao động có giá trị là Fdh = M.g

Để có một lực nén là F = Mg thì chiều lò xo phải biến dạng một đoạn (so với vị trí không dãn) là L = Mg/k

=> Khoảng cách từ biên nén đến VTCB là A = L + delta l

Như vậy, khoảng cách từ biên kéo đến vị trí cân bằng cũng sẽ là L + delta l.

Khoảng cách từ vị trí lò xo không dãn đến biên kéo là: A + delta l = L + 2delta l

Ta có delta l = 0,5Mg/k nên L = 2delta l

Vậy độ dãn cực đại của lò xo trong quá trình dao động: A + delta l = 4delta l

Áp dụng định luật II cho vật M khi lò xo dãn cực đại.

T - P - Fdh = 0, vậy T = Mg + 4.delta l.k = M.g + 2M.g = 3M.g

0000.jpg

Anh vẽ hình không được đẹp.
 

Bùi thị thanh

Học sinh
Thành viên
27 Tháng năm 2017
91
45
36
23
Thanh Hóa
Kéo xuống đoạn dài nhất mà hệ vẫn dao động điều hòa chứng tỏ lực căng dây treo khác 0. Bởi vì khi lực căng = 0, vật M lao lên, khi đó gia tốc của hệ không biến đổi điều hòa nữa mà có giá trị là -g.

Áp dụng định luật II cho vật M ở trên chúng ta luôn có T + Fdh - P = 0. Khi xấp xỉ 0 thì P cũng xấp xỉ Fdh

Như vậy, lực đàn hồi tại biên (nén) trên trong quá trình dao động có giá trị là Fdh = M.g

Để có một lực nén là F = Mg thì chiều lò xo phải biến dạng một đoạn (so với vị trí không dãn) là L = Mg/k

=> Khoảng cách từ biên nén đến VTCB là A = L + delta l

Như vậy, khoảng cách từ biên kéo đến vị trí cân bằng cũng sẽ là L + delta l.

Khoảng cách từ vị trí lò xo không dãn đến biên kéo là: A + delta l = L + 2delta l

Ta có delta l = 0,5Mg/k nên L = 2delta l

Vậy độ dãn cực đại của lò xo trong quá trình dao động: A + delta l = 4delta l

Áp dụng định luật II cho vật M khi lò xo dãn cực đại.

T - P - Fdh = 0, vậy T = Mg + 4.delta l.k = M.g + 2M.g = 3M.g

View attachment 16896

Anh vẽ hình không được đẹp.
cái chỗ
Áp dụng định luật II cho vật M khi lò xo dãn cực đại.

T - P - Fdh = 0,sao lại là -Fdh ạ, e nghĩ nó cùng chiều với lực căng chứ ạ
 

Thế Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2017
171
310
71
32
TP Hồ Chí Minh
Ở biên trên thì lực đàn hồi là lực nén, hướng lên trên nên cùng chiều.

Ở biên dưới lực đàn hồi là lực kéo thì phải ngược chiều chứ em.
 
  • Like
Reactions: Bùi thị thanh
Top Bottom