Bài toán về con lắc đơn (ĐH 2013)

G

ghostmj

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81cm và 64cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật của 2 con lắc đang ở VTCB, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi Delta t là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Gía trị của Delta t ?
Giúp giùm em với :(
 
S

songsaobang

Trước hết, cần tính chu kì dao động riêng của từng con lắc.

Sau một số chu kì nào đó thì hai con lắc này sẽ trùng nhau. Khi đó, số chu kì của con lắc này lớn hơn con lắc kia 1 đơn vị.

Ta có hệ thức [TEX](N+1) T_1 = NT_2[/TEX]

Tìm N.
 
N

ngqtien

[TEX]\omega_1=sqrt{\frac{g}{l_1}}=\frac{10\pi}{9}[/TEX]
[TEX]\omega_2=sqrt{\frac{g}{l_2}}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \; \frac{\omega_1}{\omega_2}=\frac{\alpha_1}{\alpha_2}=\sqrt{\frac{l_2}{l_1}} =\frac{8}{9}[/TEX] (1)
[TEX]\alpha_1 + \alpha_2=\pi [/TEX] (2)
từ (1) và (2) [TEX]\Rightarrow \; \alpha_1=\omega_1.t=\frac{8\pi}{17}=> t\approx 0,42s [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

ngqtien

Trước hết, cần tính chu kì dao động riêng của từng con lắc.

Sau một số chu kì nào đó thì hai con lắc này sẽ trùng nhau. Khi đó, số chu kì của con lắc này lớn hơn con lắc kia 1 đơn vị.

Ta có hệ thức [TEX](N+1) T_1 = NT_2[/TEX]

Tìm N.
Bài của bạn làm sai rồi. Tại đây không phải trùng phùng mà là thời gian ngắn nhất 2 con lắc gặp nhau
Công thức trùng phùng chỉ dùng khi nào người ta nói 2 dây lập lại trạng thái ban đầu
 
Top Bottom