bài toán va chạm, con lắc lò xo

S

s.journey

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

@};- Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm lò xo có hệ số cứng 40N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng 100g đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Dùng một quả cầu B (giống hệt quả cầu A) bắn vào quả cầu A với vận tốc có độ lớn 1m/s dọc theo trục lò xo, va chạm giữa hai quả cầu là đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát trượt giữa A và mặt phẳng đỡ là µ = 0,1; lấy g = 10m/s2. Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ dao động lớn nhất là
A. 5cm B. 4,756cm C. 4,525cm D. 3,759cm


Giải chi tiết giúp mình với :-SS
 
T

trytouniversity

Phân loại va chạm:

- Va chạm đàn hồi:
+ Sau va chạm, 2 vật chuyển động tách rời nhau với vận tốc riêng biệt.
+ Áp dụng được định luật bào toàn động năng và động lượng.
+ Có va chạm đàn hồi xuyên tâm ( Tâm của 2 vật trước và sau va chạm luôn chuyển động trên đường thẳng)

- Va chạm không đàn hồi:
+ Sau va chạm , 2 vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc.
+ Chỉ có động lượng được bảo toàn.


* Do va chạm đàn hồi xuyên tâm nên áp dụng định luật bảo toàn động năng và động lượng:
ta suy ra vận tốc vật A sau va chạm:

Do [TEX]m_A = m_B[/TEX] nên [TEX]v_A^' = v_B[/TEX] [TEX]= 100 cm/s[/TEX] \Rightarrow [TEX]A = 5 cm/s[/TEX]

Trong môi trường có ma sát, độ giảm biên độ sau [TEX]T/4[/TEX] là [TEX]0,245 cm.[/TEX]

\Rightarrow Biên độ lớn nhất là [TEX]5 - 0,245 = 4,755 cm.[/TEX]
 
B

bienhongduc

Phân loại va chạm:

- Va chạm đàn hồi:
+ Sau va chạm, 2 vật chuyển động tách rời nhau với vận tốc riêng biệt.
+ Áp dụng được định luật bào toàn động năng và động lượng.
+ Có va chạm đàn hồi xuyên tâm ( Tâm của 2 vật trước và sau va chạm luôn chuyển động trên đường thẳng)

- Va chạm không đàn hồi:
+ Sau va chạm , 2 vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc.
+ Chỉ có động lượng được bảo toàn.


* Do va chạm đàn hồi xuyên tâm nên áp dụng định luật bảo toàn động năng và động lượng:
ta suy ra vận tốc vật A sau va chạm:

Do [TEX]m_A = m_B[/TEX] nên [TEX]v_A^' = v_B[/TEX] [TEX]= 100 cm/s[/TEX] \Rightarrow [TEX]A = 5 cm/s[/TEX]

Trong môi trường có ma sát, độ giảm biên độ sau [TEX]T/4[/TEX] là [TEX]0,245 cm.[/TEX]

\Rightarrow Biên độ lớn nhất là [TEX]5 - 0,245 = 4,755 cm.[/TEX]
Em giải sai rồi! Đáp số phải là 4,756 cm mới đúng.
Em tham khảo lời giải tại đây:
http://bienhongduc.violet.vn/document/show/entry_id/6931309
 
B

bienhongduc

Em sai chỗ này:
Phân loại va chạm:
Trong môi trường có ma sát, độ giảm biên độ sau [TEX]T/4[/TEX] là [TEX]0,245 cm.[/TEX]

\Rightarrow Biên độ lớn nhất là [TEX]5 - 0,245 = 4,755 cm.[/TEX]

Độ giảm biên độ sau một chu kì đúng là 4Fms/k = 0,98 cm, nhưng suy ra độ giảm biên độ khi đi từ vị trí ban đầu đến vị trí biên là Fms/k = 0,245 cm thì có thể đuungs hoặc sai! VÀ TRONG BÀI TOÁN NÀY LÀ SAI.
 
M

manhdh477@gmail.com

thế thầy trình bày cách đúng e xem với giải chi tiết giúp e được ko
 
Top Bottom