Có ai biết dạng bài toán dạng đòn gánh không ? Chỉ dùm mình với nhé , cám ơn mn
I. Đòn bẩy
Đòn bẩy đơn giản là một thanh cứng (có thể là chiếc xà beng, ống tre, thanh gỗ…)
1. Cấu tạo
Mỗi đòn bẩy đều có: - Điểm tựa: Là điểm mà đòn bẩy có thể quay xung quanh.
- Các điểm tác dụng của các lực
2. Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ điểm tựa đến phương của lực.
3. Tác dụng của lực lên đòn bẩy là tích độ lớn của lực với cánh tay đòn của lực đó.
4. Điều kiện cân bằng của đòn bẩy:
Đòn bẩy nằm cân bằng khi tổng tác dụng của các lực làm đòn bẩy quay theo một chiều bằng tổng tác dụng của các lực làm đòn bẩy quay theo chiều ngược lại.
*Chú ý:
- Đòn bẩy nằm cân bằng nghĩa là nó nằm yên hoặc quay đều xung quanh điểm tựa
- Đòn bẩy nằm thăng bằng nghĩa là nó nằm yên ở vị trí nằm ngang.
*VD:
Đòn bẩy AB có điểm tựa O
Điểm tác dụng của lực F1 là A
Điểm tác dụng của lực F2 là B
Cánh tay đòn của lực F1 là l1
Cánh tay đòn của lực F2 là l2
Tác dụng của lực F1 lên đòn bẩy là tích F1.l1
Tác dụng của lực F2 lên đòn bẩy là tích F2.l2
Điều kiện cân bằng của đòn bẩy là: F1.l1 = F2.l2
5. Dùng đòn bẩy có tác dụng thay đổi cả hướng và độ lớn của lực.Tác dụng lực vào cánh tay đòn dài thì được lợi về lực, tác dụng lực vào cánh tay đòn ngắn thì thiệt về lực.
6. Ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống và kĩ thuật
- Đòn bẩy có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
VD: Khi nhổ một cái đinh bằng búa, dùng kéo để cắt vật, khi nâng một tảng đá bằng xà beng…ta đã dùng nguyên tắc đòn bẩy.