18. Ba linh kiện tụ điện,điện trở, cuộn dây được đặt riêng biệt trong ba hộp kín có đánh số bên ngoài một cách ngẫu nhiên bằng các số 1,2,3. Tổng trở của mỗi hộp đối với một dòng điện xoay chiều có tần số xác định đều bằng 1 kΩ. Tổng trở của hộp 1,2 mắc nối tiếp đối với dòng điện xoay chiều đó là [tex]Z_{12}=\sqrt{2}[/tex]kΩ. Tổng trở của hộp 2,3 mắc nối tiếp đối với dòng điện xoay chiều đó là [tex]Z_{23}= 0.5[/tex] kΩ. Từng hộp 1,2,3 là gì?
@nhockhd22,
@Bút Bi Xanh,
@sieutrom1412,
@KHANHHOA1808 .....
GIẢI:
* Ta có [tex]R=Z_C=Z_L=1(k \Omega)[/tex]
* Vì [tex]\sqrt{2}=\sqrt{1^2+1^2}[/tex] nên hai phần tử [tex]1,2[/tex]
vuông pha nhau
* Vậy phần tử [tex]1[/tex] hay [tex]2[/tex] là điện trở [tex]R[/tex] ?
* Ta giả sử, phần tử [tex]1[/tex] là điện trở [tex]R[/tex] => phần tử [tex]2[/tex] là [tex]Z_L[/tex] hoặc cũng có thể là [tex]Z_C[/tex] (vì hai phần tử này đều vuông pha với [tex]R[/tex])
* Dù ta giả sử phần tử [tex]2[/tex] là [tex]Z_L[/tex] hay [tex]Z_C[/tex] thì phần tử thứ [tex]3[/tex] sẽ là [tex]Z_C[/tex] hoặc [tex]Z_L[/tex].
Nhưng vì [tex]Z_{23}=0,5[/tex] nên trong cuộn dây có chứa điện trở trong [tex]r=0,5(k \Omega)[/tex]
Vì sao trong cuộn dây có chứa điện trở trong? Vì [tex]Z_{23}=\sqrt{r^2+(Z_L-Z_C)^2}[/tex] mà [tex]Z_L=Z_C=1(k \Omega)[/tex] => [tex]Z_{23}=r=0,5(k \Omega)[/tex]
* Vậy ta giả sử phần tử [tex]2[/tex] là điện trở thuần là vô lý !
Vậy phần tử [tex]3[/tex] chắc chắn là cuộn dây không thuần cảm, còn phần tử [tex]2[/tex] là tụ điện