Bài toán khó lí đây, cần nhân tài chỉ giúp

T

truonghagiang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề: 1con lắc đơn có chiều dài l = 1m, vật nặng có KL = 0.2kg. Treo con lắc vào điểm I, O là vtcb của con lắc. Người ta gắn 1 cây đinh vào trung điểm đoạn IO, sao cho khi wa vtcb dây bi vướng đinh. Kéo vật đến vi trí dây treo có phương nằm ngang rồi thả không vận tốc ban đầu. Lấy g=10. Lực căng của dây treo ngay trước và sau khi vướng đinh là
 
N

ndn111194

Đề: 1con lắc đơn có chiều dài l = 1m, vật nặng có KL = 0.2kg. Treo con lắc vào điểm I, O là vtcb của con lắc. Người ta gắn 1 cây đinh vào trung điểm đoạn IO, sao cho khi wa vtcb dây bi vướng đinh. Kéo vật đến vi trí dây treo có phương nằm ngang rồi thả không vận tốc ban đầu. Lấy g=10. Lực căng của dây treo ngay trước và sau khi vướng đinh là
Giải:
ta có công thức [TEX]T=m.g.(3cos\alpha - cos\alpha_o)[/TEX]
Kéo vật đến vi trí dây treo có phương nằm ngang rồi thả không vận tốc ban đầu \Rightarrow [TEX]\alpha_o = 90^o[/TEX]
Lực căng của dây treo ngay trước khi vướng đinh \Leftrightarrow ở vtcb \Rightarrow[TEX]T=m.g.(3cos0 - cos90) = 3mg = 6N[/TEX]
Lực căng của dây treo ngay sau khi vướng đinh cũng như trước vướng đinh
 
T

truonghagiang

Vậy bạn làm sai rồi, Lực cang trc và sau khi vướng đinh ko hề giống nhau
 
A

anhtrangcotich

Ta có vài nhận xét thế này:

Đầu tiên: Con lắc chuyển động tròn nên sẽ có lực hướng tâm.

[TEX]T - mg = \frac{mv^2}{R}[/TEX]

Nhận xét thứ 2: cho dù có vướng đinh hay không thì vận tốc của con lắc tại VTCB vẫn không đổi, vì nó chỉ phụ thuộc vào thế năng ban đầu của con lắc.
[TEX]mgh = \frac{mv^2}{2}[/TEX]
Trong trường hợp này [TEX]h = L[/TEX]

Nhận xét thứ 3 là khi chưa vướng đinh, [TEX]R = L[/TEX], khi vướng đinh [TEX]R = \frac{L}{2}[/TEX]

Có thể giải được rồi.
 
Top Bottom