Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xin chào các bạn, tôi là NDC, học sinh lớp 7 trường THCS NSHN. Như các bạn đã biết, chúng ta đều đã quen với việc học tập ở trường, ở lớp. Nhưng vì tình hình dịch bệnh bất thường xảy đến hiện nay, chúng ta phải tạm rời xa mái trường thân yêu. Nhưng chúng ta vẫn phải theo phương châm của Bộ Giáo Dục – Đào tạo, “Tạm dừng đến trường, không dừng học”. Vậy nên nhà trường đã tổ chức dạy học trực tuyến để thích ứng với điều kiện thực tế, nhưng tôi thiết nghĩ, tự học mới là chìa khoá dẫn đến thành công.
Vậy tự học là gì? Tự học là chủ động tiếp nhận tri thức, tự mày mò tìm hiểu, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần được phát huy.
Những điều mà tự bản thân mình tìm tòi, học hỏi sẽ nhớ được lâu hơn, sẽ có thể vận dụng các kiến thức một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Tự học còn giúp cho con người trở nên năng động, sáng tạo và không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác quá nhiều, từ đó mà biết tự bổ sung những khiếm khuyết cho mình để hoàn thiện bản thân.
Ở khắp mọi nơi đều có những tấm gương vượt khó, những tấm gương tự học. Học sinh Trần Thị Kim Bình là một tấm gương sáng trong tinh thần tự học. Cha mẹ chị đã chia tay khi chị chỉ mới học lớp 4. Hai mẹ con chị phải nương tựa vào nhau để kiếm sống, để có tiền cho chị ăn học. Nhưng dù gia cảnh khó khăn, chị Trần Thị Kim Bình vẫn cố gắng học hỏi thật tốt, và đã 11 năm liền là học sinh giỏi. Không những thế, chị còn được Giải nhất môn Giáo Dục Công Dân trong kỳ thi Học sinh Giỏi cấp Thành phố năm 2016 – 2017.
Hay như Đinh Xuân Chung, xuất thân trong một gia đình đông anh chị em, bố bị nhiễm chất độc da cam, hay đau ốm nên mọi gánh nặng kinh tế đều do mẹ của anh cáng đáng. Dù gia cảnh nghèo khó, anh vẫn cố gắng học tập, vươn lên và trở thành một trong những thủ khoa xuất sắc tiêu biểu được thành phố Hà Nội, tuyên dương, khen thưởng.
Để tự học, chúng ta phải quyết tâm, phải có lòng kiên trì, chủ động vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để trau dồi tri thức.
Chúng ta phải biết tự học trong phạm vi rộng, kể cả khi nghe giảng, đọc sách truyện hay làm bài tập đều cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo, nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Ngược lại trong cuộc sống có Những người không có tinh thần tự học, những người lười nhác, không có ý chí, nghị lực, thường xuyên ỷ lại, học tới đâu hay tới đó. Đó là một suy nghĩ cần phê phán. Việc dựa dẫm quá nhiều vào tài liệu tham khảo, văn mẫu, những tài liệu có sẵn đáp án sẽ làm hỏng tư duy của chúng ta.
Tự học có ý nghĩa rất quan trọng, giúp mình trưởng thành và phát triển nên chúng ta phải thường xuyên chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện để có thể vươn tới những ước mơ hoài bão.
Tôi rất tâm đắc với câu nói của một danh nhân, như sau: “Hãy học hỏi khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước.” Bài thuyết trình của tôi đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. Hy vọng rằng với những lợi ích chúng ta nhận thấy từ việc tự học, tôi và các bạn sẽ nỗ lực để tinh thần ấy đưa ta tới thành công. Xin trân trọng cảm ơn.
Thuyết trình thế này có ổn không nhỉ?
Vậy tự học là gì? Tự học là chủ động tiếp nhận tri thức, tự mày mò tìm hiểu, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần được phát huy.
Những điều mà tự bản thân mình tìm tòi, học hỏi sẽ nhớ được lâu hơn, sẽ có thể vận dụng các kiến thức một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Tự học còn giúp cho con người trở nên năng động, sáng tạo và không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác quá nhiều, từ đó mà biết tự bổ sung những khiếm khuyết cho mình để hoàn thiện bản thân.
Ở khắp mọi nơi đều có những tấm gương vượt khó, những tấm gương tự học. Học sinh Trần Thị Kim Bình là một tấm gương sáng trong tinh thần tự học. Cha mẹ chị đã chia tay khi chị chỉ mới học lớp 4. Hai mẹ con chị phải nương tựa vào nhau để kiếm sống, để có tiền cho chị ăn học. Nhưng dù gia cảnh khó khăn, chị Trần Thị Kim Bình vẫn cố gắng học hỏi thật tốt, và đã 11 năm liền là học sinh giỏi. Không những thế, chị còn được Giải nhất môn Giáo Dục Công Dân trong kỳ thi Học sinh Giỏi cấp Thành phố năm 2016 – 2017.
Hay như Đinh Xuân Chung, xuất thân trong một gia đình đông anh chị em, bố bị nhiễm chất độc da cam, hay đau ốm nên mọi gánh nặng kinh tế đều do mẹ của anh cáng đáng. Dù gia cảnh nghèo khó, anh vẫn cố gắng học tập, vươn lên và trở thành một trong những thủ khoa xuất sắc tiêu biểu được thành phố Hà Nội, tuyên dương, khen thưởng.
Để tự học, chúng ta phải quyết tâm, phải có lòng kiên trì, chủ động vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để trau dồi tri thức.
Chúng ta phải biết tự học trong phạm vi rộng, kể cả khi nghe giảng, đọc sách truyện hay làm bài tập đều cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo, nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Ngược lại trong cuộc sống có Những người không có tinh thần tự học, những người lười nhác, không có ý chí, nghị lực, thường xuyên ỷ lại, học tới đâu hay tới đó. Đó là một suy nghĩ cần phê phán. Việc dựa dẫm quá nhiều vào tài liệu tham khảo, văn mẫu, những tài liệu có sẵn đáp án sẽ làm hỏng tư duy của chúng ta.
Tự học có ý nghĩa rất quan trọng, giúp mình trưởng thành và phát triển nên chúng ta phải thường xuyên chủ động tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện để có thể vươn tới những ước mơ hoài bão.
Tôi rất tâm đắc với câu nói của một danh nhân, như sau: “Hãy học hỏi khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước.” Bài thuyết trình của tôi đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. Hy vọng rằng với những lợi ích chúng ta nhận thấy từ việc tự học, tôi và các bạn sẽ nỗ lực để tinh thần ấy đưa ta tới thành công. Xin trân trọng cảm ơn.
Thuyết trình thế này có ổn không nhỉ?